Sunday, October 18, 2020

 Trận Nghĩa Lộ 1952

Trận Nghĩa Lộ là 1 trận đánh của Chiến tranh Đông Dương lần 1. Vào mùa thu 1952, quân Pháp đã gặp (encounter) khủng hoảng nặng nề của họ kể từ những thảm họa gần biên giới TQ tại Cao Bằng, Đông Khê và Đường Thuộc Địa số 4, gọi tắt là RC-4, đã xảy ra năm 1949 và 1950. Trận đánh Nghĩa Lộ là loạt đạn mở đầu trong một loạt các cuộc phản công (offense) và phản công (counter-offense) trong cuối 1952 trong chiến tranh đông dương lần 1. Nó là một phần của cuộc tấn công của Việt Minh (VM) trong vùng, có lẽ do dân tộc Thái chiếm đa số, nên vùng này được gọi là XỨ THÁI của Bắc Phần, ở khu kế cận sông Đà (Black River). Pháp đã đối phó (counter) bằng hành quân hay HQ LORRAINE để tấn công các căn cứ tiếp liệu/hạ tầng (rear supply base) trong ý định (attempt) cắt đứt cuộc tấn công này. VM đã ko ngừng hay đổi hướng (divert) cuộc tấn công để bảo vệ những căn cứ tiếp tế của họ. VM đã tiếp tục những cuộc tấn công vào NÀ SẢN, nơi có một căn cứ và sân bay, bảo vệ bởi lính Pháp. Một loạt các trận đánh kéo dài 3 tháng giữa tháng 10.1952 và 12.1952. Những hành động này và những thành công của VM đã mở đường (set the stage) cho cuộc TIẾN QUÂN VÀO LÀO tháng 4.1953.

1. Bối cảnh

Sau khi Pháp mất các đồn ở Cao Bằng, Đông Khê và RC-4 trong năm 1949 và 50, TL Pháp tại Đông Dương, Tướng Jean de Lattre de Tassigny, đã được chỉ định thay thế Tướng Carpentier. Các lực lượng của tướng de Lattre trong năm kế đã có thể đánh bại VM khi VM đang thực hiện nhiều cuộc tấn công trong năm 1951. Quân Pháp đã thắng trong khít khao tại VĨNH YÊN tháng 1, MẠO KHÊ tháng 3 và TRẬN SÔNG ĐÁY trong tháng 5 và 6 nơi con của tướng quân tử trận. De Lattre đã được đề cao như ANH HÙNG. Vào cuối xuân 1951, de Lattre đã xây dựng 1 chuỗi các vị trí phòng thủ kéo dài từ Vịnh Hạ Long tới Vĩnh Yên ở phía tây và tới Phát Diệm và biển ở phía nam. Phòng tuyến de Lattre này được thiết kế để bảo vệ Châu thổ Sông Hồng và các TP như Hà Nội và Hải Phòng từ những "cú sốc đầu tiên của một cuộc xâm lăng của TQ" (initial shocks of a Chinese invasion) và phục vụ như "điểm neo cho các hành quân tấn công" (mooring point for offensive operations). "Hơn nữa, de Lattre đã chuyển những đv Pháp ko có nhiệm vụ phòng thủ phòng tuyến này thành những CHIẾN ĐOÀN (CĐ), bằng cách tập hợp những đv để đại khái tương đương với trung đoàn tác chiến Mỹ. Tuy những CĐ này mang danh nghĩa lưu động vì chúng được cơ giới hóa, với các xe tăng, xe tải, half-track, và xe bọc thép chạy bánh nhưng lại ít tác dụng ở vùng rừng núi bao phủ phần hết phía bắc VN. Các CĐ này nhằm mục đích là một lực lượng phòng thủ và tấn công PHẢN ỨNG NHANH, nhưng suốt mùa hè 1951, quân Pháp đã thực hiện tương đối rất ít các cuộc tấn công. Tháng 11.1951, de Lattre đã tung cuộc HQ mang tên TULIPE tấn công VM tại HÒA BÌNH để chiếm lại một khu vực mà ông xem là rất quan trọng cho tương lai của Pháp tại Đông Dương. Khi diễn ra Trận Hòa Bình, tướng quân bị bịnh ung thư, trở về Pháp và chết tháng 2.1952. Ông được thay bởi Tướng SALAN. Trong khi đó, trận đánh này đã dữ dội và tướng Salan, khi thấy tỉnh Hòa Bình, là một khu vực khó yểm trợ và bảo vệ, đã quyết định RÚT LUI bằng hành quân AMARANTE. Giữa 22 - 25/2, quân Pháp đã rút thành công khỏi Hòa Bình. Trong khi đó, năm 1952, các du kích quân được Pháp giúp đã hoạt động tại Xứ Thái gần khu vực biên giới Hoa-Việt. Dù cho ko phải là ĐE DỌA nghiêm trọng đối với BÁ QUYỀN của VM tại khu này, những lực lượng này đã TRÓI CHÂN nhiều đv của VM khiến họ ko thể gác hay bảo vệ các đường tiếp liệu từ TQ tới VN và các kho của VM như Lào Cai. 

2. Trận Nghĩa Lộ

Vào mùa thu 1952, tướng Giáp đã dự định một cuộc tấn công vào Xứ Thái để thử và đạt một chiến thắng về tâm lý và chính trị bằng cách đánh bại các đồn bót trong dẫy Phan Xi Pang (Hoàng Liên Sơn) ở đông SÔNG ĐÀ. Các đồn bót nhỏ này được tiếp tế và yễm trợ từ đồn mẹ tại Nghĩa Lộ, đã tồn tại sau một tấn công năm trước vào tháng 10.1951. NGÀY 11.10.52, VM đã bắt đầu tấn công khi vượt sông Hồng dọc theo một mặt trận 65 km với ba sđ 308, 312 và 316, yễm trợ bởi trung đoàn 148 pháo của sđ nặng 351. Khu này là vùng nhiều rừng ở bắc và đông của sông Đà  được cư trú phần nhiều bởi dân thiểu số Mường. SĐ 306 với 3 mủi tấn công Nghĩa Lộ. SĐ 312 hướng về GIA HỘI ở hướng tây và 316 về VĂN YÊN ở hướng đông. Trong khi đó, trung đoàn 148 pháo bảo vệ cạnh sườn bắc chống lại các cứ điểm du kích thân Pháp trong 1 vòng cung từ THAN UYÊN đến ĐBP. Lính Pháp đã rút từ những đồn kém bảo vệ nằm quanh Nghĩa Lộ hướng về những vị trí bảo vệ tốt hơn, với VM đuổi theo. Lính Dù Pháp đã được dự định thả sau lưng VM để giảm mức tiến của VM. Tuy nhiên thời tiết xấu nên ko thể thả dù, và VM đã chận đường rút quân về Nghĩa Lộ của lính Pháp. NGÀY 18.10, VM đã tràn ngập phòng tuyến cuối cùng của TP Nghĩa Lộ. Sau này người ta biết VM đã dùng 10.000 quân trong trận đánh này và quân Pháp chưa tới 1.000, chưa kể lính Dù. Trận đánh tiếp tục đến TƯ LỆ và GIA HỘI khi TĐ 6 Dù Thuộc Địa của thiếu tá Bigeard được thả xuống để đánh đoạn hậu (rear guard action). Nhờ vậy các đv khác đã rút về các đồn ở tây sông Đà - như SƠN LA, NÀ SẢN và MỘC CHÂU. Vào tháng 11, tất cả Xứ Thái ở đông và bắc sông Đà dưới sự kiểm soát VM. Đây rõ ràng là 1 thành công của VM.

3. Phản công.

Để chuyển hướng tấn công của VM vào sông Đà, Pháp đã mở một HQ lớn dọc theo tuyến sông Hồng và sông Lô (Clear River) ở đông của sông Hồng. Cuộc HQ Lorraine, bắt đầu cuối tháng 10 1952 với báo chí loan tin ầm ỉ. Đây là 1 HQ lớn nhứt TỪ TRƯỚC TỚI Giờ với hơn 30.000 quân, có pháo, tăng, và máy bay. Tiến về hướng tây bắc, Pháp đã nhanh chóng chiếm các TP PHỦ DOẢN và PHỦ YÊN BÌNH, những trung tâm tiếp tế quan trọng của VM, tịch thu nhiều súng đạn. Rồi cuộc tấn công đã sa lầy (bog down), do trở ngại bởi đường tiếp tế dài và bấp bênh (precarious). Tới giữa tháng 11, HQ này đã đảo ngược, với lính Pháp và những đv tiếp tế phải rút lui về sau Phòng tuyến de Lattre dưới những quấy rối liên tục của chính quy và du kích VM. Pháp đã ko thể tạo một chiến thắng quyết định với VM, dù quân số 2.5 lính Pháp trên 1 lính VM và lợi thế áp đảo về pháo, tăng và không yểm. Để có ưu thế này, lính Pháp đã cần nhiều tiếp tế mà chỉ có chỡ bằng đường bộ, và đường bộ dễ bị VM xâm nhập và phản công. Chỉ vài tuần sau, một cuộc HQ lớn tại NÀ SẢN, phía tây của phòng tuyến sông Đà, một cứ điểm với chín TĐ LÍNH DÙ PHÁP, với máy bay và 5 pháo đội 105 ly. Ko có đường bộ, Nà Sản là 1 pháo đài rộng khoảng 15 km2 với 1 sân bay ở đáy 1 thung lũng. Lính Pháp cũng đóng trên núi ở chung quanh và tiếp tế toàn bằng máy bay. VM đã tấn công Nà Sản với 2 trung đoàn. Trận đánh chánh xảy ra giữa 23 và 30/11. VM đã ngoan cường tấn công, nhưng bị đẩy lui. Dù cho Pháp có thể xem Nà Sản là 1 chiến thắng, nhưng trận chiến dữ dội ở đây và Xứ Thái trong mùa thu 1952 đã tạo gánh nặng nghiêm trọng cho nguồn lực của Pháp, đặc biệt của không quân. Dưới áp lực của trận đánh, các phần hành về bảo trì, ko bao giờ hiệu quả, hoàn toàn sụp đổ. Ví dụ, tại một sân bay, các quan sát viên của Toán Cố vấn Yểm trợ Quân sự của Mỹ, viết tắt là MAAG, đã khám phá chỉ có hai người được giao đại tu/sửa chữa lớn (overhaul) một đại bác 20ly, và chỉ có thể đại tu 10 đại bác 1 tháng, chưa bằng 1/6 của nhu cầu bảo hành. Trong khi đó, ở phía nam của Văn Yên, sđ 316 đã chiếm làng này và tiếp tục tới Ba Lai - nơi Pháp đã dùng để ngăn ko cho VM tiếp cận châu thổ Sông Đà. Về phía bắc, trung đoàn 148 đã tràn ngập một đồn nhỏ của Pháp tại Điện Biên Phủ (lúc đó Pháp chưa đổ quân vào ĐBP để lập thành cứ điểm -- người dịch). Trong vòng 90 ngày, VM đã chiếm gần 290 km lãnh thổ, kéo dài tới biên giới Lào. 

4. Hậu quả

Những cuộc tấn công của VM năm 1952 đã khiến Pháp có thêm yêu cầu mới về viện trợ Mỹ. Ngoài chiến cụ, tháng 12, CP Pháp đã chính thức yêu cầu Mỹ gửi thợ máy sang VN trong 1 tháng để giúp kiểm tra thường lệ đối với máy bay C-47 Dakota do Mỹ viện trợ. Nghĩa Lộ và những trận đánh tiếp theo đã khiến người ta có suy xét sau: 

Đánh giá rằng hệ thống tiếp liệu và chuyên chỡ của Pháp vượt trội hệ thống như vậy của VM thì đầy sai lầm. Các đoàn công-voa tiếp liệu của Pháp, dựa vào đường xá, với hàng trăm xe tải thường xuyên bị phục kích, thì dễ tổn thương và lại kém linh động so với cách tiếp tế sơ khai của VM. VM rất rành địa thế và có nhiều dân công có thể hoạt động dọc theo những con đường khó phát hiện. Dù cho có nhiều xe tải, tăng, máy bay, và trực thăng, Pháp vẫn kém cơ động hơn VM, có thể điều động cả sđ vượt qua những khu vực mênh mông mà ko bị cản trở (unimpeded) và thường ko bị phát hiện bởi Pháp.

Thông thường, số lượng các TĐ của Pháp có thể so sánh với con số ước lượng các đv chính quy và địa phương VM, và nếu so sánh đơn giản, người ta có thể nghĩ rằng Pháp với lưu động tính cao sẽ có thuận lợi. Cách tính như vậy đã bỏ qua các lực lượng du kích và chưa kể thực lực của các đv chính quy và địa phương của VM hầu như chắc chắn bị ước lượng thấp. Cách tính toán này đã ko xem xét hình thái đặc biệt của chiến tranh mà VM phát động. Dù hai bên có khoảng 90 TĐ chiến đấu, nhưng VM ko có đồn bót hay đường giao thông để bảo vệ. Pháp đã dùng gần 70/100 quân số để bảo vệ hậu phương (rear area), chỉ còn khoảng 25 TĐ để hành quân lưu động, nghĩa là tổng trừ bị.


No comments:

Post a Comment