Saturday, April 20, 2019

TRẦN VĂN GIÀU TRANH ĐẤU ĐỂ THÊM THỊT CHO TÙ CHÍNH TRỊ TẠI KHÁM LỚN SÀI GÒN .
# Tài Trần : Trần văn Giàu là một nhà trí thức Tây học theo CS , sau này là một trong những lãnh tụ của Việt Minh trong thời chiến tranh chống Pháp 1945-54 .  Thời đó nhóm CS Đệ Tứ Quốc Tế của Phan Văn Hùm , Tạ Thu Thâu , v.v... đã bị CS Đệ Tam QT (của HCM , Trần văn Giàu) thủ tiêu . Dưới đây là câu chuyện về những tranh đấu của ông TVG trong lúc ở tù tại Khám Lớn Sài Gòn . Tài liệu này , dù do cho tuyên huấn CS viết nhưng cũng cho thấy sự ĐÃI NGỘ NHÂN ĐẠO của thực dân Pháp đối với tù chính trị , những kẻ chống đối họ .

. . . 
"Khám Lớn có nhiều dãy nhà lầu, chia nhiều phòng. Chị em phụ nữ có mấy "salle" 14, 16. Kế bên phòng tử tội có chứa cái máy chém dễ sợ. Có một dãy nhà đặc biệt mới xây, Tây gọi là Bâtiment S - chữ S này là chữ tắt của chữ Spécial có nghĩa là đặc biệt. Vậy Bâtiment S giam những ai?
Hồ sơ còn ghi rõ: Chúa ngục (giám thị trưởng) Khám Lớn Kerjean báo cáo với Thống đốc Nam Kỳ Pagès: "Tổng đại diện tù Trần Văn Giàu tuyên bố tất cả tù chính trị tuyệt thực vì phần thịt không đủ”. Tôi thấy yêu sách đó không có căn cứ vì phần ăn đúng tiêu chuẩn và thịt tốt. Vụ này có thể tên Giàu khởi xướng để huấn luyện các tù mới tới. Tôi đề nghị cô lập tên Giàu càng sớm càng tốt".
Chánh văn phòng Thống đốc Schneider gởi công văn cho kỹ sư trưởng công trình công cộng: “Cần xây chỗ giam mới để cách ly tù chính trị Khám Lớn Sài Gòn, xây càng nhanh càng tốt".
Chủ ngục lên danh sách những tên tù chính trị nguy hiểm cần giam riêng trong Bâtiment S vừa xây xong. Đó là:
Số tù 6826 mpp Trần Văn Giàu; Nghề nghiệp: sinh viên. Bị tòa án Sài Gòn kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc ngày 25.6.1935 vì hoạt động lật đổ chính quyền. Ngày được tha: 23.4.1940.
Số tù 6554 mpp Nguyễn Văn Nữ, Nghề nghiệp: thợ nguội. Bị tòa Thượng thẩm Sài Gòn kết án 5 năm tù, 10 năm quản thúc ngày 10.4.1934 vì có âm mưu hoạt động có hại cho an ninh công cộng. Ngày được tha: 15.2.1939.
Số tù 7024 mpp Châu Văn Giác; Nghề nghiệp: viết báo, cựu học sinh trường Sư phạm Sài Gòn. Bị kết án 2 năm tù, 10 năm quản thúc. Ngày được tha: 4.12.1937.
Số tù 7204 mpp Nguyễn Hữu Thế; Nghề nghiệp: giáo học. Bị tòa Thượng thẩm kết án 7 năm tù, 1 0 năm quản thúc vì hoạt động có hại cho an ninh công cộng. Ngày được tha: 11.5.1942.
Ngày 26.6.1937, bốn người kể trên thêm hai người nữa là Nguyễn Hoàng Đức, làm ruộng và Lư Sanh Hạnh làm báo, được đưa đi biệt giam tại Bâtiment S vừa cất xong, cũng trong khuôn viên Khám Lớn Sài Gòn.
Vô biệt giam, vẫn đấu tranh
Mười ngày sau - 6.7.1937, Trần Văn Giàu lại viết thư gửi Pagès, Thống đốc Nam Kỳ nội dung như sau : "Hai ngày sau khi bị biệt giam chúng tôi đã gởi công văn cho ông Giám đốc và ông gardien-chef một lá đơn khiếu nại và nêu những yêu cầu của chúng tôi, nhưng các ông ấy không trả lời. Chúng tôi gởi tới ông lần nữa và yêu cầu ông lưu ý đến những đòi hỏi đó:
- Tăng gấp đôi phần thịt cá, có gia vị và nấu tốt, gạo trắng, tráng miệng, bỏ cá khô, một cái bàn ăn.
- Phát chăn và quần áo tù trắng, hai tuần có người cắt tóc dân sự.
- Được phép mua giấy và mực để học, được đặt mua:
a. Vào thứ sáu báo văn nghệ
b. Hàng tháng tạp chí kinh tế
Những yêu cầu của chúng tôi không có gì quá đáng, có thể dễ dàng thực hiện. Vả lại chúng tôi không đông và chúng tôi đã hoàn toàn bị tách ra khỏi những người tù còn lại".
Ngày hôm sau 7.7.1937, toàn thể tù chính trị gửi Thống đốc Nam Kỳ và Toàn quyền hai bức thư viết tay nội dung hoàn toàn giống nhau. Bức thư nêu lên 8 yêu cầu:
- Phản đối chính sách nhốt riêng, trả 6 người nhốt riêng lại.
- Toàn xá chính trị phạm và thả những người biểu tình bi bắt.
- Thực hiện chế độ chính trị cho tù chính trị.
- Gỡ ván nơi song sắt, mở rộng sân chơi, chơi hết giờ làm việc.
- Savon (xà phòng) mỗi người 300gr mỗi tháng.
- Bỏ cá khô, thế cá tươi vào.
- Cho mua giấy, viết, mực để học.
- Cho phép vô đơn bên Tòa mỗi bữa sáng thứ bảy để thăm những người còn giam và chống án.
Bẩm quan Toàn quyền, hiện giờ chúng tôi bãi thực để ủng hộ tờ yêu sách này cho tới tay quan Toàn quyền. Chúng tôi đang mong chờ quan Toàn quyền giải quyết cho chúng tôi.
Tù chính trị chúng tôi đồng ký.
Đặc điểm của Bâtiment S
Bâtiment S thuộc loại khám trệt, xi măng cốt thép 4m x 10m, chia ba buồng, mỗi buồng hai người, cao 4m, trần có lỗ thông hơi. Phía sau có cửa sổ song sắt. Trong phòng có thể nghe tiếng động, nhìn ra không thấy vì bị che bằng tấm tôn. Giữa tấm tôn và cửa sổ có khoảng cách, có đóng lưới nhỏ, không thể ném vật gì từ bên trong ra hoặc bên ngoài vào. Tấm cửa sắt phía trước phòng có làm khung 10cm x 20cm để lính gác từ bên ngoài có thể mở quan sát bên trong. Căn nhà như cái hầm, chỉ có mối và gián. Ngoài cửa ra vào, cách ba mét, có xây bức tường cao 4m, chạy dài theo căn nhà như một hành lang có cửa thứ hai ăn thông sân rộng của Khám Lớn.
Chuyện lính đưa cơm cho tù trong Bâtiment S cũng ly kỳ: Mỗi ngày tù được ra hành lang nói trên hai lần. Người mang cơm cho tù ở đây là người Thượng hay Khmer, không biết tiếng Việt. Qua cửa thứ nhất, người mang cơm phải cởi hết quần áo, tới cửa thứ hai - tức là cửa vào hành lang thì để cơm lại đó cho tù ra lấy.
Pháp cẩn thận như vậy không phải sợ tù trốn mà cốt cách ly, sợ sáu anh em trí thức này mở khóa huấn luyện văn hóa và chính trị. Trong sáu anh em có hai giáo viên là anh Thế, anh Giác là giáo sinh Sư phạm, hai anh làm báo là anh Giàu và anh Hạnh.
Đến năm 1939, Pháp đưa anh Hà Huy Tập (hình như là ông ngoại của bà BT Kim Tiến -- Tài)  vào Bâtiment S. Anh Sáu Giàu ở Khám Lớn Sài Gòn và Bâtiment S đúng 5 năm theo bản án, ngày 23.4.1940 mới được thả ra. "
. . . 
Đọc đầy đủ ở : https://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-sach-truc-tuyen-nam-bo-nghung-nhan-vat-mot-thoi-vang-bong-b3502/chuong-11-giao-su-tran-van-giau-tu-kham-lon-sai-gon-toi-ta-lai-ti11

No comments:

Post a Comment