Sunday, January 10, 2021

 LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ BỎ VÙNG ĐẤT SỎI ĐÁ NÀY? -- Trung tướng Ngô Quang Trưởng. 

- Bằng cách nghi binh, nghĩa là gửi đi các mật điện giả, csbv đã làm QK 1 VNCH nghĩ rằng sđ 308 và 341 đã có mặt tại Quảng Trị, dù sđ 308 vẫn còn ở gần Hà Nội và sđ 341 đang ở QK 3 VNCH.

- Họ đã bí mật chuyển cả sđ 325 bộ binh gồm xe pháo, đang đóng quân ở bắc Sông Thạch Hản, xuống phía nam Huế, mà tình báo VNCH ko hay biết. Đây là hậu quả của cắt giảm quân viện khiến không quân VNCH ko đủ xăng dầu bom đạn để tìm kiếm hay theo dỏi các cuộc chuyển quân của csbv. Tướng Trưởng, trong một hồi ký đã trả lời, cũng vì lý do vừa kể, hỏa lực của VNCH chỉ dành để đánh trả các cuộc tấn công của đối phương vào các đồn bót hay tp, v.v...

Sau đây là chuyển ngữ từ trang 264-274 của Black April của George Veith.

"Khi chiến tranh ở Vùng I bùng nổ trở lại năm 1974, trận chiến ác liệt này đã báo trước (portend) một cuộc tấn công lớn trong mùa xuân 1975. Với sức mạnh ngày càng gia tăng của quân csbv, đây sẽ là một cuộc tấn công mà Nam Việt nam ko chắc chắn có thể đánh bại, đặc biệt vì vùng đất này thuận lợi với kẻ tấn công, ý nói csbv. Một rặng núi (ridgeline) lớn giữa Huế và Đà Nẳng chia khu vực này thành hai khu khác nhau. Đây là một nhánh của rặng Trường Sơn và chấm dứt ở Đèo Hải Vân trên bờ biển. Đèo này là một vùng đất quan trọng tại Quân Khu 1. Chỉ cần quân số ít để chiếm và giữ nó, sẽ cắt đường rút lui của ba sđ giỏi nhứt của Nam VN. Phía bắc của đèo là tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên và TP Huế, nơi đặt cung đình cuối cùng của VN. Phía nam của đèo là tỉnh Quảng Nam và Đà Nẳng, TP lớn thứ hai và hải cảng chiến lược của Nam VN. Tiếp tục về phía nam là các tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngải. Địa thế của Vùng 1 phần lớn là núi, che phủ bởi rừng rậm giáp giới (abut) một đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. 

Khi năm 1975 bắt đầu, dân số vùng này đã hơn ba triệu, đại đa số là người Việt sống ở đồng bằng hay các tp. Về mặt kinh tế, đây là vùng nghèo nhứt nước, tuy vậy do di sản lãng mạn và văn hóa của Huế, cộng với cảng nước sâu của Đà Nẳng, nó có tầm quan trọng chỉ sau Sài Gòn. Dù Tổng thống Thiệu đã nhiều lần xem xét bỏ rơi khu vực này trong năm qua, ông đã biết rằng đó là một công việc khó thực hiện về mặt chính trị, cảm xúc, và tiếp vận. Do đó (accordingly), Thiệu đã buộc lòng đầu tư một lực lượng quân sự đáng kể để bảo vệ một phần của đất nước đang làm hao hụt tiềm lực kinh tế (của đất nước) hơn là đóng góp. 

Quảng Trị và Thừa Thiên đã từng là chiến trường ác liệt nhứt, phần lớn do nằm kế Bắc VN. Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển này nằm kế những rặng núi đã khiến nó trở thành một khu vực mà Nam VN khó bảo vệ. Bây giờ càng khó bảo vệ hơn. Trước đây, các cuộc tấn công của Bắc quân đã phải xuất phát từ biên giới Lào hay xuyên qua vùng phi quân sự hay DMZ. Cuộc tổng tấn công 1972 đã khiến Bắc quân kiểm soát vùng núi non phía tây từ biên giới tới đồng bằng, cộng thêm khu vực từ vùng phi quân sự tới tp Quảng Trị. Nam VN chỉ giữ những vùng đồng bằng dọc theo một phòng tuyến, đi từ biển qua tp Quảng Trị, chạy dọc Sông Thạch Hản và tiếp tục về hướng tây tới núi, và từ đó đi về phía nam tới Đèo Hải Vân. Vì Hiệp định Paris đã quy định (stipulate) một ngưng bắn tại chỗ, phe CS đã bắt đầu giao bóng, đã được mô tả một cách tài tình bởi ĐT Mỹ Le Gro, trên "đường 30-yard" của quân lực VNCH. 

Một yếu tố khác của những cuộc tấn công trước đây là việc thiếu đường xá đã khiến Bắc quân ko thể thiết lập những kho tiếp liệu đầy đủ để duy trì tấn công lâu dài, trong khi cũng cung cấp cho các đv VNCH có thời gian để phát hiện và phản ứng với những cuộc chuyển quân của csbv. Vì những khu do VNCH kiểm soát có đường xá tốt và khoảng cách ngắn, quân lực VNCH đã có thể di chuyển viện binh nhanh hơn CS. Để giảm nhẹ (mitigate) thuận lợi này của VNCH, sau ngưng bắn, CS đã đầu tư mạnh mẻ bằng cách xây dựng một mạng lưới đường xá dầy đặc trong khu vực mà họ đã chiếm năm 1972. Giờ đây quân csbv đã có thể tập trung quân và tiếp liệu tại nhiều điểm ở Vùng 1. Vì không còn hải và không quân Mỹ để ngăn ngừa chúng, VNCH đã ko thể bảo vệ cạnh sườn của mình.

Đó cũng là một vấn nạn của Nam VN tại BTL tiền phương Quân đoàn 1 (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên). CS có thể tung ra một cuộc tấn công bất ngờ từ vùng núi với lực lượng áp đảo chống lại một vị trí phòng thủ yếu ớt, rồi nhanh chóng di chuyển một đoạn ngắn để cắt QL-1. Vì vùng đồng bằng ven biển này chỉ rộng từ 16 km đến 24 km tại bất cứ điểm nào. Một cuộc phòng thủ thành công phải dựa trên ba yếu tố: tình báo chính xác về ý định của địch, sức mạnh của đv và hỏa lực đầy đủ để làm cùn bước (blunt) cuộc tấn công đầu tiên của địch, và quân trừ bị để phản công và chận đứng mọi lổ thủng trên phòng tuyến.

Tuy nhiên, TL của BTL tiền phương QĐ 1, trung tướng Lâm Quang Thi, đã đối diện những hạn chế của ba yếu tố này. Không thể có được tình báo chính xác. Đây cũng là vấn đề mà tướng Trưởng đã nhận ra sau trận chiến Thường Đức THÁNG TÁM 1974. ĐT Nguyễn Thành Trí, TLP của TQLC, đã giải thích rằng "vì chúng tôi ko còn tiếp cận thông tin tình báo, trước đây được cung cấp bởi Mỹ, khả năng hiểu biết tình hình địch của chúng tôi rất hạn chế. Trong nhiều trường hợp chúng tôi đã lầm lẩn và mơ hồ về kế hoạch và khả năng của đối phương." Điều mà tình báo QK 1 có thể làm, cũng như các QK khác, là cung cấp một ước tính ban đầu hơi chính xác về ý định tổng quát của đối phương. Điều mà họ ko thể làm là cung cấp  những cảnh báo sớm và rõ ràng (clear-cut) về vị trí hay khung thời gian của các cuộc tấn công, đặc biệt khi các tư lịnh quân csbv đột ngột thay đổi kế hoạch của họ, như tướng Giáp thường làm. 

Hơn nữa, cắt giảm quân viện của Mỹ đã giảm mạnh hỏa lực, và nhân lực đã bị hao hụt nặng do trận chiến ác liệt tại QK 1 năm 1974, ý nói trận chiến tại Thường Đức, và tại các nơi khác thuộc Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngải-- người dịch. Trong khi TQLC vẫn còn phong độ, sđ 1 và BĐQ QUÂN SỐ RẤT THIẾU--như TĐ 60 BĐQ của Thiếu tá Chiến chỉ còn 200 quân--người dịch. Khả năng di động, trước đây do trực thăng đảm trách, giờ đây bị giảm (crimp) nghiêm trọng do thiếu hụt xăng dầu và phụ tùng thay thế. Điều này đã khiến QL-1 trở thành MẠCH MÁU CHÁNH để chuyển viện binh từ những nơi bị áp lực nhẹ. Giữ con đường này thông suốt vì vậy trở thành tối cần, hay tướng Trưởng đã phải đối diện, như tướng Murray đã tiên đoán, "một cuộc rút quân kiểu Dunkirk nhưng lại ko có tàu." NÓI THÊM: Trong vòng chín ngày của tháng 6/1940, các tàu của phe đồng minh từ Anh đã vượt eo biển Manche (chia cắt Anh với Pháp), để đến xã Dunkirk ở bờ biển bắc nước Pháp để di tản 338.226 quân Pháp, Bỉ, v.v... khỏi sự truy đuổi của quân Đức. Dù được xếp vào một cuộc rút lui khổng lồ và thành công nhưng phe đồng minh đã bị chết hay bị thương 68.000 người, 48 ngàn bị bắt, tổn thất 50 ngàn xe cộ gồm xe tăng; chín tàu khu trục chìm, 19 tàu khác, và 200 tàu chỡ quân và 117 máy bay bị hủy diệt hay hư hại. Cuộc rút quân này đã được quay thành film.--người dịch.

TP Huế là một giải thưởng lớn trong vùng đất đầy tranh chấp nóng bỏng này. Năm 72, bắc quân đã tấn công tại bắc Quảng Trị từ hai hướng: xuyên qua vùng quân sự và từ Lào. Mục tiêu của họ, cũng như năm 1968, là chiếm cố đô Huế. Trong 1975, Nam VN vẫn phải phòng thủ hai hướng này: ranh giới ngưng bắn hiện thời và vùng núi phía tây. Trên Sông Thạch Hản, nhiệm vụ của QLVNCH là giữ tp Quảng Trị và QL1, chạy thẳng tới Huế. Cùng lúc, họ phải bảo vệ một cạnh sườn trái dài gần 58 km, từ Sông Thạch Hãn tới Huế. Vài con sông lớn, xuất phát từ vùng núi phía tây, cung cấp con đường tiến về đồng bằng. Hành lang Sông Bồ ở tây bắc Huế đã tạo một đe dọa lớn, vì nó đã tạo đường tiến sát hay chuyển quân gần nhứt và trực tiếp nhứt tới tp này. 

Giờ đây Bắc quân đã căng kéo phòng tuyến của QLVNCH xa hơn khi mở ra một MẶT TRẬN THỨ BA tại vùng núi quan trọng ở nam của Huế, một khu vực mà Bắc quân gần như bỏ qua trong tổng tấn công 1972. Đây là một địa thế lý tưởng để tấn công: hơn 64 km đồi dốc và rừng rậm chỉ chấm dứt nơi QL-1 quanh co trên Đèo Hải Vân. NÓI THÊM: các trận đánh trong tháng 3/1975 của trung đoàn 1 và 54 của sđ 1 bộ binh và TĐ 60 và 61 BĐQ đều xảy ra ở khu vực này, nằm phía tây QL-1 và nơi gần nhứt chỉ cách QL 1,6 km.--người dịch. 

Kế hoạch phòng thủ của tướng Thi đơn giản. Ông đã ko tin rằng bắc quân sẽ vượt Sông Thạch Hản vì sẽ vi phạm hiệp định Paris. Nếu nếu đối phương tấn công, và áp lực quá lớn, ông dự định rút quân TỪNG GIAI ĐOẠN về Huế, bằng cách dùng các sông kể trên làm phòng tuyến. Từ tp Quảng Trị về Sông Mỹ Chánh, khoảng nửa đường từ Quảng Trị tới Huế, ông đã đặt hai lữ đoàn (LĐ) TQLC, một liên đoàn đpq của Quảng Trị, và một chi đoàn của thiết đoàn 1. Từ Mỹ Chánh đến Huế (phân nửa phía bắc của tỉnh Thừa Thiên), ông đã triển khai các lực lượng theo một tuyến vòng cung đối diện vùng núi phía tây Huế. Lực lượng này gồm một LĐ TQLC, một trung đoàn của sđ 1, một số TĐ đpq, và một chi đoàn thiết giáp. 

BA TRUNG ĐOÀN CÒN LẠI của sđ 1 bảo vệ vùng núi từ Huế tới đèo Hải Vân. SĐ 1 gần đây đã lập những đồn bót trên nhiều cao điểm để cung cấp hỗ trợ pháo binh hỗ tương. Sau những trận đánh ở các núi Mỏ Tàu và núi Bông năm 1974, sđ 1 đã điều chỉnh chiến thuật từ một tuyến phòng thủ duy nhứt với những tiền đồn càng xa càng tốt, thành phòng thủ THEO CHIỀU SÂU. Chiến thuật này được thiết kế để đánh bại chiến thuật xâm nhập đằng sau phòng tuyến để tấn công BCH của đv. 

Trước đây, BTL tiền phương của QĐ 1 có cả sđ Dù trong tay, nhưng sau trận chiến cuối năm 1974, tướng Trưởng đã để hai LĐ Dù ở Thường Đức để bảo vệ cạnh sườn phía tây của Đà Nẳng. Điều này đã buộc Thi chuyển một LĐ TQLC khỏi phòng tuyến của ngưng bắn để thay thế Dù ở bắc Huế. LĐ Dù thứ ba giữ Đèo Hải Vân. Liên đoàn 15 BĐQ làm trừ bị. 

Ở mặt trận trung tâm của tướng Trưởng, với Nhảy Dù ở tây Quảng nam, sđ 3 của chuẩn tướng Nguyễn duy Hinh, đã di chuyển về phía nam để bảo vệ phần còn lại của tỉnh này. Vì tình báo của QĐ 1 tin rằng Bắc quân có ý tấn công ở đây vào xuân 1975, Trưởng đã rút LĐ 12 BĐQ từ Quảng Ngải và triển khai ở bắc Quảng Tín. LĐ 11 BĐQ và LĐ 14 BĐQ đã bị thiết hại nặng trong các trận đánh trước đó, sẽ tập trung vào những tấn công trông đợi xảy ra ở mặt trận phía nam của Trưởng thuộc tỉnh Quảng Ngải. Điều này đã khiến chỉ còn ĐPQ bảo vệ quận Tiên Phước ở Quảng Tín, nơi xảy ra những ác chiến năm 1974. Vì ĐPQ Quảng Tín là một trong những đv XUẤT SẮC NHỨT của QK 1, họ ít khi cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Đây là một khe hở mà bắc quân sẽ tận tình khai thác. 

Ngoài bộ binh và thiết giáp, Trưởng còn có sđ 1 không quân, và hải quân vùng 1 duyên hải, gồm các giang thuyền, tàu tuần tầm-ngắn, và vài tàu nước-sâu. Hoàn toàn trông chờ một tổng tấn công lớn vào xuân 1975 ở khắp QK 1, Trưởng đã bận rộn chuẩn bị cho cuộc tấn công này bằng cách phục hồi những đv đã bị tổn thất trong trận chiến 1974. Dù ông đã cố gắng nhiều nhưng tinh thần của binh sĩ VẪN THẤP. Lương thấp đã khiến người lính ko thể cung cấp đầy đủ cho gia đình. Tiếp liệu đã bị tiết giảm mạnh, dự trữ về thuốc men và xăng dầu tụt giảm (deplete), và Trưởng đã dùng một phần đáng kể đạn dược dự trữ trong năm 1974. Tóm lại, dù Trưởng chỉ huy một lực lượng mạnh nhứt của quân Nam VN, ý nói gồm sđ TQLC, sđ Dù, các sđ 1-2-3 bộ binh-- người dịch, nhưng ông có rất ít trừ bị, các đv không đủ quân số, địa thể lại khiến ông gặp nhiều thất lợi và hỏa lực của ông đã bị cắt giảm khủng khiếp (drastically). 

Để so sánh, ta thấy Hà Nội đã có một tập trung quân ĐÔNG ĐẢO NHỨT tại bắc của Nam VN. Chỉ riêng trong khu vực trách nhiệm của BTL tiền quân của QĐ 1, phụ trách phía bắc của Đèo Hải Vân, đã có quân đoàn 2 csbv và mặt trận B-4. Quân đoàn 2 csbv có sđ 304, 324, và 325, một sđ phòng không, lữ đoàn 203 thiết giáp, các lữ đoàn pháo, công binh và truyền tin. Mặt trận B-4 có ba trung đoàn độc lập và tám TĐ quân địa phương hay du kích. Phía nam của  Đèo Hải Vân, CS đã có những đv lớn của mặt trận B-1; gồm có sđ 2 csbv ở nam Quảng Nam, lữ đoàn 52 ở Quảng Ngải, và gần 12 TĐ quân địa phương độc lập. Thêm vào đó, mặt trận B-1 còn có một sđ ở Thường Đức, gồm hai trung đoàn của sđ 304 và một trung đoàn của sđ 324 đã chiếm quận này từ tháng 8/1974. 

Về mặt chiến lược, Trưởng đã chuẩn bị hai tình huống dự phòng. Tháng 12/74, BTTM đã tiên đoán mục đích chánh của Hà Nội tại QK này năm 75 là làm Quảng Trị mất ổn định và cô lập Huế và Đà Nẳng bằng cách cắt Ql-1 ở Đèo Hải Vân. Nếu CS đã tấn công với cùng lực lượng mà họ đã dùng trong năm 1974, Trưởng đã tin tưởng rằng ông có thể đánh bại chúng. Nhưng nếu Bắc quân tăng cường mặt trận phía bắc với vài sđ trừ bị-chiến lược, mà hình như họ đang làm, thì Trưởng sẽ rút về một phòng tuyến tập trung quanh Huế. Nếu các phòng tuyến trung tâm và phía nam cũng bị sụp đổ, ông sẽ rút về các NỘI PHẬN (enclave) tập trung ở Đà Nẳng và bán đảo Chu Lai ở nam tỉnh Quảng Tín, nghĩa là bỏ rơi Huế--người dịch. Chu Lai cũng là nơi đặt BTL sđ 2 VNCH, có một sân bay lớn và một cảng gần đó.

Việc rút lui về các nội phận chung quanh các tp lớn lại đúng là điều Hà Nội sợ nhứt. Các chiến lược gia của quân csbv lo sợ rằng nếu quân VNCH có thể tập trung quân số và hỏa lực chung quanh các vị trí phòng thủ mạnh, sẽ gây thiệt hại nặng cho họ nếu tấn công. Mặt khác, điều mà Trưởng sợ là việc Hà Nội tung ra những sđ trừ bị chiến lược sẽ thay đổi lớn lao cán cân lực lượng hiện nay. Trong tháng 11/1974, những nghi ngờ của Trưởng đã tăng vọt khi tình báo kỹ thuật VNCH cho biết sđ 308 csbv mới xâm nhập từ miền bắc. Tháng giêng 1975, tình báo kỹ thuật VNCH lại cho biết một đv trừ bị-chiến lược thứ hai, sđ 341, đã vào Quảng Trị để thay thế sđ 325 dọc theo ranh giới ngưng bắn, ý nói phòng tuyến dọc theo sông Thạch Hản. Nói thêm: sau chiến tranh, các tướng csbv đã cho biết, để NGHI BINH, họ đã gửi những mật điện giả vì lúc đó sđ 308 vẫn ở gần Hà Nội và sđ 341 ở quân khu 3 của vnch.-- người dịch. Những báo cáo này, dù ko thể kiểm chứng (unsubstantiated), có vẻ xác nhận bản phân tách của BTTM rằng Quảng Trị là mục tiêu chánh của tấn công mùa xuân 1975 của Hà Nội. 

Về tổng quát, phòng 2 của Trưởng đã tiên đoán rằng địch quân sẽ lần lượt (piecemeal) tấn công tại mỗi tỉnh cho tới khi các đv của bắc quân đều tham chiến. Lúc đầu các trận tấn công sẽ mạnh nhưng ngắn, và sẽ đạt cao điểm vào cuối tháng 4 hay đầu tháng 5. Bản phân tích của Phòng 2 dựa trên hai yếu tố. Thứ nhứt, các đv csbv đã bị thiệt hại nặng năm 1974. Họ cần thời gian để tái lập những đv này và chuẩn bị đồ tiếp liệu hay hậu cần. Thứ hai, thời tiết bất lợi cho họ. Thông thường mùa mưa ở miền Trung giảm bớt (slacken) trong tháng giêng, nhưng năm nay mưa tiếp tục tới tháng 2. Lũ lụt đã trì hoãn ngày phát động tấn công, vì các đv csbv phải lo sửa đường, sản xuất lương thực và huấn luyện.

Cuộc tấn công của csbv tại vùng 1 nhằm buộc chân hai sđ trừ bị-chiến lược của nam VN, đặc biệt là sđ Dù, khiến Sài Gòn ko thể đưa họ lên cao nguyên Trung phần. Hơn nữa, ko có tấn công trực tiếp  nhắm vào hai sđ này. Có lẽ tướng Giáp đã tin rằng nếu các lực lượng của ông đe dọa một mục tiêu quan trọng như Huế, quân VNCH sẽ dùng Dù và TQLC. Do đó Bắc quân sẽ thành công khi trói chân những đv này mà tránh được nguy cơ --khi trực tiếp tấn công họ. Dù gì đi nữa, đây là một ngoại lệ lý thú cho chiến lược của Giáp, một ngoại lệ có lẽ đã cho chúng ta thấy cách đánh giá thực sự của y về sức mạnh của bắc quân. 

Trong khi Giáp đã ko tin tưởng binh lính của ông có thể giải phóng toàn bộ Quảng Trị và Thừa Thiên cho đến 1976, ông đã hy vọng bằng cách tích cực tấn công, ông có thể đạt một chiến thắng bất ngờ (lucky break). Mục tiêu của ông gồm hủy diệt một phần đáng kể sức mạnh của QLVNCH, chiếm một phần của đồng bằng, và đạt quyền kiểm soát một tỉ lệ lớn dân chúng nông thôn. Kế hoạch của Giáp cũng đòi hỏi tấn công lớn ở Quảng Tín. Trong tháng 3/75, ông đã tập trung quân chính quy để tấn công ĐPQ với hy vọng đạt một chiến thắng nhanh chóng để chiếm khu vực quan trọng này. Toàn sđ 2 csbv và lữ đoàn 52 sẽ chuyển quân từ những khu vực hành quân thường lệ của họ tại Quảng Nam và Quảng Ngải và tập trung tại Tiên Phước, với mục đích cuối cùng là chiếm Tam Kỳ. Lực lượng địa phương của Quảng Ngải sẽ mở các tấn công hỗ trợ để buộc chân sđ 2 VNCH và ngăn ko cho sđ 2 vnch tiếp viện cho Quảng Tín.

Về tổng thể, đây là kế hoạch của năm 1974 được lập lại, chỉ khác là CSBV đã dùng quân số áp đảo ĐỒNG LƯỢT tấn công những vị trí cũ thay vì LẦN LƯỢT tấn công như họ đã làm năm trước. Bộ TTM CSBV đã trực tiếp chỉ huy mặt trận B-4 và quân đoàn 2 csbv. Giáp cũng chỉ định thiếu tướng Nguyễn hữu An làm TL quân đoàn 2 csbv. 

...

Sau khi nhận lịnh của Giáp, quân đoàn 2 csbv và mặt trận B-4 đã vạch kế hoạch để phối hợp các lực lượng và tấn công bắc Thừa Thiên. Mục tiêu của họ là xâm nhập và chiếm giữ một phần của đồng bằng. Các toán tiếp vận đã bắt đầu dự trữ tiếp liệu cho một cuộc tấn công, và các toán trinh sát được gửi để thám sát các vị trí VNCH. Đầu tháng 2/75, một nhóm sq cao cấp đã đi Hà Nội để Giáp duyệt xét kế hoạch của họ.

Tuy nhiên, sau vài ngày thảo luận, kế hoạch này bị bác. Lý do rất dễ hiểu (straightforward): phòng tuyến của TQLC ở bắc Thừa Thiên RẤT MẠNH MẺ (stout). Thay vào đó quân đoàn 2 csbv sẽ hướng về nam và tấn công vùng núi đồi nam Huế. SĐ 324 sẽ tấn công những vị trí mà họ đã tấn công năm trước, khu vực NÚI BÔNG/NÚI MỎ TÀU. Từ những đỉnh núi này, quân csbv sẽ bắn đạn pháo xuống QL-1 và sân bay chánh của Huế, Phú Bài, sẽ cắt đứt QL-1 và cô lập lực lượng tiền phương của QĐ 1--chỉ còn đường thoát ra biển. SĐ 325 sẽ bí mật rời phòng tuyến ngưng bắn (dọc theo sông Thạch Hản) và bảo vệ sườn phải của sđ 324. Họ sẽ tấn công những ngọn đồi gần Sông Truồi, kế Đèo Hải Vân. Mủi tấn công nhiều sđ này sẽ là nổ lực chánh của toàn chiến trường Quảng Trị/Thừa Thiên. Dù hai sđ đều có nhiệm vụ là diệt các đv VNCH, mục tiêu chánh của 325 là cắt QL-1. Cùng lúc, mặt trận B-4 sẽ lôi kéo chú ý của tướng Trưởng vào bắc Quảng Trị bằng cách nghi binh (feint). Sau đó họ sẽ tấn công bắc Thừa Thiên để ngăn quân VNCH tiếp viện cho phòng tuyến nam Huế. 

Các lực lượng của Giáp tại quân khu 1 sẽ tấn công làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng ba đến đầu tháng năm. Cuộc tấn công được tính toán để trùng hợp với những tấn công tại QK2, và ngày khai diển như sau: KHÔNG ĐƯỢC TRỂ HƠN NGÀY 5 THÁNG BA. Giai đoạn 2 từ tháng bảy đến tháng tám. Mỗi giai đoạn có hai kế hoạch: một kế hoạch căn bản và một kế hoạch cơ hội. Kế hoạch cơ bản là quan niệm hành quân chánh, trong khi kế hoạch cơ hội được dùng khi có biến chuyển đột phá (sudden breakthrough). Mở đầu là những tấn công của đặc công chống lại các cơ sở tiếp liệu và cầu. Giáp ra lịnh rằng xe tăng, đại bác 122 và 130 ly, ko được phép dùng trong giai đoạn đầu. Giáp muốn dành dụm (husband) những vũ khí này cho những tấn công cuối cùng. 

Dùng một chiến lược như ở Cao Nguyên, Giáp đã quyết định bí mật di chuyển một đv chiến đấu từ phía bắc của chiến trường--trong trường hợp này, tỉnh Quảng Trị, tiến về phía nam đến nơi mà ông nghĩ phòng thủ yếu kém hơn. Cũng như lén lút (surreptitiously) xâm nhập hai sđ trừ bị chiến lược 316 và 341 từ bắc vào nam VN là một yếu tố chánh đã giúp Hà Nội thành công trong tổng tấn công mùa xuân 1975, việc chuyển sđ 325 về phía nam trong lãnh thổ qK 1 là một yếu tố khác. QLVNCH đã chống một tấn công của 324 trong vùng núi đồi này vào mùa hè 1974. Nếu có thêm một sđ vào vùng này, VNCH sẽ gặp khó khăn. 

...

Tuy nhiên, lịnh của Giáp về thay đổi này, đã ko truyền đạt cho tới đầu tháng hai, và vì ngày tấn công là 5 THÁNG BA, khung thời gian ngắn đã tạo nhiều khó khăn cho các đv ở tuyến đầu. Theo tướng An, "Vấn đề của chúng tôi là... chúng tôi chỉ có 30 NGÀY từ lúc nhận lịnh tới khi chúng tôi nổ súng, và trong giai đoạn này chúng tôi hầu như đã bắt đầu các chuẩn bị cho chiến dịch từ con số không. Tất cả các chuẩn bị tiếp vận trước đây của chúng tôi đều tập trung vào bắc Thừa Thiên. Nay những tiếp liệu này phải được đưa lên vai của lính vận tải và di chuyển trên những dốc núi đầy bùn."

Trong khi các lính công binh của quân đoàn 2 csbv đã bắt đầu đào đường trên địa thế núi non này để di chuyển xe cộ, vũ khí nặng, và tiếp liệu cho mặt trận mới, tướng An đã quyết định rằng ko thể theo kịp thời hạn. SĐ 325 cần thời gian để tái phối trí lực lượng, và quân đoàn ko đủ hậu cần chứa sẵn trong khu vực nam Huế để hỗ trợ cho hai sđ này. Dù Giáp ra lịnh nổ súng ngày 5 THÁNG BA, tướng An đã quyết định dời ngày nổ súng của sđ 324 là 10 THÁNG BA, sau đó ba tuần là sđ 325. 

NGÀY 26 THÁNG HAI, phó của tướng An, thiếu tướng Hoàng Đan đã đến Hà Nội để báo cáo với Giáp và phó tham mưu trưởng Lê trọng Tấn về thay đổi này. Dù thiết kế căn bản đã nhanh chóng được chấp thuận, khi Tấn nghe hoản ngày nổ súng, y đã giận dữ nói: "Với một chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược đang được phối hợp với nhiều chiến trường khác, anh nghĩ gì khi anh có thể bắt đầu những trận đánh vào lúc nào anh muốn? Nếu anh trì hoãn ngày tấn công, địch có thể gửi sđ Dù tới nam Tây Nguyên, sẽ làm suy yếu chiến dịch của chúng ta trong chiến trường chủ yếu này! Rồi điều gì xảy ra đối với tổng tấn công của chúng ta? Trước khi anh đến đây trình bày kế hoạch, dù chúng tôi đã gửi các đại diện đến anh để phổ biến (disseminate) kế hoạch, và cũng gửi nhiều nhiều mật điện để nhắc nhở, anh vẫn còn chưa hiểu điều này?

Dù cơn giận dữ của Tấn và những yêu cầu về chiến lược thúc ép, nhu cầu về tiếp vận ko thể thay đổi. Đan đã cố gắng giải thích rằng quân đoàn 2 phải cung cấp lương thực và đạn dược cho 4 trung đoàn bộ binh cộng với những đv hỗ trợ trong khi chuyển đồ tiếp tế và pháo binh trong địa thế hiểm trở giữa thời tiết rất xấu. Một thỏa thuận đã đạt được: Mặt trận B-4 sẽ nổ súng NGÀY 5 THÁNG BA ở Quảng Trị để thu hút chú ý của QLVNCH. Vào NGÀY N + 3, một trung đoàn của 324 và hai trung đoàn của mặt trận B-4 sẽ tấn công Mỏ Tàu và những đồi gần đó. Ngày N + 21, một trung đoàn của 325 sẽ bắt đầu tấn công  vào cạnh sườn phải của 324.

Khi tướng Đan chuẩn bị rời phòng hợp, Giáp đã gọi y trở lại để mạnh mẻ nhắc lại (reiterate) thời biểu. Y nói với Đan, "Hảy nhớ rằng chiến dịch này ko giống những chiến dịch trước đây. Cấp dưới của anh có thể tùy nghi ứng biến để hoàn thành mục tiêu đặt ra bởi kế hoạch. Tuy nhiên, anh cũng phải nhớ rằng tuyệt đối ko có sự linh động trong những yếu tố mà bộ TTM đã vạch ra trong kế hoạch, và anh phải theo đúng các yếu tố." Đan đã hiểu: Nổ súng đúng giờ. 

Vào đầu tháng 3, quân đoàn 2 csbv đã hoàn thành một con đường mà xe cộ có thể đi lại, và đã xây dựng hơn 50 dặm đường phụ để tới rất nhiều đồi ở hai bên của sông Truồi. Đây là một kỳ công về cầu đường gây ấn tượng dưới những điều kiện khắc nghiệt. Sau này tướng An viết lại, "Bạn nghĩ gì, với một đường đất mới tinh và những cơn mưa liên tục cuối mùa, với người và xe cộ liên tục đi lại trên đó, tất nhiên phải có những khó khăn trở ngại? Bạn nói đúng! Đó là bùn, bùn, và nhiều bùn. Mọi người luôn luôn đứng trong bùn tới mắt cá chân, và xe cộ di chuyển như rùa, bánh xe quay nhưng xe ko thể tiến tới khiến lính tráng phải xuống xe và đẩy. Các đại bác 105-ly... phải vượt qua những đoạn đường với độ dốc giữa 20 và 40 độ trong khi mưa. Chỉ có sự giúp đỡ của người lính bộ binh mà cuối cùng pháo thủ đã đưa đại bác vào vị trí. Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi đưa súng vào vị trí ko thua gì những khó khăn mà chúng ta đã gặp ở Điện Biên Phủ."

Để thực hiện kế hoạch thu hút quân vnch về phía bắc, NGÀY 5 THÁNG BA, bắc quân đã tổ chức diển tập quân sự gần Cửa Việt để tạo cảm giác một tổng tấn công sắp xảy ra (impend). Mặt trận B-4 đã chuyển quân chung quanh, với xe thiết giáp di chuyển trên một số khu vực. Để đánh lừa (deceive) tình báo kỹ thuật của vnch, TL của mặt trận đã ra lịnh trung đoàn 46 (một đv độc lập của csbv) dùng ám số đv của sđ 308 trong mọi liên lạc. Các cán bộ trung đoàn khi thám sát địa thế đều dùng ám số đơn vị của các trung đoàn của sđ 308. BTL của quân khu đã gửi các mật điện cho các đv dưới quyền như trong một cuộc tấn công thực sự."

Cuộc hành quân giả đã đạt yêu cầu, vì các lực lượng vnch đã ko chuyển quân về nam để tăng cường cho khu vực núi đồi ở nam Huế. Tình báo VNCH đã ko ghi nhận bất cứ hoạt động quân sự nào ở vùng này. Những mật điện giả của trung đoàn 46 đã khiến hai TLP (tướng Thi và tướng Hoàng văn Lạc) của BTL tiền phương của QĐ 1 VNCH đều viết trong hồi ký rằng khi bắc quân tấn công vượt Sông Thạch Hản, họ đều nghĩ là sđ 308 csbv. Tướng Viên và Trưởng lại nghĩ là sđ 341. Họ đều sai vì sđ 308 vẫn ở khu vực Hà Nội và 341 ở quân đoàn 3 vnch. Thực tế, đv vượt sông Thạch Hản là quân địa phương của Quảng Trị, yểm trợ bởi thiết giáp. 

Trong đầu tháng ba, khi đặc công phá kho đạn của sđ 3 bộ binh và làm hư hại cầu An Lổ trên Sông Bồ, Trưởng đã nghĩ tổng tấn công mùa xuân của bắc quân đã bắt đầu. Nhưng lính VNCH, do trói buộc phải giữ đất, chỉ có ngồi trong hầm hố và chờ cuộc tấn công sắp tới của bắc quân. 

Dịch từ trang 264-274 của quyển Black April 

San Jose ngày 10 January 2021

Tài Trần

No comments:

Post a Comment