Wednesday, August 4, 2021

 Sau khi Cộng quân chiếm tiền đồn số 5, thời tiết vùng Kontum rất nghiệt ngã, Tr/tá LB Định PĐT PĐ 530 kiêm LĐT LĐ 72 Tác Chiến biến thành "Người Gác Mây" (Dương Hùng Cường trên Lý Tưởng phát hành tháng 8 năm 1971) Ông dùng trực thăng bay lên vùng để canh chừng, khi thấy những khoảng trống có thể bay đến căn cứ 5, ông liền điều động 2 hoặc 3 phi tuần A-1 bay lên và bao vùng trên Kontum. Khi lổ hổng bay đến, các phi tuần bay tới.

- 10 giờ 30 phút ngày 12/6/1971 phi tuần Thái Dương 11 do Đ/u Lê Bình Liêu và Th/u Phúc cất cánh bay lên làm vòng chờ trên Kontum và khoảng 12 giờ trưa phi tuần bắt đầu làm việc.
Đ/úy Liêu vào bắn rocket không trở ngại nhưng khi anh bay gần đến mục tiêu, mây bắt đầu che phủ trên đỉnh căn cứ 5 chừng hơn 100 bộ. Lúc nầy muốn bay trở ra cũng không kịp, chỉ còn 1 con đường duy nhất là "bò" (chưa bao giờ thấy chiếc AD-5 bay chậm như vậy) lên đỉnh đồi để thả bom và chuẩn bị bay phi cụ để vượt qua nguy hiểm nhưng hơn 30 giây sau anh không điều khiển được, phi cơ mất dần cao độ, anh chỉ kịp kéo cái D ring. Hệ thống Yankee Seat đưa anh ra ngoài. Khi thấy mình nằm trên ngọn lửa của chiếc phi cơ và 4 trái Napalm, anh chỉ kịp nắm lấy dây dù giật thật mạnh để lướt qua khỏi ngọn lửa và cuối cùng rớt trên ngọn tre rừng cao hàng chục thước. Anh không nhớ bằng cách nào anh xuống được dưới đất.
Quan sát chung quanh, anh biết mình đang ở trên đỉnh đồi, những mục măng tre không bị cắt xén đã làm anh yên tâm mình ở bên ngoài mật khu 609 của Cộng quân.
Chừng 30 phút sau, anh nghe tiếng chiếc L- 19 bay tới , anh tìm 1 chổ trống bắn thẳng lên 1 viên flare và chừng mươi phút sau 2 chiếc A-1 bay tới, anh bắn thêm 1 viên flare nữa để xác định vị trí của mình. Năm mười phút sau 2 chiếc A-1 bắt đầu bắn phá xung quanh. Tiếng rít gió của 2 chiếc Khu Trục Cơ A-1 quần thảo cùng những loạt đạn đại bác 20 ly vang dội cả rừng núi trùng trùng điệp điệp Tam Biên.
Sau đó 1 chiếc trực thăng bay tới, anh bắn thêm 1 viên flare nữa. Vài ba phút sau, 1 cơ phi hay xạ thủ dùng khăn tay trắng ra dấu cho anh chạy về hướng Bắc. Khi ra khỏi khu rừng tre, anh gặp bãi đất đầy lao sậy cao quá đầu người. Anh vội cởi chiếc áo thun buộc vào nhánh tre khô chạy về hướng đã chỉ, nhờ xuống dốc nên sự di chuyển khá dễ dàng. Khi đến chổ chiếc trực thăng đang hoover trên cao chừng năm mười thước, viên Trưởng Phi Cơ Đ/U Phạm Công Cẩn ( sau nầy là Th/tá PĐT PĐ Lạc Lọng 229, hiện giờ cư ngụ tại Phoenix, tiểu Bang Arizona cố gắng dùng cánh quạt chánh để chặt cây. Nghe những tiếng chặt cây rừng bốp, bốp liên hồi nhưng phi cơ không thể xuống thấp hơn ( sau nầy phải thay nguyên dàn cánh quạt chính). Anh cơ phi cắt sợi dây interphone cùa mình, cột vào thành trực thăng rồi thả xuống . Dưới sức đè ép của cánh quạt, sợi dây interphone đong đưa qua lại, muốn chụp lấy nó không phải là chuyện dễ. Sau những lần té cù xuống dốc đồi, anh chụp được sợi dây, vừa quấn 1 vòng bên tay phải, đột nhiên phi cơ bốc lên cao. Anh cơ phi phải vỗ vai ra dấu anh Cẩn biết anh đang đu dưới bụng.
Không biết lâu, chiếc trực thăng đáp xuống nhưng cũng lơ lửng, bụng phi cơ nẳm trên 1 cây khô, cách mặt đất chừng năm bảy thước. Anh chạy ra phía trước ra dấu nhưng anh Cẩn không hiểu. Anh leo lên vài nhánh cây và chụp được chiếc càng bên trái rồi dùng sức đưa 2 chân kẹp lấy chiếc càng hy vọng anh cơ phi này nắm lấy dây TAP mang súng mà kéo anh lên sàn tàu. Rất tiếc anh nầy không hiểu ý. Vì sợ anh rơi xuống, anh cơ phi dùng chân trái đạp xuống bắp tay phải của anh đang ôm lấy chiếc càng. Với sức gió của cánh quạt, anh không chịu được lâu, 2 chân buông thả xuống và thêm 1 lần nữa anh chỉ biết lắc đầu và chờ...trong tiếng súng Mini gun của chiếc gun ship đang dọn bãi đáp. Và cuối cùng anh được nằm trên sàn tàu cho đến khi đáp xuống Tân Cảnh rồi được Thiếu tướng Lê Ngọc Triển Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh đón mừng. Tại đậy anh được Bác Sĩ Quân Y Đoàn Hưng Trí (?) khuyên anh nên về đến Pleiku hãy may lấy vết thương trên đầu bên tay phải (máu đã ngưng chảy) vì ở đó không đủ phương tiện làm đẹp vết thương.
Về đến Bệnh Xá của KĐ Yểm Cứ Pleiku, B/Sĩ Phước khuyên anh ráng chịu đau để khâu vết thương vì nếu dùng thuốc tê sẽ có hậu căn là mất đi trí nhớ khi về già. Và cũng từ đó B/Sĩ Phước mến anh như là 1 đứa em.
Sáng sớm ngày hôm sau, Đ/U Phạm Văn Thặng bước vào phòng gọi anh đi ăn sáng và hốt hoảng với gương mặt "quỷ" của anh bị cháy đen nửa bên phải. Tạ ơn trời đất. Trước khi rớt xuống rừng tre, nhờ anh nắm lấy dây dù kéo mạnh, người của anh chỉ kịp lướt trên ngọn khói của bom Napalm, mặt bên phải của anh hướng về phía ngọn lửa nên chỉ bị cháy xém 1 bên và sau 1 đêm mới phát hiện.(sự lợi hại của bom Napalm ???) Vì vậy Th/Tá Trần Ngọc Hà gọi anh là Phúc Cháy.
Chừng mươi ngày sau, vị Tướng Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ không tùy tùng đến thăm xã giao PĐ 350. Khi nhìn thấy gương mặt quỷ anh, ông Tướng ngạc nhiên hỏi lý do. Sau khi Đ/Tá Nguyễn Văn Bá KĐT KĐ 72 CT kể lại câu chuyện "khó tin" là 3 lần landing mới cứu được anh, ông nhìn thẳng vào anh với cặp mắt khác thường"thương hại ?". Sau đó khi nhìn thấy chiếc phi bào vá víu của Đ/U Lê Bình Liêu, ông Tướng biết được sự thiếu thốn quân trang, quân dụng của KQVNCH.
Chừng 1 tuần sau, cầu không vận giữa Đệ Thất Hạm Đội Mỹ và Pleiku được thành lập, mỗi ngày hàng chục chuyến phi cơ Caribou C- 7 đáp xuống Pleiku.
Tất cả nhân viên phi hành của PĐ 530 được phân phát:
- 1 áo giáp cùng nón sắt loại mới.
- 1 áo bay +1 áo lưới cùng bộ survival kit.
- 1 bộ flare gun và 1 Radio cấp cứu TR - 10.
Riêng anh được Th/Tá Mike Perino, cố vấn PĐ 530 trao cho chiếc radio RT-11 do Tướng Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội Mỹ trao tặng.
Và theo lời tâm sự Đ/Tá Bá cho biết số lượng quân trang được tặng lên tới 1000 mỗi thứ.
Ngoài ra KĐ 72CT được tặng 2 chiếc hoist để trang bị trên phi cơ trực thăng để cứu ngươi lâm nạn và đặc biệt nhất là 6.000 (sáu ngàn) trái hỏa tiễn chống chiến xa.
Số hỏa tiễn chống chiến xa nầy dùng để làm gì trong lúc nầy ??? Chắc chắn không phải để chơi ??? Xin mọi người suy luận ???
Hình máy RT-10



No comments:

Post a Comment