Sunday, March 4, 2018

TÌNH TRẠNG NÀY KÉO DÀI , HỌ SẼ THÀNH NGOẠI NHÂN (ALIEN) DÙ ĐANG SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC MÌNH ! 
Thời gian vừa qua , thỉnh thoảng nghe đài RFA phỏng vấn ng dân ở các tỉnh miền trung và bắc Việt Nam , tôi cứ nghĩ rằng mình đang nghe 1 người - thuộc các dân tộc thiểu số nào đó - dù họ là ng Kinh nhưng tôi không hiểu họ nói gì . Đây ko phải là khác nhau về accent (giọng) .
Trong khi đó , nước Mỹ với hàng trăm chũng tộc , nhiều hơn thành viên của LHQ , họ lại nói GIỐNG NHAU dù thỉnh thoảng có THỔ ÂM * (dialect) của vùng miền , nhưng ng nghe vẫn hiểu . Những thiếu niên dân nhập cư , dưới 18 , chỉ sau 6 tháng hay 1 năm ở middle school (hay high school) đều nói trôi chảy * . Những người trẻ , khi đến Mỹ dù đã trên 18 , chỉ sau 1-2 năm hay ngắn hơn học ESL hay ĐH cộng đồng (community college) đã nói đúng giọng . (Vì trừ những người mới đến Mỹ khi lớn tuổi (tôi đến Mỹ lúc 47 t) thì khó nói tiếng Anh đúng giọng ; nhưng tôi lại nghe rất khá vì có học phát âm học từ nhỏ nhưng ít thực tập) .
* Các em ở trường từ sáng đến chiều , được ăn sáng và ăn trưa , và chúng phải giao tiếp = tiếng Anh , dù giai đoạn đầu chỉ chơi với dân VN .
Dân Mỹ đen , dù đẻ ở mỹ , học hết trung học (cưởng bách và miễn phí) , nói tiếng Anh với giọng khác Mỹ da trắng hay gốc Á châu , nhưng ng nghe , như tôi , vẫn hiểu .
Lý do : Do buộc phải HỌC HẾT cấp trung học , nên mọi chũng tộc (từ Phi châu , Trung đông xa xôi , v.v...) dù muốn dù không , về mặt TÂM LÝ và TIỀM THỨC , đều phải chấp nhận tiếng Anh . Vì nghĩ rằng , nó giúp mình SỐNG CÒN (survive) và vươn lên trong xã hội này .
Trong khi đó , dầu sống nhiều đời trên đất nước VN , dù là ng Kinh , nhưng do KHÔNG bị bắt buộc đi học hết cấp trung học (phải trả tiền) , thậm chí cấp tiểu học (dù miễn phí) - do gia đình quá nghèo , ko cho con học hết cấp tiểu học , mà bắt về nhà phụ giúp gia đình dù mới học lớp 3 , v.v... . Nghĩa là cha mẹ các em coi việc học , trong đó có tiếng Việt CHUẨN là ko quan trọng . Kết quả : Các em này , khi trưởng thành , ko thể nói được tiếng Việt chuẩn (mà các XNV trên đài radio hay TV đang xử dụng) . Và VẤN NẠN về ngôn ngữ trên đây ngày càng phát triển vì CP không có giải pháp để giải quyết vấn đề .
Nói thêm : 1 ng có học ở Anh vẫn hiểu 1 ng Mỹ nói dù họ có khác nhau về TỪ VỰNG để chỉ một đồ vật , chẳng hạn Anh gọi là W.C. thì Mỹ gọi là restroom .
Dân Philippines , có thể là dân tộc duy nhứt ở Á châu ko gặp trở ngại ngôn ngữ tại Mỹ vì họ học tiếng Anh trong nước từ tiểu học .
Hồi năm 1996 , các cô giáo ESL của tôi , dù gốc Phi hay Mỹ , đều viết 1 lối chữ giống nhau , do họ học từ tiểu học ở Mỹ . Sau này , tôi ko biết CP còn bắt HS tiểu học viết cùng nét chữ như trước ko . Riêng các em dưới 18 t , sang Mỹ vài năm thì muốn viết kiểu nào thì viết , tôi rất điên đầu khi chấm bài của chúng vào năm 1998-2001 .

No comments:

Post a Comment