Saturday, March 21, 2020

Chẳng lẽ thần may mắn luôn ở về phía CSVN ?
- VNCH giống như một người tử tế nhưng quá tin tưởng vào 1 đồng minh - ko đáng tin , trong khi kẻ thù (CSBV) thì đang tìm cách hại mình ; hậu quả là sự sụp đổ vào ngày 30.4.75 .
- Sau HĐ Paris 1973 , một chiến binh chỉ cần 2 tuần * để đi từ miền bắc vào nam , thay vì 6 tháng như trước kia .
* Cuối năm 1974 , chúng tôi đã bắt được tù binh CSBV mới xâm nhập gần Mộc Hóa ( tỉnh Kiến Tường) thì họ khai : Từ miền bắc vào nam nay chỉ 2 tuần ; vì sau HĐ , KQ Mỹ đã rút đi và KQ VNCH thì ko còn đủ bom để ném xuống xa lộ HCM , dành ưu tiên để yểm trợ các đồn bót hay các đv VNCH bị tấn công hay đụng trận . Do vậy họ di chuyển giửa ban ngay , ko lo sợ gì hết ; bên cạnh xa lộ này là đường ống dẫn dầu . Bài viết dưới đây lấy từ mạng . -- Tài .
=========
. . .
"Để có thể kết thúc chiến trường một cách nhanh chóng, kế hoạch của Cộng Quân là đánh thẳng vào đầu não của miền Nam ở Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Muốn vậy, phải đưa quân vào Phước Long và Bình Long. Muốn đưa quân vào hai tỉnh này, công việc đầu tiên mà Bắc Việt phải làm là hoàn thành con đường Đông Trường Sơn, khúc từ Đông Hà (Quảng Trị) đến Phước Long. Hà Nội cho biết nếu phải vận chuyển bằng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào, từ Nghệ Tĩnh vào đến Pleiku, quân đội Bắc Việt phải mất ít nhất 6 tháng. Trái lại, nếu vận chuyển bằng đường Đông Trường Sơn trên lãnh thổ miền Nam, chỉ mất có một tháng. Vì thế, Hà Nội phải cho làm con đường Đông Trường Sơn bằng mọi giá. Trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” xuất bản năm 1976, Tướng Văn Tiến Dũng đã viết:”Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000 kilô mét...
”Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào, ra trên đường...”
KHÁI LƯỢC VỀ ĐÔNG TRƯỜNG SƠN
Ngày xưa, sau khi chiếm Đông Dương, Pháp đã cho thiết lập một quốc lộ đi nép chân phía đông dãy Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam, gọi là Quốc lộ 14. Quốc lộ này có tổng chiều dài là 1.380km và đi qua 10 tỉnh: Từ Nghệ An qua Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Kon Tum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Bình Phước. Khi lập con đường này, Pháp nhắm các mục tiêu sau đây:
(1) Bảo vệ an ninh lãnh thổ,
(2) Hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu,
(3) Khai thác lâm sản
(4) Khai triển và xử dụng các sắc tộc thiểu số.
Trong chiến tranh Việt - Pháp từ 1945 đền 1954, con đường này bị bỏ phế vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ. Sau Hiệp Định Genève 1954, khi vừa ổn định xong miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nghĩ ngay đến việc làm lại Quốc lộ 14 để bảo vệ lãnh thổ. Công việc này được khởi sự từ năm 1958 và giao cho Liên Đoàn 4 Công Binh phu trách. Liên đoàn này do Trung Tá Trần Văn Kha chỉ huy. Có lần Tổng Thống đã đích thân đến xem xét tại chỗ. Nhưng khi làm đoạn Kontum - Gia Vực, công việc cứ cù nhầy hoài, Trung Tá Kha bị cất chức. Chuyện xây dựng đường 14 chưa hoàn tất thì Tổng Thống Diệm đã bị Mỹ giết.
Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, quân đội Mỹ đã cho thiết lập các đồn bót trên con đường 14, từ Khe Sanh ở Quảng Trị đến Ban Mê Thuột, để ngăn chận sự di chuyển của Cộng quân. Vì không thể xử dụng con đường này, Cộng quân phải làm con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để chuyển quân. Tiếc thay, sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, các nhà lãnh đạo quân sự VNCH không nhận ra được tầm quan trọng của con đường 14 và cũng không có đủ phương tiện để bảo vệ, nên Cộng quân đã biến con đường này thành con đường chiến lược xâm chiếm miền Nam!
Đại khái, lộ trình con đường Đông Trường Sơn do Cộng quân làm lại như sau: Khởi đầu từ Khe Cát thuộc huyện Bố Trạch ở Quảng Bình, vượt sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba Lòng ở Quảng Trị vào Thừa Thiên, qua A Lưới, A Shau rồi đi nép theo biên giới Việt - Lào phía sau đèo Hải Vân vào Quảng Nam, khi đến Khâm Đức thì vòng lên Ngọc Hồi thuộc Kontum. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê Thuột đang do quân đội VNCH trến giữ nên Cộng quân phải làm con đường thứ hai lấy tên là đường 14A đi sát biên giới Việt - Lào qua các tỉnh Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột. Tại đây, hai đường Trường Sơn Tây và Trường Sơn Đông gặp nhau rồi đổ xuống Lộc Ninh, Chơn Thành, Bình Long và Phước Thành.
Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy nhiều khúc đường 14 từ Thừa Thiên đến Ban Mê Thuột đang được Cộng quân sửa chửa hoặc chuyển quân. Cạnh con đường đó, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt. Biệt kích đã được thả xuống nhiều nơi để thám sát hoặc phá vỡ. Các phi cơ A.37 được gọi đến để oanh tạc những đoàn xe đang chạy trên đường 14 hoặc các toán nhân công đang làm đường, nhưng phá xong thì chỉ ít lâu sau, Cộng quân đã làm lại. Chỉ có B.52 mới có thể phá sập những hệ thống đường và ống dẫn dầu rộng lớn. Nhưng lúc đó B.52 không còn!"
. . .
Đọc thêm về xa lộ HCM ở : https://vi.wikipedia.org/…/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0…
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=3330.0

                                                         


No comments:

Post a Comment