Sunday, August 19, 2018


. . . 
"Lộ trình tiến quân của cánh chủ lực với trung đoàn 24 CSBV đi đầu đã đụng độ dọc theo hướng tiến quân, gần Củ Chi, cầu Bông, thành Ông Năm, TTHL Quang Trung. Chiều ngày 29/4, trung đoàn đã vượt qua cầu Tham Lương vào đến Bà Quẹo. Cường độ chiến trận tại đây đã được tài liệu của CS ghi lại như sau (3) :
“Trong cơn hấp hối, quân ngụy Sài Gòn ngoan cố dùng máy bay, pháo binh ném bom, bắn phá ngay trên đường phố, gây nhiều tội ác với đồng bào ta. Tại ngã ba Bà Quẹo, Bộ Tổng tham mưu ngụy đã tung lực lượng lính dù cùng xe tăng, xe thiết giáp ra ngăn chận. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra ác liệt, 20 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24 đã ngã xuống, ba xe thiết giáp bị cháy. Trung đoàn cao xạ 234 kéo pháo theo sát đội hình hành tiến của bộ binh và xe tăng, bắn rơi ba máy bay địch, diệt bảy ổ đại liên trên các nhà tầng. Từ 18 giờ đến 19 giờ 30, địch ba lần dùng xe tăng, xe bọc thép kết hợp bộ binh phản kích. Song cả ba lần chúng đều bị các chiến sĩ bộ binh và xe tăng ta đánh bại, buộc chúng phải lùi về tuyến trong. Chỉ huy Trung đoàn 24, kịp thời điều đại đội 7 tiểu đoàn 5 cùng hai khẩu ĐKZ-75 áp sát ngã tư Bảy Hiền. Đến 21 giờ ngày 29 tháng 4, mũi thọc sâu binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 tiến cách sân bay Tân Sơn Nhất và bộ Tổng tham mưu ngụy khoảng 2km”.
      Khu vực lân cận cầu Tham Lương là vùng trách nhiệm của lữ đoàn 3 Dù, LĐT là Trung tá Trần Đăng KhôiÔng chỉ huy 3 tiểu đoàn (4) :
· Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Trần Công Hạnh làm TĐT
· Tiểu đoàn 3 do Thiếu tá Lã Quí Trang làm TĐT
· Tiểu đoàn 6 do Thiếu tá Nguyễn Văn Thành làm TĐT.
      Chiến trận tại cầu Tham Lương đang diễn ra thì tiểu đoàn 2 được lệnh của BTL/BKTĐ rút về hướng ngã tư Bảy Hiền. Tại đây tiểu đoàn 2 Dù đang phản công bắn cháy các chiến xa của CS từ hướng Bà Quẹo tiến vào thì được lệnh buông súng đầu hàng.
      Tinh thần chiến đấu của QLVNCH tại ngã tư Bảy Hiền và trong phi trường TSN đã làm ngạc nhiên những người lính CS (6) :
    “Sau ba mươi năm, nhớ lại những trận đánh diễn ra trong buổi sáng ngày 30 tháng Tư, trong tâm trí tôi vẫn còn thấy nặng nề nỗi khó hiểu về cuộc kháng cự ngoan cố, cực kỳ vô nghĩa và vô ích của những toán quân ngụy cuối cùng. Đến sáng hôm ấy tình thế của ‘Việt Nam Cộng Hòa’ đã rõ ràng là vô phương cứu vãn, để được sống thì người có lý trí chỉ còn một cách duy nhất là buông súng đầu hàng. Vậy mà đám tàn quân ấy như hóa dại vẫn điên rồ cố thủ, gây đổ máu thật nhiều cho chính họ và cho quân ta đến tận phút cuối cùng. Đặc biệt quái gở là trong bọn họ không hề có bóng dáng sĩ quan cao cấp. Các ông tướng thì lẽ dĩ nhiên là đã chuồn sạch từ lâu, nhưng cả cấp tá cũng chẳng còn lại một ma nào. Tử thủ tại các chốt ở ngã tư Bảy Hiền, ở cổng số 5 sân bay và trong sân bay chỉ toàn lính trơn với hạ sĩ quan do những trung úy, thiếu úy chỉ huy.
Phải mất non hai tiếng đồng hồ cận chiến qua từng ngôi nhà, C7 mới mở thông được ngã tư Bảy Hiền. Đại đội trưởng Tư hy sinh khi dẫn đầu đợt xung phong giáp lá cà nhằm dứt điểm bọn dù chốt trong nhà thương Vì Dân. Đại đội phó, chính trị viên trưởng và phó đều bị thương. Trần Thường, B trưởng B2 nắm quyền chỉ huy đại đội. Gần hai chục cán bộ chiến sĩ thương vong ở Bảy Hiền, tổn thất nặng nề ấy của đại đội khiến lính tráng sôi máu, muốn truy diệt đến cùng những tên dù cuối cùng. Nhưng lệnh chỉ huy buộc anh em bỏ qua bọn tàn quân để dốc toàn lực tấn công vào sân bay. Từ ngã tư Bảy Hiền, K5 của E24 đánh cắt ngang qua Tân Phú Hòa tấn công cổng số 5, K4 và K6 tấn công cổng số 4. Trung đoàn 28 theo đường Võ Tánh qua Lăng Cha Cả tấn công Bộ Tổng tham mưu. Trung đoàn 66 xuôi đường Lê Văn Duyệt tiến vào trung tâm thành phố.
Gần một giờ vượt qua hỏa lực đại bác bắn chặn dữ dội, xe tăng và bộ binh tiểu đoàn 5 mới áp sát phi trường Tân Sơn Nhất. Trận đánh công kiên vào Cổng số Năm, trận giao chiến lớn chót cùng của cuộc chiến tranh ba chục năm trời, đã diễn ra vào lúc 9 giờ sáng ngày 30. Tại đây bọn dù dồn quân lại chống cự quyết liệt. Hỏa lực của chúng rất mạnh và lợi hại. Hàng chục ổ súng máy và ĐK đặt trên các sân thượng, tháp nước, ô cửa sổ nhà cao tầng điên cuồng nhả đạn. Xe tăng M.48 phục trong các ngõ ngang xông ra phản kích. Mũi đột kích của quân ta bị chặn lại rồi bị đẩy lùi. Ba chiếc T.54 bị tên lửa chống tăng điều khiển bằng hữu tuyến đặt trên tháp nước bắn cháy. Đạn trong xe nổ cản hẳn đường tiến của tiểu đoàn 5.
Tiểu đoàn trưởng điều C5 cùng bốn T.54 lên tăng cường cho C7 tiếp tục đột phá để giành lấy một đầu cầu, nhưng hơn nửa giờ đồng hồ quân ta vẫn không nhích lên được. Trung đoàn đưa hai khẩu 85 ly nòng dài lên sát cửa mở nhằm bắn trực diện những ổ hỏa tiển chống tăng. Nhưng cả hai khẩu pháo chưa kịp bắn phát nào đã bị cối địch nã trúng, anh em pháo thủ thương vong gần hết.
Trong giờ phút cam go và khốc liệt ấy, quyền đại đội trưởng Thường chỉ huy chúng tôi, lực lượng còn lại của C7, vu hồi qua cả một dãy gần chục ngôi nhà đang bốc cháy dữ dội. Đại đội như bơi qua con sông lửa bất ngờ hiện ra đánh tạt sườn tiểu đoàn dù. Vì chúng tôi đã áp vào quá gần nên hỏa lực mạnh của địch bó tay, ngay cả đại liên cũng không kịp xoay nòng bắn cản. Quân dù buộc phải cận chiến và ngay lập tức vỡ trận. Xe tăng ta được mở thông lối nhanh chóng tràn lên. Đúng 11 giờ Cổng số Năm phi trường mở toang ra. Nhưng mười anh em C7 đã hy sinh khi vượt qua dãy phố bị cháy. Thường cũng đã nằm lại trong dòng sông lửa ấy. Chúng tôi những người nhoai ra được cũng hầu hết bị bỏng, tóc tai mặt mày cháy xém.
Quân dù chạy tản vào sân bay và vẫn tiếp tục chống trả. Các đại đội của trung đoàn 24 cùng các phân đội xe tăng trung đoàn 273 đánh địch liên tục qua các khu vực phòng thủ của Sư bộ sư đoàn 5 không quân, Bộ tư lệnh dù, khu ra đa, khu cố vấn. Trung đoàn trưởng Vũ Tài trực tiếp chỉ huy K6 phát triển nhanh đến trại David [sic] để hội quân với đoàn quân sự của tướng Hoàng Anh Tuấn. Đến đúng 11 giờ 30 thì anh em tiểu đoàn 6 đã kéo được lá cờ Quyết Thắng của quân đội ta lên đỉnh cột cờ Bộ tư lệnh không quân.
Song, đến chiều chúng tôi mới dứt điểm được ổ đề kháng cuối cùng của địch trong sân bay. Không phải là một cái boong-ke bê tông cốt thép mà chỉ là một cái ụ đắp bao cát nằm cách xa phi đạo. Một khẩu M.60 với chừng chục tay súng AR15, vậy thôi, nhưng quái gở thay, nhất quyết tử thủ. Bấy giờ chúng tôi đã biết tin Dương Văn Minh đầu hành, dinh Độc Lập và Sứ quán Mỹ đã vào tay quân ta, nên kiên trì dùng loa gọi hàng. Nhưng những tên lính kỳ quái đó đáp lại bằng hàng tràng súng máy và M.79. Một chiếc T.54 được điều tới. Họng ĐK.100 ly to tướng, đen ngòm từ khoảng cách 200 thước trực chỉ cái ụ súng ngoan cố ấy. Hàng đi, mau lên! Lính ta cả dùng loa cả bụm tay lại hét ầm lên. Thật không thể tin được, bọn trong ụ súng thẳng thừng bắn ra liên tiếp hai trái chống tăng M72. Đường đạn đi sát sạt tháp pháo!
Chiếc T.54 ngắm kỹ và chỉ nã độc một phát, nhưng không cố tình bắn tiêu diệt nên đã dùng đạn xuyên. Đấy có lẽ phát đạn pháo cuối cùng của cuộc chiến. Phát đạn như sét đánh xé rách bờ công sự rồi xuyên qua chứ không làm nó nổ tung. Một nửa số người cố thủ trong đó chỉ bị thương, dù là bị thương nặng do sức ép khủng khiếp của quả đạn 100 ly bay sát qua mặt, nhưng vẫn là còn được sống.
Lúc ấy vừa đúng 14 giờ 30 phút ngày 30 tháng Tư”.
      Trong khi đó, trung đoàn 28 CSBV theo TL-15 qua Bến Cỏ. Khi vượt qua cầu Xáng, chiến xa đã làm sập cầu vì không tính trước được tải trọng (xem Sơ đồ 7). Toàn cánh quân phải trở lại Đồng Dù qua TL-28 và dùng cầu Bông để vào Sài Gòn. Tài liệu của CS cho rằng lực cộng hưởng đã làm sập cầu (3). Khi phải hành quân trên các trục lộ giao thông, nhất là phải vượt qua cầu cống thì phải hoạch định đường vòng tránh (bypass). Tuy nhiên nếu không giải quyết được vì một lý do nào đó thì phải dự phòng tải trọng của cầu, ngoài ra còn phải tính toán lực cộng hưởng. Một toán quân theo nhịp bước quân hành hay một đoàn xe cơ giới với khoảng cách nào đó khi di chuyển qua cầu sẽ tạo ra một tần số cộng hưởng lớn, mặc dù giới hạn về tải trọng vẫn chưa bị vượt qua, cầu vẫn bị sập nếu tần số do cộng hưởng cao hơn tần số khi thiết kế cầu. Dù cầu sập vì bất cứ nguyên nhân nào cũng đều cho thấy bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã sai lầm khi hoạch định kế hoạch vượt sông, qua cầu.
      Tài liệu công binh của CS đã nói lên những điểm vô lý về khả năng cũng như về phương tiện vượt sông lúc bấy giờ của quân đội CSBV (7) :
“Nhưng đến cầu Sáng thì bị trở ngại. Do cầu yếu, chỉ có hai xe tăng qua được cầu, chiếc thứ ba không qua được vì cầu gãy. Công binh tổ chức ghép phà nhưng lòng sông quá hẹp, phà không quay đầu được phải chuyển sang bắc cầu nổi. Sáng ngày 30 tháng 4 cầu bắc xong. Đội hình thọc sâu của quân đoàn phải chuyển đường khác để tiến vào Sài Gòn”.
      Cho rằng cầu sập do tác dụng cộng hưởng là vô lý vì như đã biết ở trên số chiến xa quá ít cũng như chiều dài cầu ngắn nên không thể tạo đủ lực công hưởng làm sâp cầu được. Cầu bị sập là do chính trọng lượng của chiến xa.
      Một sĩ quan cao cấp của CS trong khi phân tích các kinh nghiệm thu đạt được trong chiến dịch HCM đã cho rằng kỹ luật hợp đồng binh chủng rất nghiêm tại cầu Xáng, kết thúc trận đánh đúng thời gian khiến nhanh chóng đè bẹp được quân địch ! (8).
      Khiếm khuyết trong việc tính toán vừa nói trên cùng với việc cho rằng các trung đoàn đặc công đã được phân nhiệm để chiếm giữ các cầu trước khi các cánh quân chính vào Sài Gòn, nhưng trong thực tế đặc công không thực hiện được đã cho thấy chiến dịch HCM đã thành công dễ dàng không phải do tài ba của những người soạn thảo kế hoạch hành quân.
      Sáng sớm ngày 30/4, trung đoàn 24 tấn công ngã tư Bảy Hiền (xem Sơ đồ 8). Chiến sự trong khu vực lân cận đã được Thiếu tá Phạm Châu Tài, nguyên CHT bộ chỉ huy 3 chiến thuật của liên đoàn 81 biệt cách dù kể lại (9) :
    “Cùng ngày 30/4/75 lúc 2 giờ sáng, trận chiến tại cổng phi trường Tân Sơn Nhất, bộ Tổng Tham Mưu vẫn tiếp tục giữa VC và các đơn vị của LĐ81/BCND. Các chốt của LĐ81/ BCND phía sau cổng bộ Tổng Tham Mưu đã dùng lựu đạn mini để ngăn chận các toán đặc công của Việt Cộng đang tìm cách đột nhập. Lựu đạn và chất nổ được xử dụng tối đa, sau 1 giờ rưỡi giao tranh VC không tiến được đành rút lui khỏi cổng sau của bộ Tổng Tham Mưu.
Đến 6 giờ sáng 5 chiến xa T-54 và đoàn quân tùng thiết của VC trên đường tiến vào Sài Gòn đã bị lực lượng của Sư Đoàn Nhảy Dù và Liên Đoàn 81/BCND chận đánh trước cổng phi trường Tân Sơn Nhất, 4 chiến xa của VC bị phá hủy, chiếc sau cùng quay trở lại chạy thoát.
Các biệt đội của LĐ81/BCND trấn thủ trước cổng bộ TTM là biệt đội 817 do trung úy Lê văn Lợi chỉ huy, và biệt đội 818 do đại úy Nguyễn Ánh chỉ huy.
7 giờ sáng một đoàn chiến xa khác của Việt Cộng hướng vào cổng chính bộ Tổng Tham Mưu. Một toán của LĐ81/BCND phòng thủ trên cao ốc đã dùng M72 bắn cháy chiếc đầu tiên, chiến thứ 2 đã dùng súng đại bác trên pháo tháp bắn vào cao ốc làm tê liệt tuyến phòng thủ đó, nhưng chiến xa này cũng bị bắn cháy trước cổng bộ Tổng Tham Mưu do quân nhân thuộc biệt đội 817 của trung úy Lê văn Lợi”.
      Một sĩ quan cao cấp của QLVNCH cũng cho biết ông đếm được tất cả 13 chiến xa của CS bị nhảy dù bắn hạ dọc theo đường từ Củ Chi về đến Lăng Cha Cả (10).
... 
Trong giai đoạn sau cùng của chiến tranh, quân đội CSBV đưa vào Nam hai sư đoàn cùng mang phiên hiệu 320. Sư đoàn 320A thuộc quân đoàn 3 tham dự mặt trận hướng tây-bắc Sài Gòn trong khi sư đoàn 320B (TL sư đoàn là Lưu Bá Xảo) thuộc quân đoàn 1 được giao nhiệm vụ thọc sâu vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập (Tiến sĩ Phạm Huy Dương & Thạc sĩ Phạm Bá Toàn, Chiến Dịch Hồ Chí Minh - Trang Sử Vàng Qua Các Trận Đánh, trang 619; nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2005).
[2] Tư lệnh sư đoàn 25 BB là Chuẩn tướng Lý Tòng Bá và Tư lệnh phó là Đại tá Trương Thắng Chức. BTL/SĐ đặt tại căn cứ Đồng Dù, nằm trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn đi Tây Ninh (Lý Tòng Bá, Hồi Kí 25 Năm Khói Lửa Của Một Tướng Lãnh Cầm Quân Tại Mặt Trận, trang 190; tác giả xuất bản, California, 1995). Đồng Dù trước đây là căn cứ của sư đoàn 25 BB Mỹ, được thiết lập khoảng giữa tháng 6/1966 với diện tích khoảng 1500 mẫu tây (T Mangold & J Penycate, The Tunnels of Cu Chi, trang 138; Pan Books Ltd., London, 1985). Mặc dù nằm trong khu vực có nhiều địa đạo, căn cứ Đồng Dù không bị VC tấn công trong thời gian đầu (E M Bergurud, Red Thunder Tropic Lightning - The World of a Combat Division in Vietnam, trang 32; Westview Press, Inc., Colorado, 1993). Ngày 15/12/1970, căn cứ được bàn giao lại cho sư đoàn 25 BB/QLVNCH trong kế hoạch VNHCT (E M Bergurud, The Dynamics of Defeat - The Vietnam War in Hau Nghia Province, trang 289; Westview Press, Inc., Colorado, 1991).
[3] Cầu Bông vì tọa lạc bên cạnh vườn hoa quí và lạ của đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Lúc ban đầu gọi là cầu Hoa. Vì kỵ húy nên được đổi lại là cầu Bông năm 1841. Cầu còn có tên là cầu Cao Miên vì nằm trên đường đi qua xứ chùa tháp.
[4] Cầu Bông hay cầu An Hạ là cầu bằng bê-tông, lòng cầu tráng nhựa, nằm trong địa phận chi khu Đức Hòa trong khi cầu Xáng hay cầu Lương Hòa ngắn và nhỏ hơn, kiến trúc Eiffel bằng sắt, lòng cầu lót gỗ, thuộc vùng trách nhiệm của tỉnh Gia Định. Cả hai cầu do ĐPQ & NQ canh gác (Điện thoại viễn liên với cựu Thiếu tá Tô Công Thất, nguyên CKT chi khu Đức Hòa, ngày 20/10/2007). Kiến trúc Eiffel khiến người ta có thể đoán được ngay rằng cầu Xáng không thể chịu nổi sức nặng của chiến xa. Thế nhưng BCH chiến dịch HCM lại không biết !
[5] Theo ước đoán của vị sĩ quan này thì lúc đó là vào khoảng 13-14 giờ ngày 29/4/1975.
[6] Nguyễn Đức, Sư đoàn 320 với Tổng tiến công Mùa Xuân 1975 (phần 3); http:// www.qdnd.vn /qdndsite /vi-vn /61 /43 /122 /122 /122 /45506 /Default.aspx, 23/3/2013.
[7] Truyện ngắn của lính - Vũ Công Chiến và các bạn; http:// www.vnmilitaryhistory.net /index.php? topic=3008.10;wap2, 23/3/2013.
[8] Đại tá Lê Văn Phú là CHT Trường BB Long Thành.
 


 
[9]
 Cầu nay nằm trong địa phận phường Tây Thạnh, huyện Tân Phú, thành phố HCM. Ảnh chụp sau chiến tranh.

[10] Thiếu tướng Nguyễn Hữu Mão, 29-4-1975: Đập tan phòng tuyến địch ở căn cứ Đồng Dù.
http:// www.sggp. org.vn /vanhoavannghe /2010 /4 /224367, 2/5/2010.
Nguồn : http://www.quocgiahanhchanh.com/mattran_taybac.htm

No comments:

Post a Comment