Wednesday, April 10, 2024

TRẬN ĐÁNH TẠI CĂN CỨ HẢI QUÂN SÔNG ÔNG ĐỐC

                                     


Dù các chính khách Mỹ đã bỏ rơi VNCH qua việc ép buộc TT Thiệu phải ký Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam, nhưng người Việt hải ngoại cũng luôn nhớ ơn những người Mỹ đã hy sinh hay mất một phần thân thể hay vẫn còn mất tích khi cùng chiến đấu với quân dân miền Nam từ năm 1954-1973, để bảo vệ tự do cho nhân dân miền nam, mà điển hình là trận đánh tại căn cứ hải quân Sông Ông Đốc tại tỉnh Cà Mau tháng 10/1970. Bài này chưa từng đăng trên báo chí VN tại hải ngoại.
Sau đây là phần chuyển ngữ.
======

"Nằm ở bờ biển phía tây của vùng Châu thổ Sông Cửu Long của Nam Việt Nam, Căn cứ Yểm trợ Chiến thuật Tiền tiêu hay ATSB tại Sông Ông Đốc được dùng trong một thời gian ngắn trong Chiến tranh VN như là một căn cứ hành quân (HQ) cho các lực lượng giang thuyền Mỹ và VN. Trong năm 1970, các đv hải quân đồng minh đã tuần tiểu nhiều thủy lộ trong khu vực như một phần của chiến lược Sea Lords (Vua Biển) để ngăn chặn các đường tiếp tế và chuyển quân của VC. Như là một phần của chương trình Việt Nam hóa, căn cứ Sông Ông Đốc sau đó đã hoàn toàn chuyển giao cho quân đội VN.

Vào đêm của ngày 20/10/1970, căn cứ Sông Ông Đốc, mà người Mỹ đặt tên BREEZE COVE đã bị hư hại đáng kể bởi một đại đội bộ binh VC trang bị súng cối, súng không giựt.

CUỘC TẤN CÔNG

Trong năm 1969-70, vài đv hải quân Mỹ-Việt đã dùng căn cứ yểm trợ chiến thuật tiền tiêu này nằm ở cửa Sông Ông Đốc, xem bản đồ. Tính tới tháng 7/1970, những đv này gồm có Giang đoàn Tuần thám (River Patrol Group 62) VNCH có cố vấn Mỹ đi kèm. Ngoài ra còn có hai trực thăng Sói Biển thuộc toán 6 của HAL-3, và một toán tác chiến điện tử trang bị các cảm biến, và một đv yểm trợ tiếp vận, đều của hải quân Mỹ. Đây là một căn cứ NỔI gồm các sà-lan hay cầu phao AMMI buộc với nhau. Trên bờ, sát với các sà-lan này, là một bãi đáp trực thăng và các tòa nhà của toán Seawoft hay Sói Biển*. 

Căn cứ nổi Sông Ông Đốc


Căn cứ Sông Ông Đốc hay Breezy Cove là một phần của liên quân Việt-Mỹ và chỉ huy bởi Cyrus Christensen, một sĩ quan hải quân Mỹ. Cố vấn của Giang đoàn 62 là trung úy Bill Dannheim. Dưới quyền Dannheim có một sq và 6 hạ sĩ quan. Nhiệm vụ của các đv hải quân Việt-Mỹ là ngăn chận các di chuyển của địch từ rừng U-Minh ở phía bắc vượt Sông Ông Đốc xuống bán đảo Cà Mau ở phía nam -- nơi mà hải quân Việt Mỹ mở cuộc hành quân Seafloat/Solid Anchor, xuất phát từ căn cứ Năm Căn trên Sông Cửa Lớn.

                           


Những đv này cũng có nhiệm vụ thông thương thủy lộ cho thuyền bè dân sự đi từ Vịnh Thái Lan vào tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau. 
Các quân nhân của Giang đoàn tuần thám 62 VNCH đã có mặt tại căn cứ từ tháng sáu 1969 khi họ đến với 10 chiếc PBR, xem hình, như một phần của chương trình tăng tốc chuyển giao của hải quân Mỹ cho hải quân VNCH. Thêm vào đó là 10 chiếc BPR của đoàn 572 của hải quân Mỹ.
Một trong những lịnh đầu tiên của chỉ huy căn cứ là di chuyển những đạn dược chất chứa trên các sà-lan AMMI trừ những đạn dược sẵn sàng để phòng thủ căn cứ. Những người lính đã cực nhọc khuân vác đạn dược trong 3 ngày dưới trời nóng khi phải đi cầu ván (gangplank) từ sà-lan lên bờ. Sau khi đạn dược đã di chuyển, chỉ huy căn cứ đã bắt đầu xúc tiến kế hoạch phòng thủ căn cứ. Ông nghĩ rằng căn cứ dễ bị tấn công bất ngờ và những thứ quan trọng nhứt của căn cứ là người và các tàu của họ. Ông ra lịnh, nếu căn cứ bị tấn công, mọi quân nhân Mỹ-Việt phải cấp tốc lên tàu để chống trả địch.
Một chiếc BPR


Nói thêm về BPR: đây là một loại tàu đa năng với thân tàu hoàn toàn bằng sợi thủy tinh và hệ thống truyền động bằng tia nước cho phép nó hoạt động ở những con sông nông, đầy cỏ dại. Dù chở nặng, nó chỉ chìm dưới nước 6 tấc. Bộ phận truyền động có thể được xoay theo hướng ngược lại, quay tàu theo chiều dài của chính nó hoặc tàu dừng lại từ tốc độ tối đa trong khoảng cách bằng vài lần chiều dài tàu. Trị giá của tàu là 400 ngàn đô và thủy thủ đoàn 4 người với vũ khí:
- 1 đại liên 12.7 ly hai nòng, loại M2HB Browning, ở phía trước tàu.
- 1 đại liên 12.7 ly nòng đơn, loại M2HB ở phía sau tàu.
- 1 hoặc 2 đại liên M-60 (gắn bên hông).
- 1 súng phóng lựu 40 ly Mk 18.
Ngoài ra, xạ thủ đại liên 12.7 ly hai nòng ở phía trước, được bảo vệ bởi pháo tháp hình tròn xoay được, làm bằng sợi gương, xem hình; và thép dầy 1/4-inch để bảo vệ phòng của thuyền trưởng (coxswain). 

Một làng nhỏ khoảng 2.000 người, còn gọi là Sông Ông Đốc Mới, mọc kế căn cứ. Cũng có những người lính ĐPQ/NQ đi tuần quanh làng nhằm bảo vệ căn cứ. Nhưng Christensen đã nghi ngờ hiệu quả và trung thành của họ. Căn cứ đã dùng đại liên 12.7 ly hay đại liên 50, lựu đạn, cối 81 và 60 ly để phòng thủ. Cối cũng được bắn định kỳ vào các cảm biến để thử chúng còn kích hoạt hay không. Rất ít người trong căn cứ nghĩ rằng việc các cảm biến ngày càng gia tăng kích hoạt là do "thú rừng hay gió". Họ biết rằng VC chuẩn bị tấn công họ. 
Vào khuya của ngày 20.10.1970, căn cứ đã bị tấn công bởi VC mà sau này ước lượng khoảng một đại đội, có tăng cường súng nặng. VC đã bắt đầu tấn công bằng súng không giựt 57 ly và cối từ hai hướng: hướng bắc từ khu rừng ở sát căn cứ và phía nam từ các cánh đầm lầy oanh kích tự do bên kia sông. Ngoài súng cối và không giựt, VC còn dùng đại liên 12.7 ly và súng nhỏ tấn công căn cứ. 
Đạn đã rơi khắp nơi và làm chìm hai chiếc BPR cột bên hông các sà-lan. Trung úy Danheim đang ở trung tâm hành quân (TTHQ) của căn cứ lập tức gọi không trợ. Hai chiếc trực thăng võ trang thuộc Phân đội 6 của Sói Biển đang đậu ở căn cứ hải quân Năm Căn đã nhanh chóng có mặt cùng với các máy bay OV-10 Bronco xuất phát từ sân bay Bình Thủy ở Cần Thơ. Khi trận đánh đang tiếp diển, máy bay trực thăng thuộc ba toán Sói Biển -- từ Toán 1 ở Năm Căn, Toán 3 ở Cà Mau, và Toán 6 ở Sông Ông Đốc, đều lên vùng.
(Nói thêm về sự ra đời của các trực thăng Seawofl hay Sói Biển.
Năm 1966, sự yểm trợ của trực thăng đã bắt nguồn như một phần của đáp ứng cho chiến tranh đang diễn ra ở Nam VN. Bắt đầu với Phi đoàn trực thăng yểm trợ chiến đấu số 1, gọi tắt là HC-1, các toán trực thăng võ trang đã được chuyển giao cho hải quân Mỹ để tiến hành các cuộc hành quân (HQ) trong vùng Châu thổ Sông Cửu Long ở nam VN. Mỗi toán có 2 trực thăng võ trang UH-1B của Lục quân Mỹ, đậu tại căn cứ trên bờ hay các tàu tuần duyên (patrol craft tender). Nhờ phản ứng nhanh, và vai trò yểm trợ tiếp cận cho các đv giang thuyền của hải quân Mỹ, nên hiệu quả của các phi vụ này đã được cấp trên Mỹ Việt đánh giá cao. 
Để đáp ứng nhu cầu, hải quân Mỹ đã bắt đầu mở rộng chương trình này. Vào tháng 4/1967, Phi đoàn trực thăng yểm trợ chiến đấu số 1 đã chia làm 4 đv riêng biệt: Phi đoàn số 3 lo về tiếp vận, Phi đoàn số 5 và 7 lo về tìm kiếm và cấp cứu, và phi đoàn trực thăng tấn công số 3, viết tắt là HAL-3, với biệt danh Sói Biển (Seawofl). 
Năm 1966, hải quân Mỹ kêu gọi các phi công tình nguyện về HAL-3 hay Sói Biển. Có 80 phi công được chọn để gửi tới VN. Ngày 1/4/1967, phi đoàn số 3 chính thức được thành lập tại Nam VN với các Sói Biển đầu tiên, dưới chỉ huy của thiếu tá hải quân (lieutenant commander/LCDR) Joseph Howard.
Con sói trên phù hiệu của đv được cảm hứng từ hình con sư tử trên một loại bia của Đức; tay phải của nó cầm một cái xiên có 3 mủi nhọn tượng trưng cho hải quân Mỹ; tay trái cầm một cái khiên giống lá bích (spad) tượng trưng cho thần chết với màu đỏ và vàng của cờ VNCH -- người dịch).

Phù hiệu của HAL-3

Ba toán Sói Biển gồm 6 chiếc võ trang đã đẩy lui cuộc tấn công ngày 20.10.70, trong đó có 2 chiếc từ tàu USS Garrett County (LST-786). Trong trận này, tàu đã cung cấp xăng dầu và đạn dược cho sáu trực thăng dự trận.
Một cặp OV-10A Bronco xuất phát từ sân bay Bình Thủy Cần Thơ. Chiếc lead đang bắn rocket Zuni 5-inch, xem hình. Đây là loại máy bay thám thính, đã đc quân đội Mỹ dùng rất lâu tại VN, nhưng ko bàn giao cho VNCH.  
              

Nguyên là tàu tiếp tế cho máy bay của hải quân (seaplane tender), tàu Bering Strait, đã hạ thủy tháng 1/1944, chuyển giao cho tuần duyên Mỹ từ tháng 9/1948 với ký hiệu USCGC Bering Strait (WAVP-382). Tới tháng 5/1966, tàu mang ký hiệu WHEC-382. Thủy thủ đoàn gồm 13 sq, và 138 hsq và bs vào năm 1966. Tháng 1 năm 1971 giao cho hải quân VNCH và mang tên Trần quang Khải HQ-02. Di tản tháng 4/75 sang Philippines. Ngày 22 - 23/5/1975, 1 toán thanh của Tuần duyên Mỹ đã thanh tra tàu và 5 tàu đi cùng với nó. Một thanh tra ghi nhận: "Những tàu này đã mang vài trăm người tị nạn và thường rất nhiều chuột (rat-infested). Bên dưới sàn tàu giống như một sà-lan (scow) chở rác." 
Trong trận Sông Ông Đốc tàu đã bắn đạn 5-in hay 127 ly vào các điểm ở phía nam sông. Như đã dặn dò trước, nhân viên trong căn cứ đã chạy nhanh lên tàu và phối hợp tác chiến với các tàu BPR và các tàu tác chiến còn lại. 
Khi trung tâm hành quân (TTHQ) của căn cứ bị trúng đạn pháo kích, dầu và đạn dược đã bắt đầu nổ. Trung úy Dannheim đã gọi một BPR và chỉ huy nhóm thuyền ngược sông. Cùng lúc đó, trung úy Wahler đi cùng đoàn thuyền từ căn cứ xuôi dòng sông. Các cố vấn Mỹ, gồm huấn luyện viên vũ khí (GMG2) Wayne Palmer, thợ máy cấp 3 (EN3) Joe Flowers và thợ máy cấp 3 Joe Brown, cùng với các thuyền viên giang đoàn VN đã bắn trả hiệu quả. Trên đầu họ, trực thăng võ trang và 2 chiếc OV-10 Bronco bắn vào quân tấn công của địch.
Sau một giờ, súng đã giảm dần (taper off) và các tàu đã bắt đầu tuần tiểu xa hơn trên sông đề phòng VC dự định vượt sông. Nhiều người bị thương được đưa lên tàu Garrett County để chăm sóc. Các trực thăng võ trang Sói Biển đã dùng tàu này làm điểm để tiếp xăng và nạp đạn. Sau cuộc tấn công ngày 20/10 này, các tàu đã tiếp xăng và nhận đạn dược từ chiếc Garrett County cho tới khi một căn cứ mới trên bờ (ashore) được lập cách đó vài dặm về phía thượng nguồn, bằng cách dùng các sà-lan AMMI từ căn cứ Năm Căn cũ. Một số thuyền viên đã trở lại bờ để sống và ăn uống trên doanh trại đổ nát của căn cứ Sông Ông Đốc, hay sống trên tàu của họ khi ko đi tuần. Bãi đáp trực thăng và các lều trên bờ đã ko được dùng.
Sáng ngày 21/10, các tàu đã trở lại căn cứ. Chỉ huy Christensen kiểm kê thiệt hại. Tất cả những cầu phao (pontoon) đều bị trúng đạn hay chìm. Các tòa nhà đều bị cháy vì xăng dầu hay phá hủy hay thiệt hại nặng bởi hỏa lực địch. Hai lính Mỹ thiệt mạng tại chỗ gồm huấn luyện viên vũ khí cấp 3 (GMG3) Thomas McGarry, 26 tuổi thuộc tp Springville bang Tennesse, và hiệu thính viên hải quân (RMSN) John Drake, 19 tuổi, thuộc tp Stockton Cali. 26 người Mỹ và thuyền viên VN bị thương.
Ảnh: Căn cứ hải quân Sông Ông Đốc vào buổi sáng hôm sau. Mọi tòa nhà đều bị cháy hay thiệt hại nặng và các sà-lan AMMI bị chìm hay đang chìm. Lửa tiếp tục cháy âm ỉ (smolder) trong ảnh.




Vài tuần sau, một số những cầu phao AMMI cũ cũng với những cầu phao AMMI mới (có bọc giáp) đã được kéo từ căn cứ Năm Căn tới làng Sông Ông Đốc, nơi mà các hành quân đã tiếp tục cho tới khi mọi tàu được chuyển về căn cứ trên bờ ở Cà Mau. Tàu tiếp tế RAS-15 đã rời Sông Ông Đốc tháng 11/1970 và căn cứ này đã trở thành căn cứ hải quân Mỹ cuối cùng bàn giao cho hải quân VN.
Trung úy Dannheim được ân thưởng Hải Dũng Bội Tinh (Navy Cross) cho chiến công trong cuộc tấn công. Vài cố vấn khác được trao thưởng Ngôi Sao đồng và các Huy Chương của Hải quân (Navy Commendation Medal).
Chuyển ngữ từ bài : U.S. Naval Riverine Operational Base Sông Ông Đốc (1970).
San Jose ngày thứ năm 11/4/2024 và cập nhật ngày 23/4/2024.
Tài Trần







No comments:

Post a Comment