Sunday, February 9, 2020

QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CSVN VÀ ĐẢNG CSTQ TRONG CHIẾN TRANH

Tôi đăng lại bài này để các bạn hiểu thêm về SỰ GIÚP ĐỠ TOÀN DIỆN của TC đã giúp CSVN hầu nhuộm đỏ Đông Dương (từ 1949-1975) mà hậu quả là VN ngày càng lệ thuộc vào TQ.
- Người xưa có các câu: “sự thật sẽ giải thoát chúng ta”, “không thể lấy bàn tay che mặt trời” và “không có lửa, sao có khói”.
- “Nếu buộc phải ngửi cứt thì nên ngửi cứt Tây, không nên ngửi cứt Tàu” (ông HCM đã trả lời trong một phỏng vấn của một nhà báo phương Tây -- đúng là ghét của nào trời cho của nấy!) 
Lời nói đầu: Trước đây, trên đài BBC đã có bài nói về sự tham dự của quân TC trong trận Điện biên phủ 1954 – do các viên chức TC phổ biến.
Bài dưới đây dịch từ quyển Looking Back on the Vietnam War của William Head, ấn bản 1993 (từ trang 106-114). Tác giả W. Head đã dựa vào các tài liệu mà một phần lấy từ báo chí chính thức của TC. Theo tôi nghĩ bài viết này đã nêu được nguyên nhân chánh dẫn đến thái độ trịch thượng và đàn anh của TC trong thời gian qua.
Ba dấu chấm trong ngoặc (…) tượng trưng cho những đoạn nói về chính trị giữa hai phe trong cuộc chiến VN, tôi xin lược bỏ vì nghĩ rằng điều này không làm thay đổi ý tưởng của tác giả W. Head.
===================
TRUNG CỘNG ĐÃ DỒN HẾT TIỀN CƯỢC VÀO HÀ NỘI
“Trong những năm đầu của thập niên 1960, Bắc VN đã là một trong những đồng minh về chính trị và quân sự thân thiết nhứt của Bắc kinh (BK). Khi cuộc khẩu chiến giữa TC và Liên Xô (LX) leo thang, và khi LX dưới thời Krushchev nhích từng bước tiến tới sự không can dự vào cuộc xung đột đang leo thang ở Đông dương thì Hà Nội (HN) ngày càng ngả theo BK. Vào khoảng đầu năm 1964, HN đã thực sự đứng hẳn về TC khi phong trào CS quốc tế đã tách làm hai nhánh. Khi Krushchev mất chức và Mạc tư Khoa theo đuổi một chánh sách can thiệp mạnh hơn dưới thời Kosygin và Brezhnev, thì dù cho HN đã cố gắng giữ khoảng cách bằng nhau đối với hai đàn anh nhưng quan hệ HN-BK vẫn luôn luôn thắm thiết. Theo lời ông Hoàng văn Hoan (từng là phó chủ tịch quốc hội VN), cho tới năm 1968, HN luôn thỉnh thị ý kiến BK trước khi quyết định một việc gì quan trọng (4). Tóm lại Mỹ đã lâm chiến với một trong những đồng minh thân thiết nhứt của TC. Ảnh minh họa:
ẢNH CHỤP TẠI RẠP CIROS NĂM 1954 TẠI HÀ NỘI VỚI ẢNH CỦA MAO 
TRẠCH ĐÔNG BÊN TRÊN MALENKOV, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 BỘ TRƯỞNG CỦA LX, KẾ VỊ STALIN TỪ NGÀY 6/3/1953, VÀ HỒ CHÍ MINH


ĐẠI BÁC PHÒNG KHÔNG 37 LY CỦA TC, DIỄN HÀNH TRONG 
NGÀY CHIẾN THẮNG VÀO NĂM 1954 TẠI HÀ NỘI. 
. . .
Trọng lượng của quyền lợi của TC tại bắc VN đã được phản ảnh qua quy mô của hỗ trợ của TC đối với HN trong cuộc chiến. Theo BK, giữa 1950 và 1978, TC đã cung cấp chiến cụ tương đương với hơn 20 TỈ ĐÔ LA cho bắc VN. Số lượng này gồm vũ khí, đạn dược, và quân trang quân dụng đủ trang bị cho 2 triệu binh sĩ. Chỉ trong năm 1962 thôi, nhằm nâng cấp khả năng chiến đấu cho lực lượng CS tại nam VN để đối phó với những cố gắng chống du kích của Mỹ và VNCH, TC đã cung cấp 90.000 súng máy và súng trường. Theo những tiết lộ sau cuộc chiến, TC đã cung cấp sự hỗ trợ SỐNG CÒN cho bộ máy hậu cần (tiếp vận) của bắc VN gồm việc cung cấp hơn 30.000 xe tải, 2 triệu tấn xăng dầu, và sửa chữa 900 km đường xe lửa. TC cũng cung cấp cho HN một số lượng lớn đường ray, đầu máy và toa xe lửa; đã trang bị toàn bộ cho vài trăm nhà máy cho bắc VN; và đã cung cấp hơn 300 triệu mét vuông vãi và 5 triệu tấn gạo; cộng với một số lượng lớn lao những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của dân chúng bắc VN. (Thời gian đi tù ở miền Bắc từ 1977-81, tôi nhận thấy các nông cụ trong các trại tù đều sản xuất tại TQ; lương khô 701, quần áo, mền, kể cả quần đùi cho tù; áo khoác dài mùa đông 2 lớp cho CA cũng của TC -- người dịch). TC cũng cho HN ngoại tệ mạnh tương đương vài trăm triệu đô (6).
. . .
Có thêm những sự kiện quan trọng nói lên sự hỗ trợ mạnh mẽ của TC cho HN trong giai đoạn giữa thập niên 1960 (12).
Thứ nhứt, vào MÙA XUÂN 1966, gần 50.000 lính TC đã có mặt tại bắc VN để điều khiển súng phòng không, điều hành công tác hậu cần và sửa chữa các tổn thất do bom gây ra. Theo thống kế chính thức của TC, giữa tháng mười 1965 và tháng ba 1968 (khi quân TC đã rút đi) có tổng cộng hơn 320.000 quân TC đã phục vụ tại bắc VN với năm cao nhứt lên tới 170.000 người (13). Không quân của bắc VN đã xử dụng các sân bay ở nam TC. Một hệ thống ra-đa bao gồm các trạm ở nam TC đã được lập để bảo vệ không phận bắc VN cũng như theo dõi và cung cấp các hoạt động của không quân Mỹ cho KQ của bắc VN.
Thứ hai, các đơn vị giải phóng quân của TC được đưa vào bắc VN vẫn mặc quân phục chính quy, giữ nguyên phù hiệu của đơn vị và đã xử dụng cách liên lạc thông tin không có độ an ninh cao. Họ cố tình cho người Mỹ biết ý định và quyết tâm của họ trong cuộc chiến VN.
Thứ ba, trong một số trường hợp, máy bay TC đã giao chiến với máy bay Mỹ khi họ lỡ xâm nhập vào không phận TC để truy kích đối phương: BK cho biết đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ và gây hư hại cho 2 chiếc khác. Dù cho thông tin này cũng như thông tin về số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bắc VN bởi máy bay bắc VN – nhưng do phi công TC lái – không được một nguồn tin độc lập kiểm chứng, nhưng điều này có thể đã xảy ra.
Theo những báo cáo sau này của TC, thương vong của quân TC, phục vụ tại bắc VN, do bom Mỹ gây ra khoảng 20.000 người gồm chết và bị thương.
Thứ tư, quân TC đã xây một khu phức hợp lớn lao, với hầm hào kiên cố tại Yên Bái (khoảng 140 km tây bắc HN), nằm trên đường xe lửa từ Côn Minh đến HN dọc theo sông Hồng. Khu phức hợp này với những súng cao xạ đặt trong hang cũng như trên đường ray cộng với một phi đạo lớn, hình như được thiết kế để làm một thủ đô dự phòng trong trường hợp HN bị thất thủ bởi một cuộc tấn công của quân Mỹ và VNCH, hoặc để làm một căn cứ cho quân TC trong trường hợp quân TC can thiệp ồ ạt và công khai vào cuộc chiến VN.
. . .
Vào cuối năm 1967, vùng đệm/cấm bay, đối với phi công Mỹ, dọc theo biên giới Trung-Việt đã thu hẹp còn 5 km. Để đáp lại sự bành trướng này của KQ Mỹ, số sư đoàn phòng không của TC ở bắc VN đã tăng từ hai lên ba (24). “
CHÚ THÍCH :
4. Hoàng văn Hoan, “Sự phản bội tình hữu nghị Việt-Trung của Lê Duẫn“, sách bằng tiếng Hoa, (BK: nhà xuất bản Nhân dân, 1982).
6. Hoàng văn Hoan, “Không được phép bóp méo sự thật về tình hữu nghị Việt-Trung trong thời chiến”, (BK: Nhân dân nhật báo, ngày 27/11/1979): trang 1, 5.
12. Allen Whiting, The Chinese Calculus of Deterrence, 1975: trang 170-95.
13. Nhân dân Nhật báo, BK, ngày 21/11/1979: trang 4 .
24. Theo thư của Allen Whiting gửi cho tác giả, ngày 9/4/1991.

No comments:

Post a Comment