Friday, May 3, 2019



QLVNCH: (Những Trận Đánh) – Đồi 1062 – SĐ Nhảy dù – Tướng Ngô Quang Trưởng & TT. Nguyễn Văn Thiệu



Đồi 1062 – SĐ Nhảy dù – Tướng Ngô Quang Trưởng & TT. Nguyễn Văn Thiệu
Vũ Linh Châu
 Inline image 1
Đồi 1062 là ngọn đồi án ngữ quận lỵ Thượng Đức gần ngã ba Thạnh Mỹ. Đây là một địa điểm chiến lược vô cùng quan trọng trên con đường Trường Sơn Đông. Tại vì dẫy núi Bạch Mã cắt ngang VN từ bờ biển tới tận Hạ Lào, Cộng Sản BV chỉ có thể vượt qua dẫy núi hiểm trở này tại hai địa điểm là đèo Hải Vân ở sát bờ biển và quận lị Thường Đức ở sát biên giới Lào-Việt.(Địa điển này còn được gọi là ngã ba Thạnh Mỹ vì đây lả giao điểm của QL 14 và QL 14B. QL 14 tức là xa lộ HCM, còn QL 14B chạy về hướng Đông, ven theo sườn phía nam của dẫy Bạch Mã để xuống Hội An, Đà Nẵng. (Xin xem bản đồ trong attachment).
1-   Vị trí chiến lược của Thường Đức:
Trong khi quân đội Mỹ còn tham chiến tại Việt Nam, với những phương tiện tối tân và dồi dào, như trực thăng võ trang, máy bay oanh tạc, nhất là với B52 trải thảm, biên giới Việt-Lào đã được khống chế chặt chẽ, quân đội Bắc Việt đã phải sử dụng đất Lào để chuyển quân vào Miền Nam, vừa xa xôi vừa khó khăn cực khổ. Nhưng từ ngày Việt Nam hóa chiến tranh, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không còn đủ phương tiện để kiểm soát và chế ngự vùng biên giới xa xôi hiểm trở này nữa, cho nên Cộng quân đã tự do tung hoành, như chỗ không người. Chúng đã xây dựng một đường chuyển quân mới cho các đoàn xe tăng T54, xe vận tải Molotova, và cả các đường ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam nữa. Con đường này hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Cái gọi là con đường HCM này bắt đầu từ hải cảng Vinh, chạy sang lãnh thổ Lào, khi gặp QL 9 thì vào Miền Nam VN tại cửa khẩu Lao Bảo. Sau khi đi qua Khe Sanh thì gặp QL 14 để vào thung lũng A Shau, A Lưới. Tới A Dớt, con đường sẽ băng ngang qua dẫy Bạch Mã tại A Tép, rồi thị trấn Hiên (P’rao), để tới sườn núi phía Nam tại ngã ba Thành Mỹ (hay Thường Đức là chỗ chúng ta đang đề cập tới). Sau đó, tiếp tục xuôi Nam, con đường này sẽ gặp Khâm Đức, Dak Sut, Tân Cảnh, Đắc Tô rồi chạy sang đất Lào để vào các tỉnh QĐ III vì từ Đắc Tô, Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột là vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. (Xin xem bản đồ trong attachment.
Nhưng muốn cho xe cộ thông suốt được đoạn đường từ Bắc tới Đắc Tô, Tân Cảnh, quân đội Miền Bắc phải giải tỏa được một cái nút chặn gần ngã ba Thạnh Mỹ, đó là quận lỵ Thường Đức.
2-   Việc phòng thủ Thường Đức:
Cho đến đầu tháng 8, 1974, nghĩa là chỉ ít tháng trước ngày mất nước, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn chiếm giữ được cái nút chặn chiến lược này. Nếu giải tỏa được Thường Đức, không những VC sẽ khai thông được con đường HCM mà còn dễ dàng chuyển quân uy hiếp Hội An, Đà Nẵng nữa. (Xin xem bản đồ)
Vì Thường Đức (gần ngã ba Thạnh Mỹ) giữ một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng như vậy, nên nơi đây đã là một bãi chiến trường đẫm máu nhất trong những tháng sau cùng của cuộc chiến Việt Nam. Và đó cũng là một chiến trường quyết định cho vận mệnh của Miền Nam VN chúng ta.
Lúc đầu, Thường đức do 1 Tiểu đoàn Địa Phương Quân trấn giữ, khi biết Cộng quân sắp đánh chiếm Thường Đức, khoảng cuối tháng 6 năm 1974, TĐ 79 Biệt Động Quân đã được điều động từ Quảng Ngãi ra tăng cường phòng thủ Thường Đức. Các tướng lãnh Miền Bắc đánh giá rằng “Đánh Thường Đức còn khó hơn đánh Quảng Trị” vì địa thế của Thường Đức rất hiểm trở. Nên vào giữa năm 1974, VC đã huy động tới 3 Sư đoàn để quyết giải tỏa cái nút chặn chiến lược này. Riêng ngày cuối cùng, 7/8/1974, địch đã pháo vào quận lỵ nhỏ bé này 1200 trái hỏa tiễn 120 ly.
  1. Tái chiếm Thường Đức – Đồi 1062.
Sau khi Quận lỵ Thường Đức bị tràn ngập, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã điều động Lữ đoàn 1 và Lữ đoàn 3 Dù để quyết tái chiếm Thường Đức. Sau nhiều trận đánh khủng khiếp, lực lượng Nhảy Dù mới kiểm soát được ngọn đồi chiến lược 1062 án ngữ thung lũng Thường Đức và chế ngự con đường giao thông với quận Đại Lộc. Những ngày sau đó, địch quân đã nhiều lần tràn lên quyết chiếm lại ngọn đồi sinh tử này, nhưng đều bị lực lượng Dù đẩy lui, các Thiên Thần Mũ đỏ vẫn ngự trị trên đồi 1062. Sau hơn một tháng, với những cuộc phản công thất bại liên tiếp, tổn thất vô cùng to lớn, ngày 29/10/1974, Cộng quân dùng súng phun lửa, phóng hỏa đốt đồi 1062, khiến các chiến sĩ Dù phải rút khỏi đỉnh đồi. Tướng Ngô Quang Trưởng ra lệnh cho Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh Sư Đoàn Dù phải tái chiếm đồi 1062 bằng bất cứ giá nào. Ngày 8.11.1974, các chiến sĩ Dù đã phải dành từng tấc đất, sử dụng chủ yếu là lựu đạn, chiếm từng hố cá nhân, diệt từng cái chốt, suốt 3 ngày 3 đêm mới làm chủ được đồi 1062 trở lại.
Tuy nhiên, địch quân đã thiết lập được một phòng tuyến vô cùng kiên cố để bảo vệ con đường HCM, nên mặc dầu đã tận dụng mọi khả năng, quân đội ta cũng không thể tái chiếm quận lỵ Thường Đức được. Những trận đánh ác liệt quanh quận lỵ Thường Đức gần Ngã ba Thạnh Mỹ này đã kéo dài trong gần 4 tháng, riêng binh chủng Nhảy Dù, số chiến sĩ hy sinh và bị thương lên đến gần 50% quân số tham chiến.
Để hiểu rõ hơn về những hy sinh vô cùng to lớn, những gian lao vô bờ bến và những tấm gương can trường không bút mực nào có thể mô tả được, xin mời quí vị đọc lại lời tường thuật của hai sỹ quan Nhảy Dù, Đại Úy Võ Trung Tín và Đại Úy Nguyễn Hữu Viên trong tác phẩm “33 Năm Nhớ Về Mặt Trận Thường Đức”:
Sau khi tường thuật chi tiết về các trận đột kích và tử thủ vô cùng can trường gan dạ của các Thiên Thần Mũ Đỏ tại ngọn đồi 1062, tác phẩm đã viết:
“ …Đỉnh đồi 1062 là một nấm mồ tập thể khổng lồ, chôn sống không biết bao nhiêu sinh mạng của cả hai bên. Một khi quân ta vừa chiến được Đồi 1062, thì lâp tức địch giội pháo, điên cuồng xông lên quyết chiếm lại cho bằng được. Cả hai bên mất đi giành lại đỉnh đồi 1062 nhiều lần…”Cái giá”để chiếm được Đồi 1062 thực sự là một cái giá rất cao, cao nhất của các chiến trận mà các chiến sỹ Dù đã gặp phải từ trước tới nay… Năm Tiểu Đoàn Dù đã bị tổn thất nặng nề, nặng nhất là Tiểu Đoàn 3 của Thiếu Tá Võ thanh Đồng…”
  ” Từ khi khởi đầu chiến dịch Thường Đức vào ngày 15 tháng 8, 1974, liên tục trong 3 tháng chiến đấu ác liệt quanh khu vực Đồi 1062, các đơn vị Nhảy Dù đã thiệt hại đến 50 phần trăm quân số, với gần 500 chết và 2,000 bị thương. Sư Đoàn Dù sử dụng luân phiên tổng cộng 7 tiểu đoàn trong chiến dịch này và đến giữa tháng 11, có đến 6 tiểu đoàn hoạt động trong khu vực Đồi 1062…”
(Hình như đâu đây cũng đang có những giọt nước mắt tự động trào ra, những giọt nước mắt tiếc thương và thán phục).
Đọc qua vài đoạn tóm lược nêu trên, mọi người sẽ tự hỏi tại sao Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chấp nhận đưa lá bài chủ lực của mình là hai lữ đoàn của Sư Đoàn Nhảy Dù để quyết chiếm một ngọn đồi khô cằn tại một quận lỵ đèo heo hút gió, xa cách những miền dân cư trù phú dưới vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung. Tại sao Quân lưc Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh những người con anh dũng và thiện chiến nhất của mình trong một trận đánh khủng khiếp như vậy?
Chắc chắn là vì ngọn đồi 1062 và quận lỵ Thường Đức đã giữ một vị trí chiến lược sinh tử cho vận mệnh của Miền Nam Viêt Nam.
Trước nhất, như đã trình bày ở trên, quận lỵ Thường Đức không những án ngữ trên đường Trường Sơn Đông, đường xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Miền Nam, mà nó còn là một nút chặn trên quốc lộ số 14B là quốc lộ ven theo sườn phía nam của dẫy núi Bạch Mã, chế ngự đường tiến của Cộng quân từ đường Trường Sơn xuống Đà Nẵng và các quận lỵ thuộc Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi…
(Xin xem bản đồ).
Lý do thứ hai, và có lẽ là lý do chủ yếu khiến cho ngọn đồi 1062 đã nhuộn đỏ máu đào – là vì Thường Đức là một nút chặn duy nhất trên đường Trường Sơn mà chúng ta có thể phòng thủ được vì nó có thể yểm trợ được bằng pháo binh từ các quận lỵ và các cứ điểm lân cận.
Tại các vùng rừng núi doc theo con đường Trường Sơn, mây mù dầy đăc bao phu quanh năm, nhất là vào các tháng mùa mưa, khiến việc yểm trợ bằng không quân rất khó thực hiện. Xin đan cử vài dẫn chứng:
–  Một cứ điểm khác cũng án ngữ trên Đường Trường Sơn là Khâm Đức, nhưng vì quá xa, chỉ có thể yểm trợ bằng không quân, nên chính lực lượng Đặc Biệt của Mỹ cũng đã phải rút bỏ. Đầu năm 1970, Sư Đoàn 2 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do tướng Nguyễn văn Toàn chỉ huy đã bất ngờ tái chiếm nút chặn chiến lược này. Nhưng rồi chỉ một thời gian ngắn sau đó ta cũng phải rút lui vì Khâm Đức nằm quá xa, ngoài tầm tác xạ của pháo binh. (Tôi đã may mắn được tham gia trận đánh này cùng với Tiểu đoàn 1, Trung Đoàn 6 của ĐT Phạm văn Nghìn.Và trong chuyến đi dọc theo đường mòn HCM này, tôi đã vô cùng hãnh diện được đứng cạnh Bà Xã tại ngọn đồi Khâm Đức nơi mà tôi đã được thả xuống bằng trực thăng – (Xin xem hình trong attachment)
–  Thung lũng A Sau, A Lưới cũng vì nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh, nên ngay từ năm 1965, Lực lượng Đặc Biệt của quân đội Hoa Kỳ cũng đã phải di tản khỏi thung lũng chiến lược này. (Xin xem phần “Thung lũng A Shau trang 159 trong Trường Sơn Trường Hận)
– Ngay cả Khe Sanh, một cứ điểm vô cùng quan trọng trên quốc lộ 9, chặn đường xâm nhập của quân đội miền Bắc từ bên Lào qua, nhưng vào cuối năm 1968, sau gần một năm tử thủ, quân đội Mỹ cũng đã phải bỏ ngỏ căn cứ yết hầu này. (Xin xem phần Khe Sanh, Lao Bảo trang 191).
Và sau cùng, phải chăng, nếu tái chiếm và tử thủ được ngọn đồi 1062 và quân lỵ Thường Đức, chúng ta sẽ rút lui khỏi Quảng Trị, Thừa Thiên và sẽ cứu được Miền Nam. Tại vì, như đã nói, dẫy núi Bạch Mã là một chiến lũy thiên nhiên vô cùng hiểm trớ, chạy băng ngang qua lãnh thổ VN, từ bờ biển vào sâu trong nội địa Lào. Chúng ta sẽ chỉ phải phòng thủ tại hai địa điểm là Đèo Hải Vân và Thường Đức mà thôi. (Xem “Nếu bỏ Quảng Trị, Thừa Thiên…” trang 318)
Tuy nhiên, các diễn biến chung quanh biến cố Thường Đức này đã đặt ra nhiều câu hỏi rất khó trả lời. Chẳng hạn:
–      Nếu đã biết Thường Đức giữ một vị trí chiến lược sinh tử cho Miền Nam như vậy, thì sao không quyết tâm phòng thủ từ trước. Như chúng ta đã biết, lúc đầu, Thường Đức chỉ được phòng thủ bởi một tiểu đoàn Địa Phương Quân, khoảng cuối tháng 6, 1974, khi biết Việt cộng sắp đánh chiếm Thường Đức, nhưng Tướng Ngô Quang Trưởng cũng chỉ điều động một tiểu đoàn 79 Biệt Động Quân từ Quảng Ngãi ra tăng cường mà thôi!
– Nhà văn Lữ Giang đã viết…” sau khi cuộc chiến được Việt Nam hóa, các nhà lãnh đạo quân sự của Miền Nam đã không nhận ra được tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức, không thấy được chiến lược và chiến thuật của Cộng quân là khai thông con đường Đông Trường Sơn để đưa quân xuống đánh thẳng vào Sài Gòn, nên không quan tâm đến Thường Đức…
 Tướng Ngô Quang Trưởng chẳng những không nhận ra được tầm quan trọng của việc cắt ngang con đường Đông Trường Sơn của Thường Đức, mà còn muốn mở thông con đường này cho Cộng quân chuyển xuống Miền Nam để Vùng I của ông khỏi bị áp lực nặng”
Ngoài ra, một vấn nạn lịch sử còn rất khó tìm câu trả lời hơn nữa. Đó là gần như ngay sau khi quận lỵ Thường Đức vừa thất thủ thì Bộ TTM QLVNCH đã điều động hai Lữ Đoàn Nhảy Dù ra để … tái chiếm. Tất cả chúng ta đều đã biết cái giá phải trả cho một cuộc tái chiếm sẽ to lớn hơn là việc phòng thủ gấp bội. Sự thương vong của hơn 50% quân số tham chiến thuộc Sư Đoàn Dù đã cho chúng ta thấy rõ điều này.
Do đó, nhận xét của nhà văn Lữ Giang trên đây cũng không phải là qúa đáng và vô căn cứ.
Xin được đóng góp một ý kiến cá nhân về các vấn nạn nói trên như sau:
Phải chăng, ngay sau khi Thường Đức vừa thất thủ thì TT Nguyễn Văn Thiệu đã bất ngờ thay đổi một điểm trong chính sách “Bốn Không” của ông. Ông sẽ cắt bỏ vùng đất phía Bắc dẫy Bạch Mã là vùng Quảng Trị, Thừa Thiên. Do đó mà đã có lệnh tái chiếm ngọn đồi 1062 và quận Thường Đức để dùng dẫy núi Bạch Mã như một chiến lũy thiên nhiên để tử thủ Miến Nam từ Đà Nẵng trở vào mà thôi.
Nhưng mà phải chăng chiến lược mới này của TT Nguyễn Văn Thiệu đã được thay đổi và ban hành qúa trễ. Từ chỗ bể vỡ tại Thường Đức này, Làn Sóng Đỏ đã cuồn cuộn ùa vào và toàn bộ Miền Nam VN đã bị nhận chìm trong ngày Quốc Hận 30-4-1975.
Vũ Linh Châu

No comments:

Post a Comment