Thursday, May 11, 2023

 CHIẾN DỊCH BU PRANG - ĐỨC LẬP NĂM 1969.

Dịch từ: Trang 259-262 của sách Green Berets at War của Shelby Stanton.

         sfB23ctz.drw* (specialforcesbooks.com)

. . . 

"Tới năm 1969, cả hai trại Bu Prang và Đức Lập lần nữa bị đe dọa trong mùa khô từ 28/10 tới 27/12, khi những trung đoàn quân csbv từng bao vây trại LLĐB Ben Het di chuyển xuống hướng nam tới lãnh thổ Cam-Bốt gần 2 trại này. Nói thêm: Trại Ben Het là một trại LLĐB ở cách vùng ba biên giới Việt-Lào-Cam bốt 7 dặm, và trại Dak To ở phía đông gần đó đã từng bị vây hãm bởi hai trung đoàn 66 và 28 csbv này từ 5/5 tới 29/6/1969. Xem ba bản đồ sau đây của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ, và của sách Green Berets at War của Shelby Stanton, và của sách From Cease-fire to Capitulation của đại tá LeGro, thuộc Văn phòng Tùy viên Quốc phòng (D.A.O.)--người dịch). Hai trại Bu Prang và Đức Lập này có nhiệm vụ theo dõi những đồi núi rừng rậm giữa hai trại, nơi mà những khu rừng nhiệt đới có thể ẩn giấu những đại đv csbv. 


Quan hệ giữa quân nhân LLĐB Mỹ và VNCH rất tốt tại trại Bu Prang. Trại có 336 lính DSCĐ, phần lớn là người Rha-đê và Cam-bốt, với đại úy William Palmer là trưởng toán A-236. Trong khi quân csbv đang tập trung lực lượng quanh trại, lính Mike Force bắt đầu hành quân trong khu vực. Pháo binh Mỹ đặt tại ba căn cứ hỏa lực (CCHL) gần đó, được đặt tên Kate, Annie, và Susan. 
(Nói thêm: không giống như lính DSCĐ là những dân Thượng ở chung quanh các trại, được huấn luyện và trang bị ko đầy đủ, lính Mike Force, xem hình, được huấn luyện rất kỹ, biết nhảy dù và kỹ thuật cận chiến, vũ khí tối tân hơn và hưởng lương cao hơn; khi thành lập vào năm 1965 họ được tổ chức thành ba đại đội, phần lớn là người Nùng. Sau này có thêm người Thượng và VN, với quân số lúc cao điểm lên đến bốn TĐ, dưới quyền của BCH 5 Mike Force đặt ở Nha Trang, và được không vận nhanh chóng bằng máy bay vận tải C-130, để tiếp viện các trại LLĐB trên toàn quốc, khi có yêu cầu. Sau này, do tình hình đòi hỏi, có thêm BCH 1 Mike Force với 2 TĐ ở vùng 1 chiến thuật, BCH 2 Mike Force ở vùng 2 với 5 TĐ đặt tại Pleiku, BCH 3 Mike Force với 3 TĐ ở vùng 3, và BCH 4 Mike Force với 3 TĐ ở vùng 4;  tổng cộng có 17 TĐ Mike Force. Nguồn: Special Forces at War, trang 252, của Shelby Stanton -- người dịch). 
Lính Mike Force thuộc BCH 5 Mike Force, đặt căn cứ tại Nha Trang, chuẩn bị nhảy dù. Sau này, do tình hình đòi hỏi, lập thêm 4 BCH Mike Force tại 4 quân khu.

Trong khi TĐ 1 của BCH 5 Mike Force, đặt căn cứ ở Nha Trang, chiến đấu ở Núi Khét trong Châu thổ sông Cửu Long, TĐ 2, cũng thuộc BCH này, trong hình, đã chiến đấu ở vùng Núi Ek hiểm trở từ 28/4 tới 15/6/70. (Núi Ek ở 3 km bắc trại LLĐB Dak Seang-ở bắc Kontum). Trên đỉnh Núi Ek là CCHL 31, được xây dựng rất kiên cố với 12 bunker bằng bê-tông cốt sắt. Ngày 29/3/70, căn cứ này bị tràn ngập. Việc tái chiếm núi này bao gồm lính Mike Force phải leo lên một dốc đứng, khiến họ đã hứng chịu hỏa lực địch. Cuối cùng phải phá hủy các bunker này.
Ngày 25/8/68, vài đại đội Mike Force, gồm dân Thượng gốc Rha-đê, Raglai, và Jarai đã trèo khỏi (clamber out) giao thông để tái chiếm đồi bắc của trại LLĐB Đức Lập trong khi trung úy Norman Baldwin la to, "Tiến lên đỉnh! Xung phong!" Họ đã xung phong trực diện lên đồi dưới hỏa lực dữ dội của đối phương. Trung úy Baldwin, chuyên viên bậc 5 Forestal Stevens, và trung sĩ nhứt Leslie Brucker Jr. đã chết trong trận này. Trong ảnh, các xạ thủ đại bác 105ly, đặt trong trại, đang phản pháo. Họ đều gốc Thượng.
Trong một cuộc chạm súng ở đông nam Ban Mê Thuột, trung úy Dave Moley của BCH 2 Mike Force, đặt căn cứ ở Pleiku, và trưởng Toán B-20-đại úy Martin Green Jr. nhấc bổng (hoist) một người bị thương lên trực thăng. (Có lẽ do địa thể gồ ghề, trực thăng ko thể đáp xuống đất, nên phải đưa người bị thương lên máy bay như vậy -- người dịch). 

                   
Dao đi rừng của một quân nhân LLĐB Mỹ
Phù hiệu đeo vai của Mike Force.

TĐ 5 trung đoàn 22 pháo binh Mỹ có ba đại bác 105 ly tại CCHL Kate, ở phía đông Bu Prang. LLĐB Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ CCHL này, với lính DSCĐ từ các trại gửi tới. Trung sĩ Daniel Pierelli, hạ sĩ quan phụ trách vũ khí của toán A-233, được gửi tới trại Kate ngày 27/10/69 với một đại đội của trại LLĐB Bản Đôn. Đại úy William Albratch, chỉ huy trại A-236 ở Bu Prang, đã tới ngày kế để chỉ huy dscđ ở CCHL Kate. 

Bắt đầu từ ngày 29/10, CCHL trên đồi này đã bị pháo liên tục bởi súng không giựt, cối trung bình, và đạn B-40. Vào buổi tối hôm đó, đại đội DSCĐ của toán A-234 tại trại An Lạc, thuộc quận Lạc Thiện tỉnh Darlac, đã được trực thăng tới Kate, nhưng hỏa lực phòng không dữ dội ngăn cản khiến chỉ có 40 người đáp xuống. Với viện quân này, Kate có hai quân nhân LLĐB Mỹ và 2 quân nhân LLĐB VN, 196 lính DSCĐ, và một trung đội pháo binh Mỹ. 

Quân csbv đã tập trung thêm quân quanh CCHL này. Ngày 30/10, một gunship bị trúng đạn phòng không, đứt làm đôi và rơi xuống đất, giết chết phi hành đoàn. Trại lại thiếu nước và đạn trầm trọng. Vấn đề sau lại còn khó khăn hơn khi lính của trại Bản Đôn xài súng các-bin M2 trong khi lính của trại Bu Prang và An Lạc xài súng M16. Hai đại bác 155 ly bị bắn hư, ko dùng được, và khẩu thứ ba, 105 ly, cũng bị hư do pháo kích. Tối 31/10, CCHL được lịnh di tản. 

Đại úy Albratch đã tập họp mọi người ở Kate tại rìa phía bắc của đồi. Những gì ko mang được sẽ bị phá hủy bởi lựu đạn tạo nhiệt độ cao. Đột nhiên, quân csbv bắn hỏa châu và pháo cối lên đồi. Lính phòng thủ đã bắt đầu chạy băng ngang hàng rào kẻm gai, và trong khi cả đám người mất trật tự này lao xuống núi, một DSCĐ đã vô tình đụng phải mìn chiếu sáng. Mọi người nằm sát đất khi toàn triền núi được chiếu sáng. Rất may cho họ là Bắc quân ko nổ súng. Khi mìn chiếu sáng tắt phụt, ông tập họp họ để rút lui có trật tự. Nhưng người lính dẫn đầu đã đi theo một lối khác với dự tính, nhưng đại úy ko lo vì lính Thượng rất giỏi đi rừng, nghĩa là ko bị lạc, ngay cả trong đêm tối. 

Tuy nhiên, sau đó khi tới một khu rừng thưa, lính DSCĐ bị bắn. Khi nghe súng nổ, lính dscđ hoảng loạn và chạy khắp rừng. Dù cố gắng nhưng Albratch và Pierelli cũng ko cản được họ. Giờ đây, đại úy chỉ còn trong tay 20 lính dscđ và trung đội lính pháo binh Mỹ (sau này mất tích 2 người trong lúc di tản). Albratch đã bắt tay với hai đại đội 252 và 253 Mike Force do BCH 5 Mike Force ở Nha Trang gửi tới như dự tính, và họ kéo về Bu Prang an toàn. Vì CCHL Kate bị bỏ cho csbv, hai CCHL Annie và Susan cũng di tản ngày 2/11, chỉ còn pháo binh trong trại Bu Prang hoạt động. 

Trong chiến dịch gần 2 tháng để bảo vệ các trại LLĐB này, sđ 23 bộ binh VNCH đã chỉ huy hay phối hợp mọi hoạt động của liên quân Việt-Mỹ gồm bộ binh, pháo binh và không quân. Viên TL của sđ đã cho phép mọi phóng viên VN và quốc tế được đến các trại để làm phóng sự. Tuy nhiên chỉ huy của Toán B-23, đặt tại Ban Mê Thuột, lại ko cho phép phóng viên đến Bu Prang ngày 2/11. Báo chí phản đối và hỏi ai là người chỉ huy chiến dịch này, Mỹ hay Nam VN. Mặc dù đại tá Healey đã nhanh chóng hủy bỏ (countermand) lịnh của Toán 23, tướng Abrams đã tức điên lên (infuriate). 

Abrams đã giận dữ lên án (denounce) thành tích của LLĐB về chiến dịch đang diển tiến trong một cuộc họp tham mưu tại Sài Gòn ba ngày sau đó. Ông đã xác nhận (maintain) rằng tổng tham mưu trưởng QLVNCH, đại tướng Viên, và TL của vùng 2 chiến thuật, trung tướng Lữ Lan, nói với ông rằng lính DSCĐ đã ko tuân lịnh của sđ 23 bộ binh VNCH. Tướng Abrams cho rằng đây là lý do chính đáng (rationale) của Nam Việt Nam để không đến hỗ trợ lực lượng DSCĐ tại CCHL Kate. Ông nói thêm "cách duy nhứt để đảo ngược thái độ này là gia tốc việc tách rời chương trình DSCĐ ra khỏi LLĐB Mỹ."

Việc CSBV pháo kích mạnh mẻ và bộ binh thăm dò để chống lại quân đồng minh khắp khu vực Bu Prang và Đức Lập đã gia tăng cường độ. Trong 2 ngày 16-17/11/1969 Bu Prang đã bị pháo kích nặng nề từ trước tới giờ. Pháo kích và tấn công bằng đặc công đã tiếp tục tới hết tháng 11 nhưng giảm đi sau ngày 5/12 khi lính dscđ của trại bắt đầu đi tuần bên ngoài chu vi phòng thủ. Sau tuần lễ đầu của tháng 12, mọi hoạt động của csbv đã giảm đáng kể, và thỉnh thoảng chỉ còn pháo kích và chạm súng lẻ tẻ.

Chiến dịch Bu Prang-Đức Lập đã phần lớn quyết định bởi hỏa lực Mỹ. Trong vòng 60 ngày đã có 1.309 phi xuất chiến thuật để yểm trợ cho quân bạn. Thêm vào đó, 78 phi xuất của pháo đài bay B-52 đã thả bom xuống rừng rậm chung quanh hai trại. Sau cuộc vây hãm này, vì lý do chiến thuật, trại Bu Prang đã bị xe ủi đất cào bằng (razed) và xây dựng lại ở cách đó 11 dặm về phía đông nam, tại một khu vực ít nguy cơ hơn. 

Trại Bu Prang MỚI được xây dựng bởi TĐ 19 công binh Mỹ, khởi công ngày 28/1/70. Gió mùa đã khiến mặt đất đầy bùn khiến đến tháng 11 mới xong, thay vì xong trước tháng 5. Mọi vật liệu đều chỡ đến bằng máy bay, vì QL-14 dẫn tới trại Bu Prang ko an ninh. Từ đây, trại Bu Prang mới sẽ an toàn hơn vì ở xa biên giới (trại cũ cách biên giới 5km), trên một đồi cao và mọi sinh hoạt đều dưới mặt đất". 

. . .

Nói thêm: Việc mở trại Bu Prang đầu tiên, ở nơi xa nhứt về phía tây của tỉnh Quảng Đức, và chỉ cách biên giới 5km, đã được phô trương ầm ỉ bởi một màn nhảy dù tập thể của LLĐB và DSCĐ vào ngày 5/10/1967. 

Trước nhứt, thiếu tá Chumley Waldrop đã nhảy dù với 11 quân nhân LLĐB Mỹ và 37 lính viễn thám VN để lập một bãi nhẩy trên một vùng đồi núi hình điếu xì-ga, đầy cỏ tranh, xen kẻ với rừng rậm. Trần mây là 750 feet và trời lại mưa. Sau đó, trung tá Ludwid Faistenhammer, chỉ huy 50 lính llđb Mỹ và 275 lính llđb VN và lính Thượng của BCH 2 Mike Force, căn cứ ở Pleiku, nhảy xuống để lập trại này. 

Đại úy Spencer Folsom, chỉ huy toán A-236 và hai đại đội dscđ từ trại Lạc Thiện (gần Ban Mê Thuột vừa bị đóng cửa), được trực thăng thả xuống để xây dựng trại. Một hệ thống hầm hào và hàng rào kẻm gai nhanh chóng dựng lên, trong khi 2 đại đội này tuần tiểu chung quanh. Đoàn công-voa đầu tiên tới Bu Prang ngày 26/11 sau khi bị phục kích một lần, đã mở QL-14 từ Ban Mê Thuột tới biên giới Cam Bốt. Theo trang 142 của Green Berets at War -- người dịch.

No comments:

Post a Comment