Sunday, January 26, 2014

Con gái của nhà hoạt động chính trị Trung Quốc tới Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới
nguon : http://vietdaikynguyen.com/v3/china/chinese-human-rights/con-gai-cua-nha-hoat-dong-chinh-tri-trung-quoc-toi-my-de-bat-dau-cuoc-song-moi/


(R to L) Zhang Anni, her older sister Zhang Ruli, and Reggie Littlejohn, president of Women's Rights Without Frontiers, an international organization raising awareness about human rights abuses against women in China. Anni, who has been denied education in China because of her father's activist background, has emigrated to the United States. (Reggie Littlejohn)
(Từ trái qua phải) Trương An Ni, chị của cô là Trương Như  Lý  và Reggie Littlejohn, chủ tịch  Nữ quyền không biên giới, một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề vi phạm quyền con người với phụ nữ ở Trung Quốc. Anni đã không được cho đến trường học tại Trung Quốc vì cha cô là một người hoạt động nhân quyền, đã nhập cư đến Mỹ. (theo Reggie Littlejohn) .
Bị tách khỏi cha của mình và không được tiếp tục cho đi học, Trương An Ni 10 tuổi, con gái của Trương Lâm , tù nhân bất đồng chính kiến với chính quyền Trung Quốc, đã tới Mỹ với chị gái của mình. Hai cô bé rời khỏi Trung Quốc vào ngày 7 tháng 9.
Trương Lâm là nhà vật lý hạt nhân từng học tập tại đại học Thanh Hoa và là một nhà hoạt động chính trị tại tỉnh An Huy. Tính từ những năm 1980 ông đã ở trong tù 13 năm. Ông bị bỏ tù do đứng đầu nhóm sinh viên tuyệt thực tại tỉnh An Huy để hỗ trợ phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989, và gần đây là vào năm 2005 và 2007 do đăng tải các bài viết  phê bình chế độ trực tuyến trên Internet.
Vào tháng 2 năm nay, khi ông Trương bị giam cầm, con cái của ông là An Ni, 10 tuổi đã bị bắt cóc bởi bốn tên côn đồ sau giờ học và bị giam giữ suốt 20 giờ mà không có thức ăn hay nước uống. Hai cha con sau đó được thả và bị trục xuất tới Bang Phụ, cách Hợp Phì khoảng 80 dặm. Vào ngày 19 tháng Bảy, ông Trương bị tình nghi cố ý “tụ tập đông người gây mất trật tự nơi công cộng” và bị giam cầm trái phép bởi Cục Cảnh Sát Bang Phụ, thông tin từ tổ chức Nhân Quyền từ Trung Quốc. Ông bị cầm tù và đến nay vẫn chưa kết án.
Do không được phép quay lại trường học, An Ni đã viết một bức thư kháng cáo vào 10 tháng 4 gửi tới bà Bành Lệ Viên, vợ của lãnh đạo đảng cộng sản Tập Cận Bình. An Ni viết “Bà Bành, cháu rất muốn quay lại trường học. Xin bà và ông Tập nói với chú cảnh sát và các thầy cô giáo cho phép cháu đi học được không?” , theo thông tin đăng tải trên trang web China Change, một website giám sát nhân quyền ở Trung Quốc.
An Ni và chị Trương Như Lý vốn là một sinh viên đại học, đã tới sân bay quốc tế San Fancisco sau khi rời Thượng Hải vào sáng ngày 7 tháng 9, theo lời của bà Reggie Littlejohn, người sáng lập và chủ tịch tổ chức Nữ quyền không biên giới, một tổ chúc quốc tế có trụ sở ở California hoạt động nhằm mục đích phản đối cưỡng bức nạo phá thai và nô lệ tình dục ở Trung Quốc.
Với sự giúp đỡ của nhiều nhà hoạt động chính trị Trung Quốc và các quan chức Hoa Kỳ, bà Littlejohn và chồng đã có thể giải cứu và bảo vệ an toàn hai chị em tới Mỹ, đồng thời An Ni sẽ sống dưới sự giám hộ và chăm sóc của vợ chồng bà. Littlejohn không muốn nói về điều kiện Visa của An Ni cũng như chi tiết rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ hay nhà hoạt động chính trị Hồ Giai đã hỗ trợ như thế nào để có được chuyến bay của hai chị em.
“Trương Lâm đang bị giam giữ và vì lí do đó nên An Ni cần một người chăm sóc cho cô bé,” Littlejohn trả lời trong một cuộc phỏng vấn.
“Cha mẹ cô bé ly hôn vào năm 2011. An Ni đã có thể bị đưa đến trại trẻ mồ côi. Chồng tôi và tôi muốn cho cô bé một mái nhà chừng nào cháu muốn học tại Mỹ. Đúng là một phép màu khi cô bé có mặt tại đây.”
Bà Littlejohn tham gia vào trường hợp của bé An Ni vào tháng 4, khi An Ni bị cấm quay trở lại trường học. Lần đầu tiên bà nói chuyện với An Ni và cha cô bé là qua một buổi phỏng vấn qua radio, trong khi đó có một cuộc biểu tình ở trường của An Ni kêu gọi cho cô được phép tới trường.
“Kể từ cuộc nói chuyện đó, tôi đã rất đau lòng cho tình huống của họ. Trương Lâm chỉ là một trong số những người có lòng can đảm tới mức bạn không thể hiểu được… ông ấy đáng được biết rằng con gái mình đang được an toàn và cô bé sẽ được đi học và chúng tôi đang làm mọi việc có thể để cho cô bé một cuộc sống bình thường ở Mỹ.
An Ni bắt đầu thấy thích thú với thức ăn ở Mỹ, đặc biệt là món hamburger, em cũng thích chơi piano và đã quen chơi với con vẹt Nam Mỹ của bà Littlejohn tên là Huascar mà cô bé hay nói chuyện với nó.
“Chúng tôi có một cái đàn piano hiệu Steinway Grand rất đẹp trong phòng khách,” Littlejohn nói. “Tôi rất vui khi biết rằng bé An Ni thích chơi đàn. Tôi hy vọng sẽ giúp bé trở thành một giáo viên piano.”
Matthew Robertson Cùng phối hợp viết bài . Theo nghiên cứu của Frank Fang

No comments:

Post a Comment