Friday, October 25, 2019

HOẠT ĐỘNG CỦA TĐ 4 BMEO TẠI KHU VỰC GIA VỰC TỪ 1948-51


Các cuộc HQ liên quan đến thung lũng Gia Vực do TĐ 4 Khinh Chiến Viễn Đông (Batallion de March Extreme-Orient, viết tắt là BMEO) thực hiện trong thời gian 1949-51.

Tài Trần: Đây là bài của một người Pháp kể lại về hai đợt phục vụ (gần 5 năm) của người chú tên Maurice Millour tại Đông Dương. Đọc để thấy dân Pháp có tinh thần HOÀI CỔ (nostalgie) vì dù cha chú họ đã chết trong chiến tranh Đông Dương lần thứ 1,1946-1954, nhưng con cháu vẫn ghi nhớ sự hy sinh của cha chú của họ; trong khi đó, như tôi đã viết nhiều lần, dù gần HAI TRĂM NGÀN NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN (refugee) đã từng tạm cư tại Hong Kong trên đường tới Úc, CND, Mỹ hay Anh, nhưng gần như KHÔNG AI ủng hộ cuộc tranh đấu hiện nay của dân HK. Có lẽ, dân Việt phần lớn mắc bịnh MAU QUÊN?!?

" 1/ Trong kỳ phục vụ đầu (37 tháng, từ 1948-51) tại Đông Dương, chú tôi đã ở đ.đ.1/TĐ 3 BMEO và kế đó là đ.đ.16/TĐ 4 BMEO tại tiền đồn Kon Plong ở cao nguyên trung phần; đồn này khoảng 100 km đông bắc của Kontum, nằm trên một vị trí cao gần con đường đất dẫn tới Gia Vực, quận Ba Tơ Quảng Ngải, và cuối cùng là bờ biển miền trung (sau 1954 con đường này gọi là LTL 58) - xem bản đồ 1-3. 

                                       
Bản đồ 1 (đã được phóng đại) và bản đồ 2 (dưới đây) về con đường từ Kon Tum đi Gia Vực, Ba Tơ và Quảng Ngải - của National Geographic mà tôi là hội viên. 


                                                             
Bản đồ 3, chi tiết hơn, do Rene Riesen vẽ. 

Đồn Kon Plong được bao quanh bởi nhiều núi rừng và được xây trên một đồi nhỏ trong một thung lũng lớn trong đó có một làng Thượng. Đồn làm hoàn toàn bằng những khúc gỗ (log), trừ 2 căn nhà gạch và vài căn lợp tôn. Nhà chánh dài 25 m, cao và rộng khoảng 5-6 m với một đầu là bịnh xá và đầu kia là phòng truyền tin. Phần dễ bị tấn công nhứt là phần đối diện với đồng cỏ và bảo vệ bởi một bức tường làm bằng các khúc gỗ (log) xen kẻ với lổ châu mai (fire port). Hàng rào phòng thủ cũng bằng những khúc gỗ: đó là hai hàng cây gỗ song song cách nhau từ 6-7 tấc, giữa là đất và đá cuội (pebble), gia cố bởi tre chẻ (split bamboo set) cột các khúc gỗ với nhau để hạn chế soi mòn bởi mưa. Việc xây dựng này ko dùng tới một cây đinh và giữ vững nhờ mây bện (braided rattan). Trong mùa mưa, nước đã sói mòn hàng rào, tạo nên các lổ nên phải sửa liên tục".
                                          
2/ TĐ 4 BMEO gồm một đ.đ. chỉ huy và bốn đ.đ. chiến đấu (đ.đ.13-16) tổng cộng khoảng 1.000 ng, cộng thêm một đ.đ. huấn luyện (đ.đ. 17).
Mỗi đ.đ. chiến đấu có khoảng 173 ng chia thành bốn trung đội/tr.đ. (platoon) với ba tiểu đội/t.đội (squad) cho mỗi tr.đội. Mỗi đ.đ. có hai sq Pháp, khoảng 15 HSQ Pháp hay dân bản xứ và mười hạ sĩ (corporal) hay binh nhứt (private first class/PFC) hay binh nhì (private) Pháp. Lính Thượng có mặt trong cả 5 đ.đ: đ.đ.14 và 16 có dân Sê đăng, đ.đ. 15 có dân Gia rai và đ.đ. CH và 13 có cả hai sắc dân này.
Đ.đ.16 trang bị một đại liên FM 24.29, một cối 120 ly tại đồn Kon Plong, một cối 50 ly khi hành quân bên ngoài, và vài phóng lựu. HSQ trang bị tiểu liên MAS 38 hay Sten và phần lớn binh sĩ trang bị súng của Canada thời đệ 2 thế chiến.

3/ NĂM 1949.
Đầu năm 1949, thiếu úy/t.u. Jacques Pierre tới khu chiến thuật Ban Mê Thuột và tháng 2 chỉ huy đồn Kon Plong với quân số ko đầy đủ.
Ngày 25/5, th.u. rời đồn với một tr.đội cộng (còn gọi là tr.đ. tăng cường, với quân số hơn một tr.đ.) khoảng 50 ng, trong đó có 7 người Âu. Trong hai ngày, toán quân nhỏ này đã tới thung lũng sông Re, đi qua đồn Viklum và Violac, sau đó đi theo bờ phải của sông Re tới Gia Vực. Th.u. thấy ấp Gia Vực là căn cứ của một trung tâm tiếp tế lương thực của VM, mà lính VM khoảng 1 trung đội đã bỏ chạy khi đv của ông tới. Sau khi đốt cháy kho lương này, đv của th.u. trở về đồn Kon Plong qua những đoạn rất dốc (via sometimes very steep paths): một đoạn chưa tới 10 km phải đi hơn 8 giờ. Cuộc HQ này là một trong những lần thám sát đầu tiên của QĐ Pháp tại thung lũng sông Rê - lúc đó còn do VM kiểm soát.
Ngày 14/10, một đv thám sát gửi tới thung lũng này 3 ngày trước đó đã trở về đồn Kon Plong. Họ bị phục kích hai lần, phía bắc Gia Vực và đông của Kon Plong, với 1 chết và 2 bị thương. Trong hai lần phục kích này, binh nhứt Bellei, một y tá của đồn, vài lần đã xông vào lửa đạn địch để cứu kẻ bị thương. Cho hành động quả cảm này, y được 3 giấy khen cấp trung đoàn và một Croix de Guerre, xem hình, với sao đồng. Hai kẻ bị thương đưa về bv Pleiku hôm sau.

Croix de Guerre cho chiến công trên lãnh thổ Pháp
                                       
Croix de Guerre cho chiến công trên lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp (territoires outre-mère/TOM). 

4/ NĂM 1950
Tháng 2/1950, dân thượng Hre từng bị cưỡng bách tham gia QĐ nhân dân của VM đã nổi dậy. Sau khi giết các cán bộ và chính ủy (cadre and commissar) của VM, họ kéo tới các đồn Pháp để xin bảo vệ. Th.u. Pierre nhanh chóng chụp cơ hội bằng vàng này (realize the potential of that situation) đã hỗ trợ cuộc nổi dậy. Ông cũng tổ chức đưa những ai tình nguyện vào một đv bán quân sự toàn dân Hre dưới tên "Hre Hành Động" (Action Hre).
Ngày 7/4, cuộc HQ "Adrien" đc tung ra để hỗ trợ cuộc nổi dậy này và đẩy lui quân VM từ thung lũng sông Re tới bình nguyên ven biển của tỉnh Quảng Ngải. Một "Chiến Đoàn" (groupe mobile) tân lập khoảng 600 người với những thành phần của TĐ 2 Dù của lực lượng Viễn Chinh Pháp (2e BEP), TĐ 1 Dù thuộc địa* (1e BPC) và trung đoàn 11 bộ binh Viễn Chinh Pháp (2 ème REI) cộng với một đv gồm 150 dân binh Hre tân lập và huấn luyện chưa đầy đủ.
Từ 7-13/4, CĐ chuyển từ Kon Plong tới làng Gilang, đi ngang qua các đồn Vitiong, Viklum, Vipée, Dak Xérong, Monit, rồi vào thung lũng sông Re tới Ta-ma, và cuối cùng là Gilang. Trong giai đoạn này, chỉ có các thành phần tiền phương chạm súng lẻ tẻ với VM.
Từ ngày 14/4, một bãi đáp cho máy bay, các bãi thả dù và một trạm xá dã chiến (a landing zone, drop zones and a field first aid post) được lập ở Gilang. Các HQ thám sát tại khu vực này gây tổn thất cho TĐ 2 Dù Viễn Chinh và trung đoàn 2 bộ binh Viễn Chinh. Tính tới 22/4, đã phát hiện 5 TĐ Việt minh (4.000 người) trong khu vực và sát gần Gilang, dẫn tới quyết định bỏ thung lũng sông Re và rút về Kon Plong.
* Sau này có lẽ trở thành TĐ 1 Dù VNCH -- người dịch.

Hình 1: Đường dẫn lên đồn ViMuk, bạn có thể thấy hàng rào hay hào bằng gỗ và đất bảo vệ đồn này.

Hình 2 (của một phụ nữ Pháp có cha phục vụ tại Đông Dương cùng thời điểm): "Cờ của Việt Minh tặng bởi bạn của cha tôi. Cờ này bị tịch thu bởi em của bạn ba tôi khi ông ta chiến đấu tại Đông Dương, nhưng ko may mắn cả hai đã chết và ko có thêm thông tin. Trên cờ có hai dao găm và phù hiệu của lực lượng Dù và GCMA của QĐ Pháp".

Một phụ nữ Pháp, con gái của người bên phải trong ảnh, đã cung cấp ảnh này.
                                         
Cô gái này là con một quân nhân Pháp phục vụ tại khu vực trong cùng thời điểm, cô mặc áo cũ 72 năm của bà.

Ba hình dưới chụp tại đồn Kon Plong. Hàng rào hay nhà cửa đều làm bằng những khúc gỗ, cột với nhau bằng mây (braided rattan) hay tre chẻ (split bamboo set), ko dùng đinh. nhưng dễ bị sói mòn bởi mưa.



Các cô gái Hre 


========================================================================= 
Các cuộc HQ liên quan đến thung lũng Gia Vực (tỉnh Quảng Ngải) do TĐ 4 Khinh Chiến Viễn Đông (4e BMEO) của Pháp thực hiện, phần 2.
Tài Trần: Khoảng thập niên 1960, khi Mỹ và VNCH lập trại LLĐB tại thung lung Gia Vực, họ cho biết gần đó có một trại lính hoang phế của VNCH, từng bị VC tấn công vào thời TT Diệm, gần như mọi quân nhân sống sót đều bị giết chết, phụ nữ và trẻ con bị đưa đi vào Trường Sơn.--Theo hồi ký của một sq VNCH ở trại LLĐB này. Gần trại LLĐB có cột chỉ đường ghi "Kontum 25 km", chứng tỏ trước đây có đường lộ từ Gia Vực đi Kontum. 

5/ Cuộc HQ kế tiếp có tên "Gien" diển ra từ 8-12/5 cùng năm. Thành phần tham dự là một Chiến Đoàn khác gồm đ.đ. 15 và 16 của TĐ 4 BMEO, đ.đ. khinh chiến (Compagnie de Marche) của TĐ 1 Dù Thuộc Địa (BPC) và một toán (section) của trung đội Trường sĩ quan (Officers School). Nhiệm vụ là đẩy lui VM ra khỏi ấp Gia Vực để lập một tiền đồn gần đó và tuyển mộ lính địa phương.
Cuộc HQ ko thành công nhiều vì vùng này ko có bất cứ quân số địch đáng kể (was empty of any significant number of enemies). Cũng ko có đường lộ/đường mòn (road or trail) khiến việc lập một tiền đồn ko khả thi (viable) vì quá đơn độc (ko có một đồn nào gần đó) và lại ko có cơ hội cứu viện kịp thời (rescue in time) bằng đường lộ hay đường mòn.
Tiếp theo cuộc HQ "Adrien", Pháp đã quyết định đưa dân Hre vào một đv quân sự có tổ chức (structured). Dẫn tới việc thành lập vào giữa tháng 6 tại Kon Plong một đv phụ lục quân số 26 (Unité Supplétive Militaire, viết tắt là USM 26) với quân số của một đ.đ. Trang bị đầu tiên là hai khẩu FM Bren và một trăm súng trường.
Vào giữa tháng 7/1950, cấu trúc của đ.đ. này chỉ có 3 HSQ Âu châu. Đ.đ. này sau đó được tăng cường với vũ khí tự động và đổi thành đ.đ. biệt kích phụ lục quân số 26 (CCS/compagnie de commandos supplétives) - giống như dân sự chiến đấu/CIDG sau này -- người dịch.
Hạ sĩ Rene Riesen của TĐ 4 BMEO và tác giả của sách "Mission spéciale en forêt Moi" (Nhiệm vụ đặc biệt trong rừng Mọi). Đây là sách DUY NHỨT nói về sự can dự của Pháp với dân thượng Hre, đã dịch sang Anh ngữ (với tựa "Jungle Mission" vào 1957).
R. Riesen nhận trách nhiệm giám sát các người tình nguyện Hre, dạy họ chiến tranh du kích và lập các nhóm tự vệ làng (village self-defence group), còn gọi là militia hay goum. R. Riesen đã sống vài năm với dân Hre, trở thành lãnh chúa (war chief) của họ dưới tên "Ba Tamoi" (ba của Mọi), hay "Ba tchiac gaho tabouac" (ba tóc bạc). Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Riesen là lập một đv dân binh (partisan) tại làng Kon Pong, khoảng 20 km nam Kon Plong, với mục đích dựng một tiền đồn và lập một lực lượng dân vệ (militia). Việc kiểm soát làng này quả nhiên (indeed) rất quan trọng với đ.đ. 16 của TĐ 4 BMEO vì đ.đ. này bảo vệ, về phía bắc, đồn Kon Plong và, về phía tây, đồn nhỏ (redoubt) Kon Braith trên con lộ nối Kontum và Kon Plong.
Vào tháng 6, nhiều công tác sửa đường đã tiến hành ở tiểu khu (sub sector) Kon Plong, hoặc đi về nam tới đồn Kon Braith hay về bắc tới đồn Kon Kléang hay Gia Vực.
Ảnh 1: đồn Kon Plong, ảnh 2: khu vực Kon Plong và lân cận.

                                                

                                           

Ngày 31/12, lực lượng tự vệ "Thanh Niên Hre" tại khu vực Mang Mou/Mang Rha (thung lũng sông Re), võ trang với một FM, ba MG và 150 súng trường, chạy theo VM theo sau sự phản bội của phần lớn lực lượng này.

Đầu tháng Giêng, thông tin xác nhận bởi các toán tuần tiểu cho thấy sự có mặt của 400 Việt Minh chung quang Mang Mou và Mang Rha, và 1.200 người tại thung lũng Gia Vực.
Gaston Mille, chỉ huy của TĐ 4 Sơn Cước (TĐ 4 BMEO) đã quyết định tổ chức HQ "Omer" dưới hình thức một đột kích vào khu vực kể trên của VM nhằm lấy lại tất cả hay một phần số vũ khí đã mất cũng như thu lượm tin tức nhằm có thể tái chiếm làng Mang Mou và Mang Rha. Sau năm ngày HQ vào thung lũng sông Re, ko có chạm súng với địch - đã biến mất và dân địa phương có vẻ ko hợp tác và dưới sự kiểm soát của VM.

Lực lương GCMA hành quân tại Gia Vực, 1951-52.

Vào 1951, Quân Viễn Chinh Pháp tại Viễn Đông (Corps Expéditionaire Francaise en Extrême-Orient hay CEFEO) đã có những đv chống du kích trong tay nhờ vị tân tổng TL, tướng de Lattre de Tassigny. Những đv chống du kích tân lập này là "Đoàn Biệt Kích Hổn Hợp Không vận" (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés hay GCMA) và những Biệt Kích của Miền bắc (Commandos Nord Vietnam) cả hai dùng những lượng bán quân sự người bản xứ được huấn luyện tại địa phương (using paramilitary locally raised indigenuous forces) và thường hoạt động sau lưng VM.
"Hre Hành Động" được thành lập năm trước bởi thiếu úy Pierre từ đồn Kon Plong được GCMA chuyển qua đại úy Hentic sau khi được giao nhiệm vụ tái tổ chức thành đv quân sự chiến đấu cho GCMA.
Vào mùa thu 1951, đ.u. Hentic với 2 hay 3 cán bộ Pháp và một lực lượng Hre 150-200 người, đã tiến hành nhiều đột kích sâu vào lãnh thổ kiểm soát bởi VM. Những đột kích kéo dài từ ba tuần tới sáu tuần đã tới những nơi như Vidzen, Vibliang, và Gilang và tập họp/qui tụ nhiều lính và dân suốt phần dưới của thung lũng sông Re.

Năm 1952

Ngày 26/4/1952, đ.u. Hentic với chưa tới ba trăm lính Hre đã rời Gia Vực và vượt sông Re vào ngày 27 và tấn công Ba Tơ vào buổi sáng của ngày 2/5. Họ đã phá hủy những doanh trại và kho đạn VM cũng như BCH của trung đoàn 108 VM.
Và họ đã biến mất trong rừng trước khi VM có thể phản ứng.
Vào mùa đông 1952 với một trung đội biệt kích VN và một trung đội Hre (tất cả khoảng 100 người), đ.u. Hentic đã thực hiện một cuộc thám sát sâu trong hai tháng đi ngang Dakto vào đất Lào hướng tới Attopeu. Trên đường đi, họ đã phá hủy các căn cứ VM và đặt mìn trên những đường mòn của VM. Trong nhiệm vụ trinh sát này, họ ĐÃ KHÁM PHÁ một mạng lưới các đường mòn rộng lớn và ngụy trang rất kỹ gồm những khu vực tập hợp và nghỉ ngơi, kho lương thực của VM. Đây là lần đầu tiên người ta thấy đường mòn HCM nổi tiếng! (This was the first sighting of the famous Ho Chi Minh trail!
Cuối năm 1952, những đường mòn dẫn tới thung lũng sông Re và Gia Vực được cải thiện để chuẩn bị cho việc có thể thành lập một đồn trong tương lai cho quân Pháp để kiểm soát khu vực này.
Vào tháng 12/1952, Gia Vực vẫn dưới kiểm soát của VM mà ko có dấu hiệu của một tiền đồn Pháp nhưng chiến tranh vẫn tiếp diển thêm hai năm!
Thông tin được tôi dịch từ website của Philippe Milour: http://philippe.millour.free.fr/index.html
cũng như từ con gái của đ.u. Hentic (Anne Alexandre): http://www.mahohentic.com
và các sách của R. Riesen như: Jungle Mission, Le Silence du Ciel và của Erwan Bergo như Les Heros Oublies.
Đây là phần hấp dẫn của lịch sử Gia Vực và nếu bạn muốn khám phá hơn về LL đặc biệt Pháp và TĐ 4 BMEO, hai đv đã chiến đấu trong rừng núi ở Cao Nguyên, hãy thăm phần về chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945-54) ở: http://www.gia-vuc.com/frenchindochina.htm?LMCL=bzPD_W
Có một lần, trong khi trở về từ một lần tuần tiểu tại địa phương (hè 1967) bằng đường núi nằm kế phía đông bắc của Gia Vực I đã nhân thấy một khẩu tiểu liên MAT-49 rỉ sét. Nó nằm sâu 3-4 foot/0.9-1.2 m ở bờ một rảnh nước sâu 5-6 foot/1.5-1.8 m (it was located about 3-4 foot down on the side of a 5-6 foot gully). Tôi luôn thắc mắc làm thế nào mà nó lại ở đấy và lịch sử của nó. Tôi đã biết Gia Vực từng là một đồn Pháp, nhưng tôi đã ko ý thức rõ ràng mức độ hoạt động của VM tại khu này. Cảm ơn trung sĩ nhất Ron Knight.

Tên của các địa điểm. 



Liên quan đến tên và địa điểm (name and place), đặc biệt trong giai đoạn đầu của chiến tranh, rất ít bản đồ và vài tên được ghi chép theo phiên âm đễ hiểu bởi ng Pháp. Trên bản đồ Mỹ của TN 1960, cũng làng đó nhưng được viết khác đi khiến khó mà tìm dấu vết chúng.
====
THÔNG TIN THÊM VỀ SÁCH JUNGLE MISSION R. RIESEN.
TIỀN ĐỒN KON- PLONG: khoảng 60 dặm đông bắc của Kontum và tính tới 1946 là tiền đồn xa nhứt của Pháp ở cao nguyên Kontum. Nó được xây ở giao điểm của các thung lũng của Kontum và núi dẫn tới Sơn Hà và Ba Tơ, xa lộ tới Lào, Cambodia, Bắc VN và những khu ven biển.
Năm 1946, đồn được giữ bởi một đ.đ. lính Thượng, từ 1946-48, đồn này gặp khó khăn khi Việt Minh cố gắng chiếm đồn, vì nó là trở ngại cho các hoạt động quân sự và chính trị của họ.
Năm 1948, quân Pháp đã chuyển từ chiến thuật phòng ngự sang tấn công, với những đột kích vào sâu trong các khu vực do VM kiểm soát. Đồn này năm 1948 có ba SQ, 15 HSQ người Âu châu, 150 biệt kích người bản xứ (indigenuous partisan commando) và 120 lính chính qui người bản xứ (regular native). Liên lạc với Kontum mỗi tháng một lần bằng công-voa. Đ.u. Pierre, đồn trưởng, tiến hành công tác dân sự vụ và lập một chợ để trao đổi hàng hóa -- nơi mà các bộ lạc xa xôi ở phía đông và tây của đồn gặp nhau để trao đổi hàng hóa và lương thực.
Từ bản đồ của ông, bạn có thể thấy R. Riesen đã đi tới Makra (Mangia), khoảng vài dặm nam của Gia Vực, và đi về phía bắc theo thung lũng Sông Re, do đó ông phải đi qua Gia Vực. Nên chú ý là một ít tên trên bản đồ của ông đã viết khác với tên dùng trên bản đồ 1960 của Mỹ.Tôi nghĩ lý do duy nhứt, như trong sách ông đã viết: ko có bản đồ cho khu vực này, ông đã ghi nhận và vẽ lại những địa điểm đã đi qua. Ông đã viết tên những địa điểm này dựa trên một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của ông. Tôi đã có được một bản đồ Đông Dương bằng lụa, mà tên một số làng đã viết khác với bản đồ 1960 của Mỹ!
Nguồn: J-L Delauve (Gia Vuc webmaster) hay Gia Vưc Tribute website (www. gia-vuc.com). 

No comments:

Post a Comment