Monday, February 8, 2021

 TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở ĐÀ NẲNG TỪ 26-29/03/1975.

Chuyển ngữ từ 232-239 của sách Black April (Tháng Tư Đen). 

- Chuyển dân tị nạn ra khỏi Đà nẳng (ĐN) hầu có thể cho ông một cơ may để tái lập trật tự và củng cố phòng tuyến. Trái lại TẤT CẢ SẼ MẤT.-- Mật điệp của tướng Trưởng gửi BTTM. 

- Vấn đề ý nghĩa nhứt đối với tôi là hàng trăm ngàn người tị nạn đã đổ xô một cách ko kiểm soát vào Đà Nẳng (ĐN). Tình hình này đã tạo một nguy cơ lớn hơn và đóng góp thêm cho sự sụp đổ của QLVNCH hơn là địch quân. Các đv chiến đấu chuẩn bị triển khai... đã bị nuốt chửng (swallow) bởi làn sóng người tị nạn đen nghịt QL-1 và các hương hay tỉnh lộ. Sự rối loạn, thất vọng, và cuối cùng là hoảng loạn đã bắt đầu tác động (grip) đến các đv chiến đấu.-- Trung tướng Ngô Quang Trưởng đã viết sau 1975.

- Quan trọng hết trên tất cả là hội chứng gia đình. Trong khi ko thể bào chữa (excuse) sự sụp đổ của QLVNCH, hội chứng này là chìa khóa để hiểu những biến cố trong cuối tháng ba 1975. Như tư lịnh hải quân vùng 1 đã nhận xét sau 1975 về tác động của việc để thân nhân ở gần các đv, "Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ có can đảm để bỏ vợ con ở đấy--nghĩa là để họ tự lo liệu-- và đi tới hầm trú ẩn để chiến đấu chống địch?" Phân tích của tướng Thoại đúng với mọi quân đội, ko chỉ riêng cho nam VN. 

Sau đây là phần chuyển ngữ từ sách đã dẫn.


                       


======

. . . 

Tại Đà Nẳng tình hình xấu đi từng giờ, dù có cuộc thăm viếng của phó thủ tướng Đán và việc thành lập ủy ban tị nạn, số người đã vượt quá cố gắng của chánh phủ. Với hơn MỘT TRIỆU NGƯỜI đầy nghẹt đường phố Đà Nẳng, NGÀY 26 THÁNG BA, Trưởng ra lịnh cho TLP, thiếu tướng Hoàng văn Lạc, bay vào Sài Gòn để yêu cầu phương tiện di tản họ. Thông điệp của Lạc đơn giản: Chuyển dân tị nạn ra khỏi Đà nẳng (ĐN) hầu có thể cho Trưởng một cơ may để tái lập trật tự và củng cố phòng tuyến. Trái lại TẤT CẢ SẼ MẤT.

Dù các cố gắng của Lạc, cho tới khi tàu thủy tới, chỉ có phương tiện di tản duy nhứt là máy bay. Trong khi những chuyến bay đầu tiên của hãng World Airways hoạt động tốt, vào chiều ngày 27 THÁNG BA, đoàn người ngày càng càng tăng tại sân bay đã trở nên mất trật tự và đổ xô tới một máy bay, và sân bay đóng cửa. Đường xá trong TP ko khá hơn. Với hổn loạn ngày càng gia tăng do những kẻ có súng đánh nhau với dân thường để dành thức ăn, cảnh sát đã bắt đầu tan rả. Luật pháp ko còn, dẫn tới bạo động và những tội ác trầm trọng. Sau khi những tàu thủy đầu tiên đã tới, đám đông đổ xô ra bến tàu ĐN, tạo thêm hổn loạn. 

Tình hình càng xấu hơn khi BTTM thông báo Trưởng rằng tin tình báo cho thấy bắc quân sẽ pháo vào ĐN lúc 7 g tối NGÀY 28 THÁNG BA. Với tinh thần giao động, Trưởng ra lịnh cho TQLC và sđ 3 bộ binh của tướng Hinh rút về phòng tuyến cuối cùng quanh ĐN. Có nghĩa các trung đoàn của Hinh ở nam ĐN chỉ còn cách tp này 16 km, đặt tp lớn hàng thứ hai của nam VN trong tầm pháo bắc quân. LĐ 468 TQLC tiếp tục giữ đèo Hải Vân, trong khi LĐ 369 TQLC giữ trung tâm của chu vi phòng thủ ĐN. Tuy nhiên, Hinh gặp vấn đề lính bỏ đơn vị ngày càng gia tăng. NGÀY 27 THÁNG BA, ông ghi:" Hầu hết quân nhân thuộc các đv tiếp vận hay hậu cứ hay BTL sđ đều bỏ đv để lo cho gia đình. Căn cứ chánh của tôi ở HÒA KHÁNH từ từ trống rỗng."

Nhận thức rằng sự sụp đổ cuối cùng của VNCH trong tầm tay, NGÀY 26 THÁNG BA, bộ tham mưu của Giáp ra lịnh cho bắc quân nhanh chóng tiến về ĐN. SĐ 2 csbv sẽ tấn công từ hướng nam theo QL1, sđ 304 từ Thường đức sẽ tiến về phía đông. Quân đoàn 2 csbv sẽ chiếm đèo Hải Vân và tấn công ĐN từ phía bắc. Nguyễn hữu An được lịnh "gửi thêm đại bác tới đèo này. . . để sao, khi có lịnh, có thể ngay lập tức bắn vào sân bay ĐN. Anh phải làm những gì cần thiết để vượt qua trở ngại về địa thế để đại bác có thể bắn tới cảng và khu vực cảng."

Để thực hiện công tác này, tướng An phải vượt qua một số khó khăn lớn. Chỉ có trung đoàn 18 của 325 là gần đèo Hải Vân. Những đv khác của ông đều ở Huế, cầu trên QL-1 bắt qua sông Truồi đã bị sập, và tiếp vận của ông ở rải rác trên hai tỉnh. Ông lập tức ra lịnh cho thiếu tướng Hoàng Đan, TLP, chỉ huy việc tấn công vào đèo Hải Vân. Ông ra lịnh cho công binh sửa cầu sông Truồi để chỡ lính đến đèo Hải vân. Ông cũng gửi hai đại đội xe tăng và hai pháo đội 130 ly tăng cường cho trung đoàn 18. Ông tới sđ 304 ở tây ĐN, đi theo ông là một tđ xe tăng. Ông ra lịnh cho tiếp vận của quân đoàn phải giải quyết mọi chậm trể về tiếp vận và dùng chiến cụ của VNCH để thay thế hay tăng cường. Mỗi khu vực phải áp dụng chiến thuật của Sô-Viết là "vừa đi vừa đánh," nghĩa là nếu đv gặp kháng cự, họ phải lập tức tấn công thay vì ngừng để chuẩn bị. 

Suốt ngày, lính của trung đoàn 18 csbv đụng độ với ĐPQ giữ các vị trí gần đèo. Cuối cùng họ đã đánh thốc qua, nhưng gặp một trở ngại khác: một cầu trên QL-1 bị giựt sập bởi đặc công một tuần trước. Công binh ko thể sửa cầu kịp thời, do đó Đan để thiết giáp và pháo binh ở lại và tiến về trước với bảy xe lội nước PT-76. Lúc 5:30 sáng ngày 29 THÁNG BA, một tđ của trung đoàn, theo sau bởi PT-76, tấn công đèo Hải Vân.

Trong khi đó, pháo binh của An, đã vào vị trí, và đúng như tình báo của BTTM tiên đoán, chúng đã bắt đầu bắn lúc 7 g tối NGÀY 28 THÁNG BA.   300 PHÁT trúng sân bay và các trung tâm tiếp vận quanh ĐN. Pháo cũng trúng BTL của Trưởng, khiến ông chuyển về căn cứ hải quân ĐN. BTTM cảnh báo rằng "một tấn công toàn diện vào lúc 5 g sáng hôm sau" và sau đó liên lạc với SG bị gián đoạn. Dựa theo cảnh báo này, Trưởng đã quyết định BỎ ĐÀ NẲNG. Đêm đó, ông họp với các TL và nói với họ rằng di chuyển binh sĩ ra các bãi biển. Tướng Hình của sđ 3 chống đối, nói rằng ông ko thể lập kế hoạch rút quân với thời gian ngắn như vậy. Khi Trưởng im lặng, Hinh nhận ra rằng mình ko còn chọn lựa. 

Hải quân lập tức bốc binh sĩ tại bãi biển. LĐ 468 TQLC đã lên chiếc LSM Lam Giang (HQ-402) thành công tại chân đèo Hải Vân lúc 6 g sáng ngày 29 THÁNG BA. LĐ 369 tqlc rút về một bãi nam ĐN, trong khi bị sđ 304 theo bén gót. Họ bắt đầu lên tàu LSM Hương Giang (HQ-404), chiếc tàu đã từng bốc sđ 2 ở Chu lai. Biển ko sâu sâu, nhưng sóng lớn. ĐT Trí đã giúp trung tướng Trưởng lội ra tàu. Trong khi TQLC lên tàu, pháo binh csbv bắt đầu pháo vào bãi biển. Tàu Hương Giang phải lui ra biển sau khi bốc khoảng 500 TQLC. Khi bắc quân tới, TQLC kháng cự trong VÀI GIỜ, nhưng cuối cùng 3.000 ng đầu hàng. LĐ trưởng của LĐ 369 có lẽ chết vì đạn địch tại bãi biển. Theo nhiều nguồn tin, LĐ trưởng và phó, ĐT Nguyễn xuân Phúc và Đỗ hữu Tùng có thể đã chết hay mất tích--người dịch. Chỉ có MỘT TRUNG ĐOÀN của Hinh đã tới bãi biển. Khoảng 1.000 lính trên tổng số khoảng 12.000 lính của sđ 3 lên được tàu HQ-402, số còn lại bị kẹt trên bờ. 

Tại nam ĐN, sđ 2 csbv tiến về bắc theo QL-1. Dù được lịnh ko giao chiến với phòng tuyến vnch, trung đoàn đi đầu vẫn tiếp tục ngừng lại để giao chiến với DPQ. Đến lần thứ ba, TL của sđ này đã cất chức một trung đoàn trưởng vì tiếp tục giao chiến. Mọi đv của bắc quân đã tới ĐN vào giữa buổi sáng NGÀY 29 THÁNG BA. Tới 3 g chiều cờ CS phất phới bay trên ĐN. QĐ 1 VNCH đã tan rả trong một thất bại đáng chú ý nhứt trong lịch sử quân sự cận đại. Theo con số của csbv cho toàn chiến dịch từ 5 ĐẾN 29 THÁNG BA, bắc quân "đã tiêu diệt 120.000 binh sĩ địch tại chiến trường--chỉ có 6.000 người thoát được. Trong tổng số này, 55.000 bị bắt sống tại trận, trong khi số còn lại bỏ đv và sau đó trình diện." Họ đã tịch thu " 129 máy bay, 179 xe tăng và xe M-113, 327 đại bác, 47 tàu lớn và nhỏ, 1084 xe quân sự, và số lượng lớn đạn dược và xăng dầu."

Sự sụp đổ của ĐN trong hoảng loạn và được báo chí loan tin rộng rải đã chỉ xác nhận những cảm tưởng từ lâu của phương Tây rằng QLVNCH chỉ là những lá bài chồng chất lên nhau một cách lỏng lẻo (house of card), chỉ cần một cơn gió mạnh là đổ xuống. Trong khi sự hoảng loạn đã diển ra tại các địa điểm di tản là một hổ thẹn hay ô nhục (disgrace), tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của chiến dịch tấn công của csbv, các lực lượng nam VN đã chiến đấu dũng cảm. Chỉ đến những ngày cuối, nhiều yếu tố đã tạo ra một tan vỡ (breakdown) đột ngột và ko thể đảo ngược của tinh thần chiến đấu. Trong khi nhiều người đã viết việc rút sđ Nhảy Dù là nguyên nhân chánh yếu, việc QL-1 ở nam Huế bị cắt đứt cũng ko kém quan trọng. Cũng quan trọng ko kém là việc Quốc hội Mỹ từ chối giúp đỡ trong lúc bắc quân tấn công. Sau 1975, một viên chức cao cấp của CIA có quan hệ mật thiết với QLVNCH nói rằng "phần lớn các sĩ quan và binh sĩ đều nghĩ rằng họ có thể cầm cự lâu hơn trong một thời gian nào đó, nhưng điều này hình như vô ích vì khả năng Mỹ sẽ chấm dứt hoàn toàn viện trợ." Tin tức về rút chạy thảm hại ở Cao nguyên cộng với tin đồn chia đất cũng đã đóng một vai trò lớn. 

Quan trọng nhứt vẫn là số lượng khổng lồ người tị nạn. Sau này Trưởng đã viết: "Vấn đề ý nghĩa nhứt đối với tôi là hàng trăm ngàn người tị nạn đã đổ xô một cách ko kiểm soát vào ĐN. Tình hình đã tạo một nguy cơ lớn hơn và đóng góp thêm cho sự sụp đổ của QLVNCH hơn là địch quân. Các đv chiến đấu chuẩn bị triển khai... đã bị nuốt chửng (swallow) bởi làn sóng người tị nạn đen nghịt QL-1 và các hương hay tỉnh lộ. Sự rối loạn, thất vọng, và cuối cùng là hoảng loạn đã bắt đầu khống chế (grip) các đv chiến đấu. 

Quan trọng hết trên tất cả là hội chứng gia đình. Trong khi ko thể bào chữa (excuse) sự sụp đổ của QLVNCH, hội chứng này là chìa khóa để hiểu những biến cố trong cuối tháng ba 1975. Như tư lịnh hải quân vùng 1 đã nhận xét sau 1975 về tác động của việc để thân nhân ở gần các đv, "Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ có can đảm để bỏ rơi vợ con ở đó --nghĩa là để mặc vợ con tự lo liệu--và đi đến bunker để chống lại địch quân? Phân tích của tướng Thoại đúng với mọi quân đội, ko chỉ riêng cho nam VN. 

Dịch từ trang 323-329 của sách đã dẫn.

San Jose ngày 8 tháng 2 2021

Tài Trần

No comments:

Post a Comment