Tuesday, January 5, 2021

TRẬN MANG BÚC VÀ CHƯƠNG NGHĨA NĂM 1974.

Tôi chuyển ngữ bài viết này để tưởng nhớ các anh hùng vô danh thuộc s.đ. 23 VNCH, ĐPQ và NQ thuộc tiểu khu Kontum đã hy sinh để bảo vệ trại LLĐB Mang Buc và Chương Nghĩa ở Kontum trong năm 1974.

Dịch từ nguồn : Vietnam from cease-fire to capitulation trang 122.
. . .
Tài Trần: thời gian vừa qua, nhà văn Phạm Tín An Ninh (đồng hương Khánh Hòa của anh Đ. láng giềng của tôi) có bài về nhạc sĩ cụt tay Nguyễn Thế Vinh đi tìm kiếm hài cốt của cha mình tử trận tại TIỀN ĐỒN 5 (khác với căn cứ 5 gần QL 14 và Tân Cảnh và Dakto) nằm trên LTL-5B từ Kontum đi Quảng Ngải. Qua tìm hiểu trên mạng, tôi biết trước 1954, quân Pháp thường hành quân trên LTL này và sau 1954, Mỹ đã lập một số trại LLDB để bảo vệ đường này cũng như quấy rối các đường tiếp tế của CSBV gần đó, đó là trại Mang Buk hay Mang Buc, Plateau GI (sau này gọi là Chương Nghĩa), Gia Vực, Minh Long, v.v...
TB. Sau 1975, Chương Nghĩa có tên là Măng Đen, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở cao nguyên vì mát mẻ quanh năm như Đà Lạt do cao khoảng 1.500 trên mặt biển. Người Pháp ngày xưa đã trồng nhiều cây thông ở vùng này nên phong cảnh đẹp đẻ. Ngoài ra, nhờ khám phá bức tượng Đức Mẹ cụt tay tại khu vực này nên đia điểm này đã thu hút khách hành hương khắp nước. (Cập nhật ngày 12/9/22).

===========
. . .
"Trong giai đoạn đầu của việc quân CSBV vây hảm Mang Buc diển ra, phần còn lại của tỉnh Kontum yên tỉnh tương đối. Ngày 2/8/1974, chuẩn tướng Lê trung Tường, TL sư đoàn 23 bộ binh VNCH, trách nhiệm an ninh cho phía tây cao nguyên (các tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac và Quảng Đức), chuyển BTL từ Kontum đến một địa điểm gần trung tâm tại Pleiku. Tại Kontum ông để lại BCH tiền phương và một lực lương bộ binh do TLP, Đại Tá Hư Thế Quang, chỉ huy. Các đv dưới quyền ĐT Quang gồm trung đoàn 45 bộ binh (thuộc SĐ 23 BB), bảo vệ vùng ĐÔNG BẮC Kontum và hành quân trong vùng rừng núi giữa đường 5B (LTL-5B) và TIỀN ĐỒN 4. KHOẢNG 15 KM ĐÔNG BẮC Kontum, tiền đồn này đã lọt vào tay CSBV trong mùa hè 1974 và không được tái chiếm. Nó từng dùng làm căn cứ để ngăn chặn đường 715 của CSBV, được xây từ Võ Định, tây bắc Kontum tới Bình Định. Bắc của tiền đồn này là TIỀN ĐỒN 5, cũng có mục đích tương tự, nhưng cũng lot vào tay CS trong mùa hè. ĐT Quang, có trung đoàn 40, tăng phái từ SĐ 22 bộ binh, bảo vệ mặt tây bắc của Kontum. Hai tiểu đoàn của TRUNG ĐOÀN 44 (thuộc SD 23 BB) được làm trừ bị sau trung đoàn 40 ở tây bắc Kontum, trong khi một TĐ vẫn ở Ban Mê Thuột. Ba TĐ ĐPQ giữ những tiền đồn ở bắc và đông, trong khi TĐ thứ tư và 2 TĐ BDQ bảo vệ mặt nam và đèo Chu Pao.
Dù ĐT Quang cảm thấy ông có thể bảo vệ TP Kontum, cách tổ chức của QLVNCH tại cao nguyên đã: a/ Mất tính lưu động mà trước đây đã cho phép Quân đoàn II có thể triển khai lực lượng nhanh chóng bằng không quân - từ những toán tuần tiểu nhỏ đến CẢ SƯ ĐOÀN - để đối phó những đe dọa của địch và b/ Phần nào vô hiệu hóa (somewhat nullify) những thuận lợi của sáng kiến và bất ngờ (surprise). Những hạn chế về nhiên liệu và bảo hành đã gần như TRIỆT TIÊU DI ĐỘNG TÍNH BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG (air mobility). Các toán VIỄN THÁM, trước đây di chuyển bằng trực thăng, nay phải đi bộ tới mục tiêu, tầm hoạt động và khả năng của họ đã bị giảm ghê gớm (drastically shortened). Khả năng tiếp vận bằng máy bay (logistical airlift) cho cả tỉnh chỉ còn một chiêc trực thăng CH-47 Chinook; hậu quả là hầu như mọi tiếp tế và tản thương dựa vào xe GMC, rồi chuyển theo triền dốc đến các tiền đồn. Do vậy , ngay cả trong thời tiết tốt, QLVNCH ko thể tăng cường hay tiếp cứu những tiền đồn xa xôi như trại LLDB Mang Buc.
Khi Mang Buc* thất thủ, Mặt Trân B-3 của CSBV đã mở nhiều cuộc tấn công vào phòng tuyến bảo vệ Kontum, khiến lực lượng trừ bị ít ỏi (meager) của QD 2 ko thể tiếp cứu Mang Buc. Áp lực địch đã giảm sau khi Mang Buc thất thủ, và quân VNCH tại Kontum đã tập trung vào ĐƯỜNG 715 của địch, mà vào giữa tháng 9/74, đã kéo dài đến 15 km cách ranh giới Bình Định và Pleiku, đi vòng quanh phòng tuyến phòng thủ phía đông của Kontum. QD 2 đã gửi các toán viễn thám tới đây bằng cách đặt mìn và phá hủy xe tải và cơ giới làm đường, và không quân được gọi đến. Bốn khẩu 175-ly tại Kontum, được điều chỉnh bởi một máy bay L-19 duy nhứt của tỉnh, đã bắn phá đường này. Những hoạt động kiên trì (persistent) của QLVNCH đã gây thương vong cao cho các đv làm đường của địch và tạm thời làm ngừng việc kéo dài đường (vì trước đó đường chỉ cách biên giới 2 tỉnh KT-BD 15 km -- người dịch).
* Theo Vietnam Combat Operations 1972-75, cùng tác giả, trang 225-6.
"Đây là một trại LLDB, nằm trên một ngọn đồi trên sông Dak Nghe, khoảng 4.000 bộ trên mặt biển. Mang Buc ở bắc Kontum trên 50 km và khoảng 30 km bắc của Chương Nghĩa, nguyên là một trại LLDB có tên PLATEAU GI. Một đường tiếp tế, tên địa phương là A-16, nối Kontum và Quảng Ngải và Bình Định đi ngang phía nam của Mang Buc. Lực lượng trú phòng nhỏ bé ở đây gồm hai đ.đ. DPQ và hai trung đội NQ, ko có khả năng quấy phá con đường này. Viên chi khu trưởng được lịnh giữ một đ.đ. tại trại và tuần tiểu trong vòng 2.000m. Hỏa lực gồm 2 khẩu ko giật 106 ly, hai khẩu cối 81 ly, và một số súng liên thanh.
Trại Mang Buc bị pháo 3.000 quả từ 25/7 tới 4/8/74, trong khi chi khu trưởng báo cáo 55 địch chết. Ngoài hỏa tiển 107 ly, địch còn dùng cối 81 ly. Ngày 18/8, sau một thời gian yên ổn (respite), trại bị tấn công lần nữa, ngày hôm sau hai TĐ của tr.doàn 66 thuộc s.đ. 10 CSBV, yểm trợ bởi pháo, đã tràn ngập trại. Không pháo binh và ko không yểm do trần mây thấp, lực lượng phòng thủ rút về Chương Nghĩa".

CHƯƠNG NGHĨA
Trong khi QD 2 tấn công đường 715, Mặt Trận B-3 của CSBV chuẩn bị tấn công Chương Nghĩa. Ý thức cuộc tấn công đe dọa (impending attack), QD 2 đã chuyển T.đ. 254 DPQ, từ tây thị xã Kontum để tăng cường phòng thủ Chương Nghĩa. Tới cuối tháng 9 1974, lực lượng trú phòng có 600 người gồm 280 người của TD 254, một đ.đ. DPQ, và chín trung đội NQ. Phòng tuyến gồm một số các tiền đồn cách Chương Nghĩa 6 km, các tiền đồn trung gian cách ba km, và những đồn nhỏ cách một km. Khoảng 2.000 dân thường sống trong chu vi của trại.
CSBV đã tấn công các tiền đồn ngày 30/9. Hai khẩu 105 ly ko thể yểm trợ hữu hiệu những trung đội và đại đội đóng rải rác và lần lượt, các tiền đồn bị tràn ngập. Dù cho tướng Toàn, TL QK 2 ra lịnh cho hai khẩu 175-ly di chuyển trên đường 5B từ Kontum để yểm trợ việc phòng thủ, nhưng đường quá xấu nên di chuyển chậm. Ngày 1/10, QD 2 gửi một đ.đ. DPQ bằng đường không tới Chương Nghĩa.
Vào ngày 2/10, năm tiền đồn bị mất và trại chánh bị pháo nặng. T.Đ. 254 DPQ chờ đợi tại sân bay Kontum để được chở tới Chương Nghĩa, nhưng sân bay Chương Nghĩa bị pháo nặng nên cuộc giải cứu hủy bỏ. Hai khẩu 175 thì vẫn còn ngoài tầm.
Cuộc tấn công cuối cùng đã bắt đầu ngày 3/10 với pháo nặng tập trung vào BCH chi khu và BCH của T.Đ. 254 DPQ. Hàng ngàn đạn pháo tiếp sau đó là một T.Đ. thuộc tr.đoàn 28. Các vị trí trú phòng đã nhanh chóng bị tràn ngập. Chương Nghĩa đã mất, và ít ai sống sót. Dù máy bay khu trục đã được dùng để chống tr.đoàn 28 CSBV, tiền đồn QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG của tỉnh Kontum đã mất. Không có sự yểm trợ của pháo, Nam VN ko có cách nào để giữ một tiền đồn nhỏ và đơn độc (isolated) để chống một cuộc tấn công quyết tâm, yểm trợ tốt (determined, well-supported) của CSBV.















No comments:

Post a Comment