Tuesday, December 1, 2020

 CHƯƠNG 5 - Sư đoàn 1 Không Kỵ và sư đoàn 101 Dù hành quân ở thung lũng A Shau năm 1968


Lời nói đầu: Những đv Mỹ hành quân (HQ) vào thung lũng A Shau thuộc tỉnh Thừa Thiên, năm 1968 và 1969 phần lớn thuộc sđ 101 Dù (trong đó có TĐ 3/187 của ĐT Honeycut mà tôi đã viết) và sđ 1 Không Kỵ. 

SĐ 1 Không Kỵ (First Air Calvary hay Air Cav) nguyên là một sđ THIẾT GIÁP, thành lập từ 1921, từng tham dự chiến trường Thái Bình Dương trong đệ nhị thế chiến và chiến tranh Cao Ly nhưng đến năm 1965, đã trở thành một sđ Không Kỵ, nghĩa là ko dùng xe thiết giáp mà lại dùng các loại trực thăng như Loach OH-6 để thám thính; như gunship UH-1 (mà không quân VNCH đã xài) và sau này là Cobra AH-1 để tấn công; như Huey UH-1 hay Chinook CH-47 (chỡ cả trung đội) để tải quân, tiếp tế và tải thương; và như Skycrane CH-54 để câu đại bác hay xe ủi đất nặng hàng tấn. Vì các chiến lược gia Mỹ đã muốn thử nghiệm một phương tiện chiến tranh mới khiến sđ gốc từ Thiết giáp này sẽ ko còn lệ thuộc vào đường xá hay địa hình mà nay có thể nhanh chóng trực thăng vận đến mọi mục tiêu xa xôi với hỏa lực ko thua kém gì một đv thiết giáp cổ điển - ví dụ một chiếc Cobra có trước mủi của nó hai khẫu Minigun, mỗi khẫu có thể bắn từ 2-6 ngàn đạn 7.62 ly trong một phút. Cũng có Cobra trang bị 2 phóng lựu, mỗi khẫu bắn 400 viên đạn 40 ly trong một phút. Cũng có chiếc vừa trang bị một Minigun và một phóng lựu. Ngoài ra, mỗi Cobra mang được từ 7 đến 19 rocket loại 70 ly và một đại bác 20 ly XM195 tốc độ 6 ngàn viên phút.

Sau đây là phần chuyển ngữ.


=====

...

Tướng Westmoreland đã giận dữ về cách mà báo chí loan tin về Tổng Công Kích Tết,nhưng ông ta đã có ít thời gian để quan tâm với vấn đề này. Phần lớn miền Nam Việt Nam trong cảnh đổ nát (lay in ruins); khắp nước, cuộc chiến này đã hủy diệt hơn 170.000 căn nhà lớn nhỏ, và các trại tị nạn, vốn đã quá tải, nay phải chứa thêm 600.000 người ko nhà.

Việt Cộng ko còn là một lực lượng chiến đấu, nhưng phần lớn các đv Bắc Việt Nam, an toàn trong những căn cứ trong rừng rú của họ dọc biên giới Cambodia và Lào, vẫn còn nguyên vẹn. Từ những căn cứ như vầy mà VC đã tập kết (draw) vũ khí và đạn dược để dùng cho những cuộc tấn công trong dịp Tết, và Westmoreland và bộ tư lịnh quân viện Mỹ tại Việt Nam (MAC-V) đã bắt đầu chọn các căn cứ này làm mục tiêu để triệt hạ.

Một khu căn cứ mà tướng quân đặc biệt đã muốn tấn công là A Shau. Kinh ngạc bởi tàn phá sâu rộng mà Huế đã chịu đựng và một lượng lớn thường dân thương vong, và có nhiều báo cáo tình báo chỉ rõ rằng A Shau là một khu vực tập trung chánh để tấn công Huế, Westmoreland đã nhận định rằng thung lũng này phải được tấn công - và phải tấn công mạnh. Bởi đơn giản rằng ông ko muốn một trận đánh như Huế tái diển. 

Đây là một quyết định mà ông đã ko thể xem xét vài tháng trước đây, nhưng với đe dọa của Tổng Công Kích Tết đã ko còn (finished) và với 50 ngàn lính Mỹ tại Vùng I, nay ông cảm thấy rằng cuối cùng ông có thể bắt đầu những cuộc hành quân (HQ) lưu động dọc theo biên giới là điều mà ông đã muốn thực hiện từ 1965. 

Các tư lịnh của TQLC và không quân Mỹ lần này đã kịch liệt (vehemently) chống đối những cuộc HQ tìm-và-diệt địch lớn và lưu động như vậy, thay vào đó, họ muốn một phiên bản cải tiến của CHIẾN LƯỢC ĐẤT NỘI PHẬN (enclave strategy) - đầu tiên do tướng Mỹ James Gavin đề ra, theo đó lực lượng đồng minh sẽ có thể ít nhiều nhường (concede) núi rừng cho địch và tập trung bảo vệ các vùng bình nguyên và ven biển. (NÓI THÊM: các chiến lược gia Mỹ-Việt từ lâu đã đề nghị chiến lược này với TT Thiệu nhưng ông Thiệu ko chịu áp dụng vì tác động chính trị của chiến lược này khi nó khuyến cáo CP VNCH chỉ tập trung bảo vệ những vùng bình nguyên và ven biển vừa đông dân và nhiều tài nguyên, và chiến lược này cũng trái ngược với chính sách cố hữu 4 không của ông - người dịch). Tuy nhiên, Westmoreland đã từ chối chiến lược của Gavin. Ông đã mê say tin tưởng rằng phải buộc đối phương giao chiến, thay vì chờ họ tấn công, và tốt nhứt là đánh nhau với chúng nơi núi rừng hơn là tại các TP đông dân của các bình nguyên ven biển. Tướng Earle Wheeler, tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và chủ tịch Ủy ban Tham mưu Hỗn hợp, cũng hỗ trợ ý tưởng này và kết quả là những cuộc HQ tìm-và-diệt đã trở thành một phần ko thể thiếu trong các chiến thuật của đồng minh cho phần còn lại của cuộc chiến. 

Như năm 1966, sau khi mất trại LLĐB A Shau, TQLC Mỹ là lực lượng đầu tiên được các TL Mỹ xem xét để làm nỗ lực chính trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công lần nữa vào A Shau (ám chỉ kiểm soát lại vùng này sau khi trại này bị CS năm 1966 - người dịch). Đây có vẻ một lựa chọn hợp lý, đặc biệt TQLC có lịch sử là một đạo quân thiện chiến (shock troop), toàn lính tình nguyện và khả năng thực hiện các đầu cầu (beachhead). (Theo tôi biết, thời điểm chiến tranh VN, lực lượng bộ chiến của Mỹ, ngoại trừ lính TQLC, BĐQ, sđ 82 nhảy dù và LLĐB Mỹ là TÌNH NGUYỆN, còn các sđ khác, kể cả sđ 101 Nhảy Dù hay sđ 1 Không kỵ trong bài viết này, hàng ngũ BS đa số là lính quân dịch- người dịch). Bất hạnh thay, A Shau ko phải một hòn đảo, nhưng là một thung lũng đầy hầm hố, và TQLC, ko muốn tấn công vào một mục tiêu như vậy. 

Một phần nhỏ của ngần ngại (recluctance) của TQLC khi phải đánh vào thung lũng này đã dựa trên một nỗi sợ hợp lý rằng họ có thể sa lầy (mired) trong một thảm họa lớn lao nào đó, nhưng phần khác lớn hơn đã dựa trên một thực tế (fact) đơn giản rằng họ đã không có những khả năng về tiếp vận để mở một cuộc tấn công như vậy. Vì tướng Chaisson đã cảnh báo ở một cuộc họp về HQ tại BTL của MAC-V ngay sau Tết 1968, rằng để cho TQLC Mỹ hành quân ở A Shau sẽ cần ko những mọi trực thăng mà binh chũng này có ở VN, mà phải đình chỉ toàn bộ tất cả các cuộc HQ khác của họ, bao gồm rút bỏ những lực lượng quan trọng đang án ngữ ở vùng phi quân sự (DMZ), một điều ko ai muốn. (Họ trấn đóng ở nam vĩ tuyến 17 này để đề phòng một cuộc tấn công của CSBV đánh qua vĩ tuyến, như CS đã làm sau đó vào năm 1972 -- người dịch). 

Đó đã là một lựa chọn khôn ngoan. Được đánh giá bởi những chuyên gia quân sự như sđ giỏi nhứt tại VN, sđ 1 Không Kỵ (First Cavalry Division, viết tắt là "Cav"), cũng là đv trang bị tốt nhứt. Với gần 500 TRỰC THĂNG, họ đã có số trực thăng gấp NĂM lần các sđ Mỹ khác tại VN. Và họ đã biết cách dùng chúng. Tại Fort Benning trước khi tham chiến ở VN, họ là sđ đầu tiên đã phát triển những chiến thuật không kỵ mới, và một khi ở VN họ đã hoàn thiện (refine and perfect) những chiến thuật này. TQLC Mỹ đã nói đùa rằng mỗi lính của sđ Không Kỵ có một trực thăng riêng, và dù đây chỉ là một phóng đại (exaggeration), sự thực sđ này đã coi thường những cuộc HQ chậm chạp - do người lính phải đi bộ, vì sđ này có thể đến mọi nơi bằng đường không. Với trực thăng riêng của sđ, khả năng lưu động tính của họ bằng 100 LẦN các sđ khác trong lịch sử. Như họ đã chứng tỏ một cách thuyết phục ở TRẬN IA DRANG NĂM 1965 - lúc đó họ đã đánh bại dự định chiếm Pleiku và cắt Nam VN làm hai của Tướng Giáp - do sđ này là bậc thày về lối tấn công chớp nhoáng và lối điều quân bất ngờ và quyết định. 

Trong gần 4 năm ở VN, sđ này chỉ HQ ở QK 2 (BTL đặt tại An Khê trên QL-19 -- người dịch). Trong THÁNG GIÊNG 1968, Tướng Westmoreland, cảm thấy rằng đối phương sắp mở một tấn công ồ ạt vào những tỉnh phía bắc, đã chuyển sđ này từ khu vực trách nhiệm hay AO của họ ở Quảng Ngải và Bình Định về tỉnh Thừa Thiên. Đây là một cuộc cuộc chuyển quân mà sau này tướng quân đã nhận xét đó là một trong những quyết định tốt nhứt (soundest) về chiến thuật. 

Kể từ khi đến QK 1, sđ này đã hoạt động liên tục (on a roll). Trong Tổng Công Kích Tết 1968, họ đã ngăn chặn thành công và khiến ba trung đoàn địch quân phải rút chạy (put on the run) khi địch cố gắng tăng viện và tái tiếp tế các đồng chí của họ ở Huế. Rồi gần như ko nghỉ ngơi, họ đã vội vả tiến về phía bắc và tập hợp tại tp Quảng Trị. Từ đây - trong điều mà các chiến lược gia sau này đã gọi là một ví dụ cổ điển về hỏa lực và điều quân - họ đã tung ra một tấn công chớp nhoáng về hướng tây, khi mở lại QL-9 và đập tan những lực lượng địch đang phong tỏa căn cứ của TQLC tại Khe Sanh. 

Sau Huế và Khe Sanh, họ đã phá tan mọi nghi ngờ về khả năng của sđ này. Khi Westmoreland chọn sđ Không Kỵ lãnh đạo cuộc HQ DELAWARE (nghĩa là làm nỗ lực chính trong cuộc HQ này vì có thể có những đv khác tăng phái -- người dịch), là cuộc tấn công ĐẦU TIÊN vào A Shau TRONG HƠN BỐN NĂM, ông có thể khẳng định rằng chỉ có Không Kỵ mới có thể đập tan thành lũy (strangehold) của địch trong thung lũng này. 

Tướng Jack Tolson, TL sđ này, cũng nghĩ như vậy. Là một cấp chỉ huy dứt khoát và thực tế (hard-nosed, no non-sensense), Tolson đã rất ấn tượng về sự toàn hảo và sự chuyên nghiệp mà sđ của ông đã bộc lộ khi HQ ở Khe Sanh và Huế và ông đang nhìn về phía trước với một thách thức lớn hơn mà A Shau đang chờ ông.

Tuy nhiên, Tolson đã nhanh chóng tìm thấy rằng có một khác biệt đáng kể giữa đánh nhau với địch ở vùng bình nguyên quanh Huế với HQ trực thăng vận vào trung tâm của một thung lũng mà địch quân đã có bốn năm để chuẩn bị chiến đấu. 

Những toán trinh sát được trực thăng chỡ vào thung lũng NGÀY 14 THÁNG 4, bốn ngày trước khi HQ khai diển, với nhiệm vụ đánh dấu những vị trí phòng không của đối phương để cho B-52, oanh tạc cơ hay trực thăng tấn công. Vào lúc mà họ vào thung lũng, họ đã thấy rằng chính họ đã được CS đánh dấu để hủy diệt. 

Các ước tính tình báo đã tiên đoán một tập trung cao độ về hỏa lực phòng không khắp thung lũng, nhưng không nặng nề như các toán trinh sát  đã gặp. Hầu như mọi ngọn núi ở hai bên của thung lũng đều được bảo vệ bởi súng phòng không. Phần lớn là đại liên 12.7 ly, nhưng cũng có đại bác phòng không 37 ly. Đặt trên bánh xe và điều khiển bởi 7 người, súng 37 ly này có thể làm nổ tung một trực thăng hay phản lực ở độ cao 7.620 m. Khi đoàn trực thăng tiến vào thung lũng, họ đã gặp một rừng súng cao xạ và liên thanh. Họ ko cần tìm kiếm mục tiêu vì mục tiêu có khắp nơi. Tấn công chúng rất khó khăn. TRONG SÁU NGÀY, nhiều đợt B-52, oanh tạc cơ, và trực thăng võ trang  tấn công vào các vị trí địch, và thung lũng đã rung rinh (shudder) dưới cơn bão của bom miểng, napalm, và hỏa tiển. Tổng cộng B-52 đã bay gần 200 phi xuất và máy bay của TQLC và KQ Mỹ 300 phi xuất. Và kết quả gần như số không. Phần lớn các vị trí của địch đào sâu vào lòng đất đến nỗi bom và hỏa tiển chỉ có tác động rất nhỏ, và địch quân đã nhanh chóng thay thế một số ít vị trí bị đánh sập. 

Lúc đầu Tolson dự định khởi động HQ Delaware NGÀY 19 THÁNG 4 với việc trực thăng vận TĐ 1 của lữ đoàn 3 vào một bãi đáp hay LZ gần trại LLĐB bỏ hoang của nam VN tại A Lưới. Tuy nhiên, vào phút cuối, ông buộc hủy bỏ vì hỏa lực phòng không dữ dội ở khắp thung lũng. Ông đã chọn một bãi đáp khác nằm kế một con đường lớn của bắc quân nối phía bắc của thung lũng với Lào. Dù những trực thăng đầu tiên đáp an toàn xuống kế đường này, những chiếc tiếp theo bị trúng đạn phòng không. Chỉ trong VÀI GIỜ, 23 chiếc bị hư hại nặng và MƯỜI CHIẾC bị bắn rơi. 

Phần lớn lính của TĐ này đã xuống đất an toàn, nhưng họ đã gặp những vấn đề vượt quá khả năng (overwhelm) để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là họ phải lập tức bắt đầu xây dựng một căn cứ hỏa lực (CCHL) để hỗ trợ một cuộc tấn công băng đồng (cross-country) hướng về A Lưới. Thay vào đó, họ thấy rằng họ đã bị ghìm chặc (pinned down) bởi hỏa lực của địch từ những vị trí trên những núi non chung quanh, cộng với số lượng lớn lính chết và bị thương, và bao quanh họ là những trực thăng bị rơi với cánh quạt cong quẹo, cửa kiếng phòng lái bể nát, và bên trong đầy máu. Trong khi TĐ 1/7 không kỵ này phải chiến đấu chống lại địch quân trong hầm hố ở phía trên núi cao, thì gần đó ở Núi Cọp (Tiger Mountain), TĐ 5/7 Không kỵ, cũng bắt đầu tiến vào mục tiêu. Cũng như TĐ 1/7, họ cũng đổ quân dưới hỏa lực địch, và một khi tiếp đất họ nhanh chóng đào hố để tránh cơn mưa của đạn cối bắn từ bên kia biên giới Lào-Việt. 

Sau vài giờ, TĐ 1/7 đã củng cố các vị trí đủ để họ có thể lần nữa bắt đầu cố gắng xây dựng một CCHL trên thung lũng này. Các lính Công binh với cưa máy đã điên cuồng cưa cây, và lính bộ binh thì dùng dao rựa (machete) để chặt tre và cỏ voi, để mở rộng xạ trường. Khoảng 1 giờ sau, một đám (bevy) trực thăng khổng lồ Chinook tới, mỗi chiếc mang một khẫu 105 ly trong dây treo dưới bụng. Kế đó là những pa-lét khổng lồ đạn và lính pháo thủ. Vài phút sau, súng 105 ly đã bắt đầu nhả đạn vào các vị trí trên núi. Tất nhiên, Bắc quân đáp trả bằng mưa pháo cối. 

Vào buổi sáng, TĐ 1 tiến theo hướng đông nam về A Lưới và TĐ 5 đi theo con đường kể trên hướng về Lào. TĐ 1 gặp chống cự mãnh liệt. Mỗi bước đi xuyên ngang thung lũng, họ phải đối phó với những nhóm lính địch có nhiệm vụ đoạn hậu, đây là những người lính đã tấn công (slash) vào đội hình lính Mỹ bằng súng nhỏ và liên thanh và sau đó tan biến vào rừng núi. Và, luôn luôn, vẫn là những tên bắn sẻ. Ngồi trên ngọn các cây cao 3-4 chục mét hay trốn trong các hang động hay bên dưới các tảng đá khổng lồ, họ đã nhắm vào lính Mỹ, lần lượt bắn gục họ, rồi cũng tan biến vào rừng hay hang sâu. Để giải quyết thương vong, trực thăng cứu thương ra vào thung lũng liên tục. Nhiều trực thăng này, sau khi bay ra, đã bị bắn và nổ tung trên trời hay bị bắn nhiều đạn đến nỗi phải đáp khẩn cấp (crashland). 

Tình hình này phức tạp hơn khi thời tiết cũng đã bắt đầu gây khó khăn cho lực lượng của Tolson. Vào sáng NGÀY 21 THÁNG 4, họ đã thức dậy với sương mù và trần mây thấp đến nỗi họ ko thể thấy các đỉnh của núi trên đầu của họ. Và kế đó, khoảng ngày thứ ba của cuộc HQ, trời đã bắt đầu mưa. Đó ko là mưa phùn (drizzle) nhẹ vào buổi chiều mà họ đã trông đợi vào thời gian này của năm, nhưng là dông bão (thunderstorm) dữ dội với sấm sét nổ vang rền và mưa to (in sheets) đã rơi. Sau nhiều ngày mưa, thung lũng đã trở thành vũng lầy (quagmire), và cuộc HQ đã chậm hẳn đi (to a crawl). 

Để giúp binh sĩ nhận tiếp tế, các phi công trực thăng đã phải bay các phi vụ mà Tolson đã mô tả là "nguy hiểm chết người" (sheer terror). Vì thung lũng hoàn toàn bị che phủ bởi sương mù, họ phải đáp và cất cánh dựa vào PHI CỤ. Thông thường một chuyến bay từ trại Evans (căn cứ của lữ đoàn 3 

nằm cạnh QL-1 và phía bắc Huế -- người dịch) tới thung lũng khoảng 20 phút, nhưng với sương mù và mưa, phần lớn phi công phải tốn thời gian gần bốn lần. Ngay cả bay với phi cụ, nhiều phi công đã thả đồ tiếp tế sai chỗ hay, tệ hơn, họ phải bay lòng vòng trên thung lũng, ko biết họ đang ở đâu. 

Tuy nhiên Không Kỵ đã có vài tiến bộ. Ở bãi đáp đầu tiên tại phía bắc thung lũng, lữ đoàn 3 của sđ đã tiếp tục mang đồ tiếp tế và các pháo thủ tiếp tục bắn đại bác (keep gun hot lobbing shells) vào các vị trí của địch quân trên núi. Cùng lúc đó, TĐ 1 đã tiếp tục tiến quân trong bùn tới mắt cá chân hướng về A Lưới, một trại LLĐB bỏ hoang. 

Để mở rộng cuộc HQ, Tolson đã biết rằng ông sắp phải mang ngày càng nhiều đạn dược và trang bị, và để làm điều này ông phải mở lại sân bay A Lưới. Vì trực thăng ko thể tiếp tế lữ đoàn 3 đủ phương tiện để giữ thung lũng. Để làm điều đó, ông phải cần các máy bay C-130 khổng lồ của KQ Mỹ.

Khoảng 21 THÁNG TƯ, trời ngừng mưa, mặt trời ló dạng và nhanh chóng làm khô thung lũng. Khi TĐ 1/7 đã tới A Lưới, Tolson ra lịnh cho họ bảo vệ một bãi đáp, rồi trực thăng vận TĐ 2 của lữ đoàn 3 vào vùng. Hai TĐ này đã đánh đuổi (rout) một lực lương nhỏ địch quân quanh A Lưới và an ninh bãi đáp. Đội công binh đã tới trong vài giờ và, làm việc ngày đêm, đã cho phép phi trường cũ của Pháp này có thể nhận các máy bay chỡ hàng. 

Họ đã hoàn tất công việc vào sáng ngày 26 THÁNG TƯ, và vào đầu buổi chiều cuối cùng những chiếc C-130 đã bắt đầu hạ cánh với hàng trăm tấn hàng hóa. Được tái tiếp tế, các phần tử của lữ đoàn 1 đã bắt đầu lục soát phía tây và nam của A Lưới. Địch quân đã rút lui trước khi họ tới, và lính Không Kỵ đã bắt đầu khám phá các kho lớn chứa vũ khí và lương thực. Trong một kho, họ đã khám phá MƯỜI SÚNG PHÒNG KHÔNG 37 LY và hàng trăm ngàn đạn, trong một kho khác NHIỀU XE TẢI. 

Những đv Không Kỵ khác cũng lục soát thung lũng, nhưng các đv địch đã tránh đụng độ với họ, một số trốn lên núi và những kẻ khác hướng về phía nam đến Tà Bạt. Các chiến binh Không Kỵ đang mong đợi đánh lớn để họ có thể dùng hỏa lực hùng hậu của họ, nhưng hình như địch ko muốn đụng độ với họ.

Hai hay ba ngày sau đó, trời đã bắt đầu mưa lại, một thứ mưa phùn đã lần nữa làm chậm việc thám sát thung lũng. Cùng với mưa là một trần mây có độ cao khoảng trên 90 m và sương mù dầy đặc (soupy). Hạ cánh xuyên qua mây và sương mù đã là khó khăn với trực thăng, nhưng lại đầy nguy hiểm (treacherous) với những chiếc C-130 chậm chạp (lumbering). Không như trực thăng, chúng ko thể hạ cao độ đột ngột trong mây hay sương mù, nhưng phải bay dưới mây nhiều dặm Anh trước khi đáp. Trong khi chúng chuẩn bị đáp xuống, chúng dễ dàng bị bắn bởi địch. Trong NGÀY THỨ HAI từ khi sân bay hoạt động, một số C-130 chẳng những bị thiệt hại nặng mà còn buộc phải đáp khẩn cấp trên phi đạo khiến phải ngừng tạm thời việc không vận tại A Lưới. Rồi trời lại mưa, nước chảy như thác lũ, khiến sân bay phải đóng cửa toàn diện.

Hy vọng trời sẽ hết mưa, tướng Tolson đã ra lịnh ngừng HQ  trong thung lũng, và binh sĩ của ông đã phải nằm rất thấp (hunker down) để tránh pháo kích trong các hầm hố. Nhưng mưa ngày càng nặng hột, và nền của phi đạo A Lưới đã từ từ trôi đi vì mưa bão. 

NGÀY 11 THÁNG NĂM, sau một ngày mưa khác, Tolson đã quyết định ngừng HQ trong thung lũng và ra lịnh rút quân. Mặc dù sau đó tướng quân đã gọi cuộc HQ Delaware là một thành công, kết quả thực tế thấp hơn yêu cầu. Trong khi lữ đoàn 1 và 3 đã khám phá một số lượng lớn vũ khí và tiếp liệu của địch, nhưng thứ này chỉ là một phần nhỏ của khả năng về tiếp vận của CSBV trong thung lũng. Trong khi đó, ngoài một chiếc C-130, sđ còn mất một số lớn trực thăng. 

Tướng Westmoreland đã gọi HQ Delaware là một thành công tuyệt đối (unmitigated), mặc dù hình như rõ ràng rằng ông đã ko thỏa mãn với những kết quả khiêm nhượng (meager) của HQ này. Và cũng hiển nhiên rằng, với cảm xúc mạnh mẻ về thung lũng này, ông sớm có thể mở ra một tấn công khác vào thung lũng này. Tuy nhiên, NGÀY 11 THÁNG SÁU, ông đã bị thay thế bởi tướng Creighton Abrams, TL mới của BTL Quân viện Mỹ tại VN, còn gọi là MAC-V (Military Assistance Command - Vietnam) và nhận chức mới là Tham Mưu Trưởng Lục Quân Mỹ. 

Dù Abrams đã ko bị ám ảnh (obsessed) bởi A Shau như Westmoreland, ông vẫn xem xét việc vô hiệu hóa nó như là một trong những ưu tiên chánh. TRONG THÁNG BẢY 1969, chưa tới 2 tháng sau khi làm TL của MAC-V, ông đã ra lịnh một cuộc HQ khác vào thung lũng này, lần ngày do sđ 101 Nhảy Dù - của tướng Zais, đã nói trong các bài trước đây. (Trong sđ 101 Dù, TĐ 3/187 của ĐT Honeycutt là năng nổ nhứt vì ông rất gan dạ và liều mạng, đã chứng tỏ trong trận đánh sau đó vào Động Ấp Bia - thiệt hại của hai bên rất nặng, đến độ có tên là Đồi Thịt Bầm, được viết thành sách và quay thành film. Cũng vì vậy, ông đã bị búa rìu dư luận, đến độ có binh sĩ của TĐ đã nói "ông muốn hy sinh đến người cuối cùng của TĐ!" -- người dịch). Dù gần đây bị loại khỏi tiêu chuẩn về nhảy dù (tuy mang tiếng là sđ 101 Nhảy Dù nhưng từ khi tham chiến ở VN, sđ này chưa tổ chức một cuộc HQ nhảy dù, mà chỉ chuyển quân bằng trực thăng - ko khác một sđ bộ binh -- người dịch). Tuy vậy 101 Dù, cũng như 1 Không Kỵ, vẫn là đv ưu tú (elite). Việc sđ đã bảo vệ ngoan cường (tenacious) TP Bastogne của nước Bỉ trong đệ nhị thế chiến-- đã đặc biệt nổi tiếng với câu trả lời "Đồ Ngu" (Nuts) của TL sđ là tướng Anthonny C. McAuliffe sau khi nhận tối hậu thư của QĐ Đức -- đã khiến sđ nỗi tiếng lập tức và kéo dài tới sau này. Sau 4 năm triển khai tại VN từ Fort Campbell Kentucky, danh tiếng này vẫn tiếp tục qua các cuộc HQ và trận đánh lớn. Nếu 1 Không Kỵ là sđ giỏi nhứt VN thì 101 đứng hạng nhì. 

Bất hạnh thay, 101, cũng như Không Kỵ trước đó, đã sớm khám phá rằng tiếng tăm của họ chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ khi HQ ở thung lũng A Shau. Được đặt tên là SOMERSET PLAINS, cuộc tấn công của 101 vào thung lũng này cũng gặp trở ngại như Không Kỵ. Dự định vào NGÀY 1 THÁNG TÁM, HQ này đã hoãn khi thung lũng bị ướt đẫm (soak) do sương mù dầy đặc và mưa từng cơn (drifting fog and intermitent rain). Khi hết mưa và ko còn sương mù vào ngày 4 THÁNG 8, TĐ 2/327 được trực thăng vận vào một bãi đáp hay LZ gần sân bay Tà Bạt và TĐ 2/502 gần A Lưới, hai đv này đã khởi động cuộc HQ đầu tiên của 101 vào vùng này. Dù khi đổ quân ko một chiếc UH-1 Huey nào bị rớt nhưng địch quân đã nhanh chóng bắn hạ SÁU COBRA, MỘT TRỰC THĂNG THÁM THÍNH OH-6, và MỘT MÁY BAY PHANTOM. 

Trên mặt đất thì "bổn cũ soạn lại". Khi hai TĐ xuất phát từ bãi đáp để tiến về phía nam của thung lũng, những đv nhỏ của địch đã quấy rối trên từng mét của trục tiến quân. Trong một số cuộc chạm súng chớp nhoáng và đẫm máu, 93 lính csbv bị hạ nhưng 101 cũng có 19 chết và hơn 100 bị thương, và hai mất tích. Tuy nhiên, những đv lớn hơn của địch, đã né tránh đụng độ. Cũng như trước đây, quân csbv, một là rút lui về phía nam thung lũng hay di chuyển vào núi. SĐ 101 đã có ý định mở lại sân bay ở Tà Bạt, nhưng mưa lớn trước khi đội công binh được trực thăng chỡ đến. Do đó, họ đã hoàn toàn dựa vào trực thăng để tái tiếp tế. Sau đó, hai TĐ của VNCH cũng tham dự cuộc HQ này, nhưng cũng ko may mắn hơn. Trong vài trận đụng độ, họ giết 88 quân csbv, nhưng cũng chết gần 80.

NGÀY 18 và 19 THÁNG TÁM, 4 TĐ này đã rút khỏi A Shau. Họ rời thung lũng mà ko có an ủi nào vì ko phát hiện một kho vũ khí lớn của đối phương. Thực vậy, trong 15 ngày đầy thất vọng trong thung lũng họ chỉ thu được VÀI KHẪU AK-47 và ba quả mìn đã cũ 15 năm của Pháp. Như chúng ta có thể trông đợi, các báo cáo Hậu HQ của các sử gia của sđ đã mô tả HQ Somerset Plains là thắng lợi lớn. Thực tế, nó còn tệ hại hơn HQ Delaware của sđ 1 Không Kỵ. Nó đã khiến nhiều sĩ quan tham mưu, từ BTL Mỹ tại VN trở xuống, phải lắc đầu với sự mất tinh thần (consternation), khi đặt câu hỏi phải làm gì để giải quyết "khối u" A Shau. Đây đã là một câu hỏi mà ko ai có thể trả lời./.

Dịch từ trang 37- 45 của Hamburger Hill của tác giả Samuel Zaffiri 

San Jose ngày 30 Nov 2020.

PHẦN ĐỌC THÊM:

Trong chiến tranh VN, lực lượng trực thăng Mỹ chia làm trực thăng TẤN CÔNG, viết tắt là AH (assault helicopter) và trực thăng KHÔNG KỴ viết tắt là ACH (air calvary helicopter). Những đv này thi hành nhiệm vụ HƠI khác nhau. Các đại đội trực thăng tấn công hay AHC (attack helicopter company) này, trong thời gian nghành trực thăng của VNCH còn phôi thai, đã có trách nhiệm chánh là tấn công mục tiêu mặt đất của địch, nhưng họ cũng thực hiện việc tiếp tế, tải thương (medvac), và hỗ trợ hỏa lực cho các đv VNCH khi đụng địch trong các trận như Ấp Bắc 1963, Bình Giả 1964, Đồng Xoài 1965 (đại đội 118 AHC), v.v...

Các nhiệm vụ không kỵ thường có nhiệm vụ KHÔNG THÁM các vị trí địch với vài trực thăng thám thính OH-6 và trực thăng võ trang (gunship), rồi KHÔNG VẬN một trung đội bộ binh thuộc đv không kỵ này vào chiến trường. Khi trung đội bộ binh này chạm địch, các trực thăng trên đây sẽ yểm trợ hỏa lực cho trung đội này - giống như các đại đội trực thăng tấn công yểm trợ cho bộ binh khi giao chiến. Không kỵ cũng có thể chỡ những đv lớn tới chiến trường nếu cần. Ngoài những nhiệm vụ như trên, các toán không kỵ tiến hành những nhiệm vụ KHÔNG THÁM TỔNG QUÁT và đánh giá kết quả của các cuộc ném bom (bomb assessment), đặc biệt do B-52 gây ra cho đối phương.

Một PHI ĐOÀN (squadron) không kỵ điển hình gồm ba TOÁN không kỵ hay ACT (air calvary troup) và một toán chỉ huy. Một toán ACT gồm một TRUNG ĐỘI (platoon) có từ 6 tới 8 trực thăng chỡ quân Huey (UH-1 Iroquois do hãng Bell sản xuất) và một trung đội từ 8 hay 9 chiếc trực thăng Cobra (AH-1 do Bell sản xuất). Mỗi toán ACT cũng có một trung đội thám thính từ 8 hay 9 trực thăng quan sát nhẹ, còn gọi là Loach (OH-6 Cayuse do Hughes sản xuất). 

Đơn vị không kỵ đầu tiên có mặt tại VN từ năm 1965 là SĐ 1 KHÔNG KỴ. Đơn vị này có tổng cộng NĂM phi đoàn không kỵ, bao gồm phi đoàn 1/9 Không kỵ nổi tiếng. Ngoài ra, khoảng 20 phi đoàn không kỵ khác phục vụ trong các đv bộ binh, thiết giáp và cơ giới (mechanized). Phi đoàn không kỵ cuối cùng rời VN đầu năm 1973.

http://www.hueyvets.com/air-cavalry-helicopters/

Với tổ chức như vừa kể, ngoài các trực thăng vận tải như CH-47, CH-54, sđ 1 Không Kỵ có tổng cộng 90 - 105 chiếc Huey UH-1, 120 - 135 chiếc Cobra, 120 - 135 chiếc Loach OH-6; tổng cộng là 475 chiếc. Ngoài ra còn một số máy bay UH-1 để chỡ các VIP của sđ hay dùng để liên lạc (liason).  


No comments:

Post a Comment