Saturday, January 16, 2021

Các nước Âu Châu đã đối xử với nước Pháp thua trận như thế nào: Hòa ước Fontainebleau năm 1814.

(Đọc để thấy sự đối xử độ lượng và văn minh của đạo quân chiến thắng đối với Napoléon, gia đình của y, dân và quân đội Pháp sau khi Paris thất thủ ngày 31.3.1814.-- Tài) .
Trong cuộc chiến của Liên Minh thứ Sáu ,1812-14, một liên minh gồm Áo, Phổ (Prussia) , Nga, Thụy điển, Vương quốc Anh, và một số bang của Đức, đã đẩy lực lượng của Napoleon khỏi Đức năm 1813. Vào năm 1814 , trong khi Anh, TBN và BĐN đã tiến vào Pháp xuyên qua rặng Pyrénées, Nga, Áo và những đồng minh của họ đã tiến vào Pháp xuyên qua sông Rhine và, sau trận đánh Paris, đã bắt đầu những thương thuyết với các thành viên của CP Pháp để buộc Napoléon Bonaparte thoái vị (abdication).
Vào ngày 31/3 , các nước của Liên Minh ra thông cáo tới dân Pháp:
Chúng tôi đã chiếm Paris, và sẵn sàng tiếp nhận tuyên bố của nước Pháp. Chúng tôi tuyên bố rằng, để những điều kiện của hòa bình được bảo đảm chắc chắn hơn, chúng tôi bắt buộc phải kềm chế (enchain) tham vọng của Napoléon, chúng tôi rất tán thành việc tái lập một chính phủ Pháp chính chắn (wise) hơn để bảo đảm nước Pháp sẽ không gây chiến. Do đó, các nước trong liên minh tuyên bố rằng, chúng tôi sẽ không đối xử với Napoléon như trước, cũng như vậy với bất cứ ai trong gia đình của y; rằng chúng tôi tôn trọng sự toàn vẹn của nước Pháp cũ, như khi nước này từng tồn tại dưới các vua hợp pháp--chúng tôi có thể đi xa hơn nữa, vì chúng tôi luôn luôn bày tỏ (profess) nguyên tắc này, rằng để có an bình cho Âu Châu điều cần thiết là nước Pháp phải vĩ đại và hùng mạnh (France should be great and powerful); rằng chúng tôi công nhận và sẽ bảo đảm một hiến pháp mà dân Pháp soạn thảo cho chính họ. Do đó, chúng tôi kêu gọi thượng viện Pháp thành lập một CP lâm thời, để điều hành đất nước, và soạn thảo một hiến pháp phù hợp với nguyên vọng của dân Pháp. Ý định mà tôi vừa bày tỏ cũng là ý định của các nước trong liên minh.
Paris ngày 31/3/1814.
Alexander, Hoàng đế Nga (ký tên).
Vào ngày 1/4, Hoàng đế Alexander đọc diễn văn trước Thượng viện Pháp và nhắc lại những điều khoản của tuyên bố ngày trước đó , và như cử chỉ thiện chí đã thông báo rằng 150.000 tù binh chiến tranh Pháp bị giữ bởi Nga từ cuộc xâm lăng Nga hai năm trước (1812) sẽ được thả lập tức. Ngày kế đó, Thượng viện Pháp đã đồng ý các điều khoản của Liên Minh và thông qua nghị quyết truất phế Napoléon. Họ cũng thông qua một sắc lịnh ký ngày 5/4, biện minh cho hành động của họ, và kết thúc với câu:
. . . thượng viện tuyên bố và ra sắc lịnh như sau: - 1. Napoléon Buonaparte phải xuống ngôi (cast down from the throne), và sự kế thừa trong gia đình y phải bải bỏ. 2. Dân và quân đội Pháp không buộc phải trung thành với y. 3. Sắc lịnh này sẽ được chuyển tới các quận hạt và quân đội trong nước Pháp, và có hiệu lực tức thời trong các khu phố của thủ đô Pháp.
Paris ngày 5/4/1814.
Moniteur, ký tên.
===
Ngày 3 tháng 4 1814, tin này tới tai Napoleon, đang ở lâu đài Fontainebleau, rằng Thượng viện Pháp truất phế (dethrone) ông. Vì các lực lượng của Liên minh đã công khai lập trường rằng họ chỉ chống ông chớ ko chống dân Pháp, ông gọi lập trường này là lừa gạt (bluff) dư luận và ông chịu từ chức (abdicate) với điều kiện nhường ngôi cho con trai và Hoàng Hậu Marie-Louise là nhiếp chính (regent), và việc duy trì luật lệ của đế quốc.
Ba đặc sứ toàn quyền (plenipotentiary) mang yêu cầu sau đây của Napoleon đến các lãnh tụ của Liên minh:
"Liên minh đã tuyên bố rằng Hoàng đế Napoleon là trở ngại duy nhứt để tái lập hòa bình ở Âu Châu, - Hoàng đế Napoleon, trung thành với lời thề của mình, tuyên bố rằng ông sẵn sàng xuống ngôi, từ bỏ nước Pháp, và ngay cả cuộc sống bản thân (even life itself), vì lợi ích của đất nước, và ko thể chia cách với quyền của con ông, quyền nhiếp chánh của Hoàng hậu, và việc duy trì luật pháp của đế quốc."
- Napoleon: Fontainebleau, ngày 4 tháng 4 1914.
Trong khi các đặc sứ này đi gặp các lãnh tụ của Liên minh, Napoleon đã nghe tin Auguste Marmont đã ko còn hy vọng để đảo ngược tình thế và đầu hàng là điều ko tránh khỏi. Các lãnh tụ của Liên Minh ko còn muốn thương lượng nên từ chối điều kiện của Napoleon. Hoàng Đế Alexander của Nga nói:
"Tôi chấp nhận Hoàng hậu và con trai bà có quyền nhiếp chính, nhưng với Napoleon thì ko. Khi ở thế yếu, y sẽ hứa giữ im lặng từ chỗ ở được chỉ định cho y. Bạn biết hơn tôi về tham vọng của y. Một buổi sáng đẹp trời nào đó, y lại cầm đầu nhiếp chính: chiến tranh lại tái diển, và cả Âu Châu sẽ chìm trong khỏi lửa. Vì sợ điều này tái diển, quân đội của Liên Minh lúc nào cũng ứng trực."
Vì thấy yêu cầu của mình bị từ chối và ko còn lực lượng cứu giá, Napoleon buộc lòng đầu hàng:
"Lực lượng của Liên minh đã tuyên bố rằng Hoàng đế Napoleon là trở ngại duy nhứt trong việc tái lập hòa bình tổng quát tại Âu châu, Hoàng đế Napoleon, trung thành với lời thề của mình, tuyên bố rằng ông từ bỏ, cho ông và những thừa kế của ông, ngai vua của Pháp và Ý; và rằng ko có hy sinh cá nhân, ngay cả hy sinh cuộc sống, mà ông ko sẵn sàng làm vì quyền lợi của nước Pháp."
- Napoleon: Fontainebleau, 6/4 1814.
Trong vài ngày kế, quyền hành của Napoleon trên nước Pháp đã chấm dứt, và hòa ước đã được thương lượng và ký bởi các đại diện toàn quyền tại Paris ngày 11/4 và PHÊ CHUẨN (ratify) bởi Napoleon ngày 13/4.
Căn phòng ở lâu đài Fontainebleau nơi hòa ước được ký.

"
Các điều khoản
Thỏa thuận bao gồm 21 điều. Dựa trên điều khoản quan trọng nhứt, Napoleon bị tước quyền cai trị (rule) nước Pháp, nhưng Napoleon và Marie-Louise được phép giữ chức vụ Hoàng đế và Hoàng hậu. Hơn nữa, các người kế vị và thành viên trong gia đình của Napoleon bị cấm nắm bất cứ quyền gì tại Pháp.
Đảo Elba là một công quốc (principality) tách rời, cai trị bởi Napoleon. Chủ quyền và cờ của Elba được công nhận bởi các nước trong Liên minh, nhưng chỉ có nước Pháp được quyền sát nhập (assimilate) đảo này.
Trong một nguyên lý (tenet) khác của thỏa thuận này, Công quốc (Duchy) Parma, Công quốc Placentia và Công quốc Guastalla được nhượng cho Hoàng hậu Marie-Louise. Tuy nhiên, một thừa kế nam giới và trực tiếp của Hoàng hậu sẽ mang danh hiệu Thân vương (prince) của Parma, Placentia, và Guastalla. Lợi tức hàng năm của Nữ hoàng Josephine (bà này là vợ đầu của Napoleon, vì ko có con nên Napoleon cưới Marie-Louise--người dịch) chỉ còn 1 triệu franc và Napoleon phải giao những tài sản hay điền trang (estate) cho hoàng gia (crown) Pháp và nộp tất cả vương miện (crown jewel) cho nước Pháp. Ông được phép có 400 người làm cận vệ.
Ký tên dưới đây có Caulaincourt, Công tước (duke) của Vicenza; Thống chế MacDonald, Công tước của Tarentum; Thống chế Ney, Công tước của Elchingen; Thân vương Metternich, Bá tước (count) Neselrode, và Nam tước Hardenberg.







Chống đối của Anh
Lập trường của nước này là nước Pháp đang trong tình trạng nổi loạn (rebellion) và rằng Napoleon là kẻ chiếm đoạt (usurper). Castlereagh đã giải thích rằng ông sẽ ko ký nhân danh vua của nước Anh vì làm điều đó sẽ công nhận tính hợp pháp của Napoleon như hoàng đế của Pháp và rằng lưu đày y ở một hòn đảo mà y lại có chủ quyền (have sovereignty), chỉ cách Pháp và Ý một khoảng cách ngắn, cả hai nước này lại có những phe phái Jacobin mạnh mẻ, có thể dễ dàng dẫn đến xung đột sau này.
Like
Comment
Share

Dịch từ: Treaty of Fontainebleau 1814 trên wiki .

No comments:

Post a Comment