Monday, December 28, 2020

NAM HÀN TÁI SINH: TỪ NGỬA TAY NHẬN VIỆN TRỢ TRỞ THÀNH NƯỚC CẤP VIỆN.

Tài Trần: một phát hiện thú vị khi ta biết Hàn Quốc và Mỹ đã ký hiệp ước hữu nghị từ năm 1882, nên ta sẽ ko lấy làm lạ khi Mỹ đã nhanh chóng đưa vấn đề ra LHQ và cầm đầu đội quân 16 nước đổ vào Nam Hàn chỉ sau vài ngày khi quân Bắc Hàn vượt VT 38 năm 1950.


- "Vai trò trung tâm của gia đình trong xã hội NH và cha mẹ coi trọng việc giáo dục của con cái. Sự tôn trọng cổ truyền của KHỔNG GIÁO đối với giáo dục (traditional Confucian respect for education) dẫn đến kết quả các thày giáo hầu như được kính trọng mọi nơi và hỗ trợ của xã hội".
. . .
"Khi thế chiến 2 chấm dứt năm 1945 với thất bại của Nhật, hầu như Hàn Quốc bị chia cắt bởi VT 38 giữa những kẻ chẳng-bao-lâu-trở-thành chiến binh của chiến tranh lạnh (Mỹ và LX). Cũng sẽ có tổng tuyển cử nhưng Bắc Hàn (BH) đã liên minh với LX và TC để tung ra một cuộc xâm lăng bất ngờ Nam Hàn (NH) vào ngày 25/6/1950.
Một nước Mỹ dù mệt mỏi vì chiến trang (war-weary) nhưng vì TÔN TRỌNG HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ ký kết với NH dân chủ (the democratic South) vào NĂM 1882 nên đã kêu gọi (summon) sự giúp đỡ của LHQ qua 15 nước khác để đảo ngược bước tiến của Bắc Hàn. Sau khi lịnh đình chiến LHQ 1953 đc ký kết, một hòa bình đầy lo âu (uneasy peace) đc lập và duy trì. HQ là một nước trong lịch sử 5.000 năm chưa từng xâm lăng nước khác và từng tự hãnh diện là một "vương quốc đóng kín/ẩn tu" (hermit kingdom) nay lại bị chia cắt.
Sau chiến tranh, NH đã tranh đấu để tự tái tạo và tái sinh (rebuild and rebirth) trước khi cuối cùng vươn lên như chuyện "kẻ nghèo mạt rệp thành đại gia" (rags to rich tale). NH từng là nước rất thiếu thốn (needy) đến độ ko chỉ nhận viện trợ và giúp đỡ đáng kể từ Mỹ, nhưng cũng từ Phi và Thái Lan (từng gửi quân tham chiến năm 1950 trong đoàn quân LHQ - Tài). Từ 1950-53, HN là một trong những nước NGHÈO NHỨT thế giới với GDP đầu người chỉ 67 đô. Chỉ trong chưa tới sáu thập niên, GDP của họ đã lên gần 30 ngàn đô. Nếu dựa trên khả năng mua sắm (in terms of purchasing power), NH ngày nay có điểm cao hơn bình quân của các nước EU.
Vậy điều gì đã xảy ra để tạo nên điều gọi là "Phép Lạ Sông Hàn" -- tên một con sông chảy quanh Seoul. Các chuyên gia về sử và văn hóa đã cho rằng kỳ tích này có được một phần do sự HIỆN ĐẠI HÓA được mang đến bởi các binh sĩ Đồng Minh đã đến từ khắp thế giới khi mà kinh tế NH đang xáo trộn nặng nề (shambles) và các TP như Seoul và Pusan (ở phía tây) chỉ còn là những ngôi nhà xập xệ/nhếch nhác (mere shantytown), xem hình 1-3.
Theo bộ ngoại giao, NH ngày nay ko chỉ đứng hàng THỨ TÁM về kinh tế, cũng đứng thứ bảy trên thế giới (sau Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Ý, và Anh) trong "CLB 20--50". Những nước trong CLB này phải có GDP đầu người ít nhứt 20 ngàn đô và dân số trên 50 triệu. CND của bạn
Khanh Freedom King VuDuc
ko được vào CLB vì dân số chỉ 37.797.496 (sl quý 3/2019, dù GDP đầu người, sl 2019, là 46.213 đô, hàng thứ 18 --Tài).
NH cũng hãnh diện đc xem như một nước hoàn toàn dân chủ (a full democracy) trong cộng đồng đa dạng các nước trên thế giới. Bản xếp hạng hàng năm của báo Economist đã xếp NH đứng hàng 20 về dân chủ trên 167 nước đã được khảo sát, và CAO NHỨT ở Á châu. Tương phản với chế độ chuyên quyền (despotism) ở BH, đồng minh QUAN TRỌNG NHỨT (foremost) của Mỹ ở khu vực này đã trở thành một mô hình phổ biến cho các nước dân chủ mới nổi lên để họ hy vọng xóa được khoảng cách giữa các nước đang phát triển và phát triển (developing and developed countries).
Từ một nước ko ai biết đến trở thành một nước có vai vế trong sân khấu thế giới, từ một đống gạch vụn (rubble) thời chiến trở thành một cổ máy toàn cầu (global powerhouse), nước sốt bí mật của NH cho thành công này là hổn hợp của nhiều thứ - và có thể tượng trưng bởi món ăn đặc sản của Seoul, bi bim bop. Món ăn cổ truyền này của Hàn gồm cơm nóng trộn với rau quả và thịt - hai món này đã được ướp gia vị và áp chảo (seasoned and sautéed) - và thêm bột ớt gochujang. Một trứng chiên bỏ lên trên đã tạo nên một hổn hợp gồm nhiều thành phần đầy mùi vị và hợp sức khỏe - tương tự như nhiều phẩm chất văn hóa đã tạo nên thành công ngày nay của NH.
Có vị cay (spicyN? Vâng. Cách nói chuyện say mê (passionate) và cách thương lượng của dân Hàn đã khiến họ được xem như đân "Ái Nhỉ Lan" và "Ý" của Á châu. Thông minh? Có. Điểm thi của sinh viên NH liên tục đc xếp hạng cao nhứt trong các nước phát triển, và 80/100 dân NH có học vị ĐH (achieve a university degree). Siêng năng (hardworking)? Dân Hàn nổi tiếng nghiện làm việc (legendary workaholic). Sự thành công của họ trong GD và phát triển KT gây sửng sốt (staggering) là hai yếu tố đóng góp cho một xã hội muốn làm nhiều hơn mỗi tuần hơn bất cứ nước nào. Học sinh các lớp cao trung (middle and high school) học sáu ngày một tuần (Mỹ chỉ có 5 ngày --Tài) và nhiều em thuê gia sư. Các thương gia làm 6 hay 7 ngày/tuần. Ngay cả viên chức CP trở lại VP vào buổi tối, như các nhân viên của bộ ngoại giao đã làm sau khi dự tiệc tối mà tôi đã dự tiệc mới đây tại Seoul.
NH cũng giỏi về bắt chước (modeling) và cải tiến dựa trên thành công của đối thủ. Lấy một ví dụ, hãy xem cuộc chiến chia xẻ thị phần ác liệt (fierce market-share battles) giữa các ĐTTM Samsung Galaxy của đại gia điện tử Samsung và iPhone của Apple. Đối với một cty bắt đầu từ một doanh nghiệp chuyên buôn bán (mercantile business) với chỉ 35 nhân viên để phát triển tới tầm cở ngày nay là 325.00 người trên toàn cầu là một thành tựu đáng nể (remarkable).
Đất nước nhỏ bé và nông nghiệp này, TỪNG ĐƯỢC CỨU SỐNG BỞI SỰ HY SINH CAO CẢ (salvaged by the ultimate sacrifice) của hơn 33.000 quân nhân nhân Mỹ trong điều đã được đặt tên "cuộc chiến lãng quên" của nước Mỹ (has been dubbed as America "Forgotten War"). Dù thật sự bị lãng quên bởi nhiều người Mỹ, nhưng đất nước này đã ko quên công ơn của họ khi tôn vinh sự trở lại Hàn quốc của các CCB Mỹ từng tham chiến ở đây. Bộ cưu chiến binh Nam Hàn sẽ trả mọi chi phí và phân nửa phí chuyên chở cho năm ngày cho các CCB Mỹ muốn thăm NH.
Trong chuyến thăm mới đây, tôi đặc biệt ngạc nhiên bởi hai điều: vai trò trung tâm của gia đình trong xã hội NH và cha mẹ coi trọng việc giáo dục của con cái. Sự tôn trọng cổ truyền của KHỔNG GIÁO đối với giáo dục (traditional Confucian respect for education) dẫn đến kết quả các thày giáo hầu như được kính trọng mọi nơi và hỗ trợ của xã hội. HIỆN ĐẠI HÓA, cũng đc tìm thấy trong lớp học ngày nay. Bộ KH và KT gần đây đã SỐ HÓA (digitized) toàn bộ sách giáo khoa cấp tiểu học, và học sinh có thể đọc mọi thứ trên laptop của chúng.
Được hỏi liệu cô có quan tâm về ảnh hưởng của Tây phương hiện đại đối với đứa con trai đang học trung học phổ thông (middle-school gồm các lớp 6, 7, và 8 tại Mỹ -- Tài), người hướng dẫn du lịch của tôi, cô Lee nói, " Tôi ko quan tâm về những thứ như ma túy. Sự "nghiện ngập" duy nhứt của con tôi là đọc đi đọc lại sách Harry Potter mới nhứt."
NH đã từng hưởng sự giúp đỡ hậu hỉ và khuôn mẫu (example) từ nước Mỹ. Nhân dân NH hình như luôn luôn nhớ và trân trọng điều đó, trong khi cũng đi theo con đường riêng của mình và tìm căn cước/bản sắc (identity) riêng của họ. Gia đình, giáo dục, và làm việc siêng năng hà hơi tiếp sức (energize) cho các cộng đồng từ vùng quê núi xanh đến các làng đánh cá tới Seoul, thủ đô.
Đã hơn 130 NĂM TRẢI QUA từ khi ký kết hiệp ước hữu nghị giữa Mỹ và Hàn quốc. Nhiều thứ đã thay đổi, nhưng tình hữu nghĩ vẫn còn.
Bài của Pat Hickey , lãnh sự danh dự của Đài Hàn Dân Quốc ở bang Nevada.













ĐỌC THÊM:
Hiệp ước Hoa Kỳ-Hàn Quốc năm 1882
Một hiệp ước hữu nghị và thương mại bất bình đẳng đã được Hoa Kỳ áp đặt đối với Hàn Quốc. HĐ được ký ngày 22 tháng 5 năm 1882 tại Inchon. Đây là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai, sau Hiệp ước Nhật Bản - Hàn Quốc năm 1876, rằng các quốc gia tư bản áp đặt lên Triều Tiên vào phần thứ ba cuối cùng của thế kỷ 19 (in the last third of the 19th century). Các cảng Pusan, Inchon và Wonsan được mở cho thương mại của Mỹ và Hoa Kỳ được trao quyền tối huệ quốc. Hiệp ước giới hạn thuế chỉ 10/100 trên giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ, cung cấp quyền tài phán lãnh sự cho công dân Hoa Kỳ và cho người Mỹ quyền thuê đất ở Hàn Quốc, xây nhà và thành lập doanh nghiệp tại các cảng mở. Hiệp ước trở nên không hiệu lực vào năm 1905, sau khi Nhật Bản bảo hộ Hàn Quốc.

(United States-Korean Treaty of 1882
an unequal friendship and trade treaty imposed by the USA on Korea. It was signed on May 22, 1882, in Inchon. It was the second unequal treaty, after the Japanese-Korean Treaty of 1876, that the capitalist states imposed on Korea in the last third of the 19th century. The ports of Pusan, Inchon, and Wonsan were opened to American trade, and the USA was given most-favored-nation rights. The treaty limited duties on American imports to 10 percent of the cost of the goods, provided for consular jurisdiction for US citizens, and granted to Americans the right to lease land in Korea, to build houses, and to establish enterprises in open ports. The treaty became inactive in 1905, after the establishment of the Japanese protectorate over Korea.
REFERENCE
Opisanie Korei: Sokrashchennoe pereizdanie. Moscow, 1960. (Appendix II, pp. 502–506, full text of treaty in English.)
G. D. TIAGAI)

No comments:

Post a Comment