Tuesday, October 1, 2019

 Từng giúp đở nhiều người , tôi thấy thay đổi nghiệp quả của cá nhân đã rất khó , huống gì thay đổi nghiệp quả của cả một dân tộc .
Như tôi từng viết , tôi là người ĐAM MÊ nước Mỹ và KHKT ngay từ nhỏ . Nói với vậy để thấy lúc đó tôi là kẻ TÔN SÙNG vật chất , ko biết tí gì về TÂM LINH , SIÊU HÌNH .
Thời gian đó , gia cư dạy tiếng Pháp của anh em tôi (ông từng sống ở Pháp , được ba tôi mời ở trong nhà để dạy dổ anh em tôi) hay nói về thuyết luân hồi (reincarnation) . Tôi cải lại , vì nghĩ rằng 'nếu có kiếp trước , tại sao tôi ko nhớ , v.v...'
Sau đó ít lâu , tôi bị bạo bịnh , sức khỏe suy sụp , tôi bắt đầu gặp những trở ngại hay sóng gió của cuộc đời , đặc biệt khi vào quân đội ở tuổi 21 . Để giải tỏa phiền muộn , mỗi chủ nhựt tôi đến trụ sở của hội Thông Thiên Học ở đường Phan Thanh Giản quận 3 Sài Gòn . Tại đây thường xuyên có diển thuyết về các tôn giáo, nhờ đó tôi biết đến quyển "Những bí ẩn của cuộc đời" do Nguyễn Hữu Kiệt dịch . Sách nói về những bằng chứng của luân hồi nhân quả ở khắp thế giới .
Từ đó tôi nghĩ rằng , những đau khổ mình gặp trong kiếp này là hậu quả của những việc làm xấu của mình trong ở các KIẾP TRƯỚC (previous life) , như bóng đi theo hình , ko sai chạy .
Năm 1986 , khi đọc kinh Phật , tôi lại thấy câu "Trong số những bà con thân thuộc của ngươi , có người kiếp trước là kẻ thù của bạn" . Lúc đầu tôi ko tin , nhưng sau khi khi gặp nghịch cảnh trong gia đình , tôi thấy điều trên là đúng .
Đến khi qua Mỹ , tôi lại đọc nhiều quyển sách về Lý thuyết Số (Numerology) nhưng thích nhứt là quyển "Linda Goodman's Star Signs" . Quyển sách đã nói về tôi như có sự RỘNG LƯỢNG , VỊ THA , TẦM NHÌN và TRỰC GIÁC , kể cả những đam mê , sở thích , v.v....
Từ đó , tôi suy ra , mỗi quốc gia cũng có nghiệp riêng .
Ví dụ : Cùng biên giới với TC , có nhiều nước rất nhỏ như Bhutan hay Nepal nhưng họ ko bị TC ăn hiếp vì họ có chính sách ngoại giao độc lập , biết dựa vào đồng minh (Ấn Độ) để bảo vệ mình . Trong khi đó , VN là một nước lớn hơn hai nước này , nhưng đã lệ thuộc rất nhiều vào TC . Tại sao như vậy ? Bạn đã có câu trả lời , còn tiếp .

No comments:

Post a Comment