Friday, July 17, 2015

TQ : Vì sao luật an ninh mạng mới gây hại cho ngành công nghệ nước này?



Chia sẻ bài viết này

A customer passes an Apple store in Shanghai, 2012.  China's new cybersecurity law would restrict companies like Apple, and could hamper China's own economy. (Peter Parks/AFP/Getty Images)
Một hành khách đi qua cửa hàng Apple ở Thượng Hải, năm 2012. Luật an ninh mạng mới của Trung Quốc hạn chế các công ty như Apple có thể cản trở nền kinh tế Trung Quốc (Ảnh: Peter Parks/AFP/Getty Images)
Vào ngày 8 tháng 7 vừa qua, Trung Quốc vừa phê chuẩn một đạo luật an ninh không gian mạng cho phép chính quyền nước này siết chặt kiểm soát mạng Internet và các ngành công nghiệp công nghệ hơn.
Bộ luật dàn trải trên phạm vi rộng và bao gồm mọi vấn đề từ chính trị đến dữ liệu cá nhân, khiến các công ty công nghệ nước ngoài bị đặt vào thế bất lợi và có thể kiềm chế sự đổi mới của ngành công nghệ trong nước.
Văn bản gồm 68 điều khoản với mục đích là tìm cách “bảo vệ chủ quyền không gian mạng và an ninh quốc gia”. Ngoài việc củng cố an ninh, Trung Quốc còn lên kế hoạch tăng cường kiểm soát thông tin, kiểm duyệt và đàn áp tự do thông tin. Đứng đầu trong số các nguyên tắc là yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty công nghệ phải lưu trữ dữ liệu ở Trung Quốc.
Những yêu cầu như vậy có thể giúp Bắc Kinh dễ dàng theo dõi những đối tượng bất đồng chính kiến – những người được xem là kẻ thù của nhà nước, hoặc bất cứ ai mà họ cho là mối đe dọa đối với chính quyền. Cho đến này, vẫn chưa rõ liệu bộ luật mới sẽ áp dụng cho tất cả các dữ liệu ở bên trong Trung Quốc hay đối với cả dữ liệu từ bên ngoài Trung Quốc mà các công ty Trung Quốc thu thập được.
Ví dụ như, Điều 50 trao cho các cơ quan có thẩm quyền quyền dập tắt truy cập Internet trên diện rộng để duy trì trật tự trong trường hợp có sự cố “đột ngột”. Nói cách khác, họ có thể sử dụng quân luật trong không gian mạng.

Các công ty nước ngoài bị thua thiệt

“Mối quan tâm chính là: cũng như nhiều bộ luật Trung Quốc khác, ngôn từ sử dụng ở đây thật mơ hồ khiến cho người dân không nắm bắt được bộ luật này sẽ được thực thi như thế nào”, Joerg Wuttke, Chủ tịch Liên minh châu Âu Phòng Thương mại Trung Quốc nói với Reuters.
Stuart Hargreaves, Giáo sư luật công nghệ và mạng Internet tại Đại học Trung Quốc của Hồng Kông, cho rằng các công ty nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc sẽ bị đưa vào thế bất lợi.
“Quy tắc này sẽ có lợi cho các nhà sản xuất và các lập trình viên trong nước bởi vì các đối thủ nước ngoài của họ thường không muốn giao nộp mã nguồn hoặc thiết kế kỹ thuật của họ cho chính quyền Trung Quốc, và trong một số trường hợp, thậm chí hành động này còn bị chính phủ họ nghiêm cấm”, ông Hargreaves nói với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).
Công ty công nghệ nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề về nhân quyền cũng như chiến lược kinh doanh từ các cổ đông và những người liên quan trực tiếp.

Doanh thu sụt giảm

Bộ luật công bố ngày 8 tháng 7 dấy lên nhiều thắc mắc vì từ lâu chính quyền Trung Quốc đã bị nghi ngờ đứng sau các vụ tấn công tin tặc vào các cơ quan chính phủ và tập đoàn nước ngoài. Ví dụ gần đây nhất và nghiêm trọng nhất là vụ tấn công mạng vào Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ, trong đó hàng triệu dữ liệu của nhân viên chính phủ đã bị đánh cắp bởi một loạt các hành vi vi phạm an ninh mạng.
Để trả đũa cho việc bị buộc tội tấn công tin tặc dưới sự bảo trợ của chính quyền, đầu năm 2015, Bắc Kinh đã loại bỏ Cisco Systems, Citrix Systems, và Apple ra khỏi danh sách các nhà cung cấp được chấp thuận của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc đang lo ngại Hoa Kỳ trả đũa bằng cách cài đặt phần mềm gián điệp trong các sản phẩm công nghệ.
Trước khi điều luật an ninh mạng mới được công bố ngày 8 tháng 7, các công ty công nghệ nước ngoài đã phải đối mặt với doanh số bán hàng ở Trung Quốc sụt giảm
Trong một cuộc họp về doanh thu với các nhà phân tích vào tháng 5, CEO của Cisco Systems, John Chambers cho biết doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã giảm 20% trong quý trước đó. Điều này xuất phát sau khi mối quan hệ lâu dài của Cisco với chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả sản xuất phần cứng tuân thủ theo quy tắc kiểm duyệt của Trung Quốc, đồng thời có nguồn tin cho rằng thậm chí còn có công nghệ theo dõi những thành phần bất đồng chính kiến một cách tinh vi.

Mối đe dọa đối với sự đổi mới

Trong bộ luật mới, chính quyền nước này còn kêu gọi một nền công nghệ “an toàn và kiểm soát”, trong đó nhóm ngành công nghiệp công nghệ có thể buộc tất cả các công ty hoạt động tại Trung Quốc xây dựng cửa hậu vào phần cứng.
Hành động đó sẽ đòi hỏi các công ty phải bàn giao chìa khóa mã hóa hoặc thậm chí mã nguồn, làm dấy lên mối lo ngại về sở hữu trí tuệ.
Yêu cầu này có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Một mặt, các mã nguồn sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc theo dõi sát sao sự phát triển của ngành công nghệ trong nước. Mở rộng ngành công nghiệp công nghệ là một nguồn tăng trưởng doanh thu và việc làm quan trọng mà chính quyền Trung Quốc đang trông đợi sẽ đáp ứng mức tăng trưởng GDP dự kiến.
Có một tiền lệ đối với các ngành công nghiệp ô tô trong nước là các hãng xe hơi nước ngoài phải thành lập liên doanh với một công ty địa phương và chuyển giao công nghệ cho địa phương để có thể đặt chân lên thị trường Trung Quốc. Trong khi hãng sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc vẫn dẫn đầu trước các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản và châu Âu về doanh số bán hàng, việc chuyển giao công nghệ bắt buộc đã giúp ngành công nghiệp nội địa hàng thập kỷ tiết kiệm được [chi phí] Nghiên cứu & Phát triển (R&D).
Nhưng sự thua thiệt thật sự có thể sẽ ngăn cản sự phát triển của khối doanh nghiệp khởi nghiệp nội địa đang bùng nổ ở Trung Quốc. Biện pháp mạnh tay của Bắc Kinh nhằm điều tiết ngành công nghệ đã đi ngược lại những nỗ lực gần đây của họ trong việc thúc đẩy sự đổi mới và đầu tư của các doanh nghiệp Internet khởi nghiệp.
Yêu cầu kiểm toán hàng năm và giao nộp mã nguồn trong bộ luật an ninh mạng mới dấy lên lo ngại về những quy trình quan liêu, làm chậm tiến độ nghiên cứu công nghệ và gây tổn thương cho các khoản đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài. Nó cũng có thể làm tổn thương khả năng cạnh tranh của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc trên thị trường toàn cầu – do bị nghi ngờ về tính an ninh vì mối quan hệ mật thiết của họ với chính phủ Trung Quốc.
Tương tự như các động thái can thiệp mạnh tay gần đây trên thị trường chứng khoán, biện pháp phản hồi của Bắc Kinh về an ninh mạng chỉ khiến Bắc Kinh thất bại trong tương lai.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

No comments:

Post a Comment