Thursday, January 24, 2019

Đối với Trung Hoa, hiệp định hòa bình Paris tháng giêng năm 1973 là một sự đảm bảo chống lại Việt Nam CS bá quyền. Nói chuyện với đại sứ Pháp Etienne Manac’h hồi đầu năm 1973, Chu nhấn mạnh đến một điều có tính cách quan trọng liên hệ đến Bắc Kinh là điều khoản 20 của hiệp định này, điều đó nói rằng phải “rút lui tất cả quân đội ngoại nhập” khỏi lãnh thổ Kampuchia và Lào. Chu nói: “Chúng tôi sẽ không đến đó (Kampuchia) nhưng chúng tôi cũng không muốn bất cứ ai đến đó.”
Năm 1972, Hoa Kỳ được khuyến cáo rằng Bắc Kinh muốn thấy một “Đông Dương bị Balkan hóa”. Đó cũng là đường lối Washington đã làm. Một sự thông cảm làm cho căng thẳng Hoa-Mỹ dịu đi.
Theo một câu chuyện của người Việt Nam sau khi xung đột Hà Nội - Bắc Kinh bùng nổ công khai: Mao khuyên Đồng nên để cho Miền Nam tách riêng ra. Mao nói riêng với Đồng hồi tháng 11/1972, “Người ta không thể quét quá xa nếu cái cán chổi quá ngắn. Đài Loan quá xa nên cái chổi của chúng tôi không với tới được. Đồng chí! Thiệu ở Miền Nam cũng quá xa với tầm chổi của đồng chí. Chúng ta phải trở lại với chính vị trí của chúng ta.” Đồng bảo đảm với chủ tịch Mao rằng cái cán chổi của ông ta rất dài. Không chối bỏ giai thoại đó, sau này Bắc Kinh giải thích rằng, theo sự phán xét của họ, Hà nội phải chờ một thời gian trước khi mở cuộc tấn công để thống nhất Nam Bắc bởi vì khi ấy, Hoa Kỳ không thể can thiệp vào Việt Nam một lần nữa.
Muốn có hai hay ba Việt Nam .
Mặc dù Trung Hoa có thể đóng một vai trò nào đó trong công cuộc thống nhất Việt Nam, Bắc Kinh quyết định xây dựng quan hệ với Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN. Trung Hoa sắp đặt việc viện trợ vũ khí, lương thực, tài chánh cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN qua ngã Kampuchia , không những căn cứ trên lý do an toàn mà còn nhắm mục đích duy trì một đường dây quan hệ trực tiếp với cách mạng Miền Nam. Sau cách mạng Văn hóa Trung Hoa năm 1966-67, Hà Nội kiểm soát chặt chẽ việc phân phối văn hóa phẩm Trung Hoa ở Miền Bắc VN. Tuy nhiên, qua đường dây bí mật, Bắc Kinh vẫn duy trì viện trợ cho bộ phận Cộng sản ở Miền Nam.
Thực ra, theo sự phân tích của Mỹ, khi chiến tranh tiến hành theo phương cách làm cho Hà Nội toại ý và Hoa Kỳ bắt đầu rút quân tác chiến theo học thuyết Nixon, Trung Hoa cố gắng gia tăng liên hệ trực tiếp, không những với Lào, Kampuchia mà cả Miền Nam VN.
Trương Như Tảng, nguyên bộ trưởng Tư pháp chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN (CPLTCHMNVN), đào thoát khỏi VN năm 1979, nói với tôi rằng Trung Hoa đã duy trì quan hệ “hết sức thân hữu” với CPLTCHMNVN. Theo ông ta thì“Ngay từ lúc đầu Trung Hoa cho rằng Miền Bắc đã áp đặt quan điểm của họ xuống Miền Nam. Vì vậy nên họ ủng hộ CPLTCHMNVN. Chính Trung Hoa đòi hỏi quyền tự trị cho Miền Nam tại hội nghị Paris.”
Đưa ra một ví dụ cho thấy việc Trung Hoa tôn trọng chính quyền Miền Nam, Tảng nói rằng trong suốt thời gian thăm viếng Bắc Kinh tháng 2/ 1975, không riêng gì đại biểu CPLTCHMNVN do ông ta dẫn đầu, sinh hoạt riêng trong một nhà quốc khách tách biệt hẳn với phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Miền Bắc) mà Trung Hoa còn tiếp đãi riêng, trang trọng với CPLTCHMNVN nữa. Việc Tảng phân tích thái độ của Trung Hoa (Bấy giờ ông ta rất thỏa mãn) đã đem lại vài điều đáng tin cho bản báo cáo do Francois Missoffe viết. Ông này là một phái viên đặc biệt của bộ Ngoại giao Pháp. Sau chuyến đi Bắc Kinh hồi đầu năm 1976, qua đó ông ta tham dự những buổi họp cấp cao, Missoffe nói rằng: “Dù có hai hay ba Việt Nam cũng chẳng thấy vấn đề gì. Trung Hoa cho rằng không thể chỉ có một Việt Nam.”
Bốn năm sau, Việt Nam tố cáo Bắc Kinh thúc đẩy Hà Nội đừng mở cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon. Lời tố cáo ấy, cũng giống như bao nhiêu lời tố cáo khác sau khi quan hệ giữa
hai nước đổ vỡ, được xem như những lời tuyên truyền. Tuy nhiên, Philippe Richer, người giữ vai trò đại sứ Pháp ở Hà Nội trong khoảng thời gian 1973-75, sau này, ngày 20/4/ 1975, chín ngày trước khi Saigon sụp đổ, ông ta xác nhận quả thật Bắc Kinh đã cảnh cáo Hà Nội sự nguy hiểm nếu “đưa cán chổi đi quá xa”, họ dùng câu tỷ dụ mà Mao đã dùng hồi năm 1972.
Dù sao, không có gì nghi ngờ việc Trung Hoa kiên trì chống Việt Nam trở thành một tiểu bá ở Đông Dương. Quan tâm lâu dài của Trung Hoa là sự cân bằng quyền lực giữa các nước nhỏ
ở ngoại vi của họ. Lo lắng của họ, từ 1954, là đẩy những thế lực thù địch ra khỏi Đông Dương rồi lại phải đối đầu với Hà Nội.
Thái độ của người Việt Nam cũng vậy, thay đổi qua nhiều năm.
Trong khi theo đuổi quyền lợi đất nước, Hồ Chí Minh duy trì một hình thức quan hệ có tính cách truyền thống. Tự tay ông ta viết thư cám ơn Mao và bằng những lời phát biểu công khai nói rằng Việt Nam “đích thực” kính trọng Trung Hoa. Người Việt Nam, ý thức rõ hơn Trung Hoa, tài bồi một mối quan hệ, xem Trung Hoa là người anh lớn và lâu dài. Francois Joyaux, ghi nhận rằng hồi đầu thập niên 1960, những nhà lãnh đạo Việt Nam đã dùng cùng một tiêu đề cho Mao giống như các vị vua Việt Nam trước kia đã dùng với các vị hoàng đế Trung Hoa. Hồ chỉ thị cho các viên chức cao cấp tháp tùng các phái đoàn thượng thặng của Trung Hoa khi họ viếng thăm Việt Nam là phải tiếp tục cung cách triều cống như ngày xưa. Joyaus nói quan điểm xem
Trung Hoa là chúa tể đối với VN “là một hiện tượng lạ kỳ, còn phức tạp hơn thế nữa. Thực ra, người ta có thể nhớ lại một số trường hợp các nhà lãnh đạo Việt Nam tự xem họ là “chư hầu” của Trung Hoa”. Trong khi thách thức với Trung Hoa để bảo vệ quyền lợi đất nước, người Việt Nam lại dùng những phương cách cũ.
Tuy nhiên, phương cách đó dần dần biến mất vì sự xung khắc ngày càng căng thẳng giữa hai bên và đặc biệt là sau chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Nixon đến Trung Hoa. Người
Việt Nam coi đó là sự phản bội. Năm 1972, Liên Xô và Hà Nội công bố mà không

No comments:

Post a Comment