Monday, July 27, 2020

Phạm-Cơ-Thần --- Những-giờ-phut-cuối-cung-của-quan-doan 4

Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV – Quân Khu 4

30 tháng 4 1975
Sau những hốt hoảng hoang mang sau lịnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu 4, đã trãi qua những giờ phút cuối cùng yên lặng và chờ đợi những gì sẽ xảy đến.
Lúc 10.30 giờsáng một buổi họp tham mưu của Quân Ðoàn tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu 4, tại trại Lê Lợi nằm ngày trung tâm thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hoà Bình, với sự có mặt của các sĩ-quan tham-mưu , các trưởng phòng và trưởng ban còn ở lại và với sự hiện diện đầy đủ của các vị tư-lệnh của 3 sư-đoàn bộ binh 7, 9 và 21 cùng với các chỉ-huy trưởng của các quân binh chủng nằm trong Vùng 4 chiến thuật. Thiếu tướng Tư-lệnh Nguyễn Khoa Nam đã lặp lại những gì tổng thống mới nhận chức Dương Văn Minh đã nói :” Các anh giữ yên vị trí và chờ bàn giao”.Xong buổi họp các sĩ-quan trở về đơn vị của mình ra lệnh lại cho đơn vị trực thuộc thi hành lệnh trên. Riêng tại BTL/QÐIV các công vào bộ tư lệnh vẫn còn lính quân cảnh đứng gác và các yếu điểm phòng thủ xung quanh Quân Đoàn do sĩ-quan , HSQ và binh sĩ thuộc quân đoàn vẫn còn giữ nguyên vị trí, một số anh em thuộc dưới quyền của tôi từ iền đồn Xóm Chày bên kia bờ sông Cần thơ gọi về xin lịnh được trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nhưng lênh của Trung tá Chánh Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Quân đoàn bắt các quân nhân này phải ở yên vị trí; tôi thấy rất vô lý vì đã đầu hàng rồi còn ở tiền đồn để làm gì nữa nên tội liên -lạc với gia-đình của quân nhân liên hệ để lo mướn ghe đò để đưa các anh về.

Cách vài tháng trước tháng 4 1975 thiếu tướng Nam đã cho thành lập Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn do đại tá Nguyễn Thành Vinh chỉ huy đồng thời tăng cường quân số thêm 1 trung-đoàn bộ binh cho mỗi sư đoàn, quân số này được lấy từ các đơn vị địa phương quân của 16 tiểu-khu thuộc vùng 4 chiên-thuật; lý do tăng cường thêm quân số cho các Sư Ðoàn vì với tính chất lưu động của Sư Ðoàn bộ binh đánh địch rất hiệu quả hơn là đơn vị cố định địa-phương.
Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn IV được tạm thời đăt tại tư dinh cũ của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cạnh Quân Ðoàn IV. Ngoài ra, tướng Nam còn chỉ thị xây lại các công sự phòng thủ kiên cố tại trại Cữu Long cạnh Sân Vận động Cần Thơ, doanh trại này trước đây của quân đội Mỹ để lại; ưu điềm của doanh trại này là kế cận sân Vận động có nhiều bải đáp cho máy bay trực thăng và gần bộ tư lệnh Quân đoàn và quân y Phan Thanh Giản.
Trong một buổi họp mật của Bộ Tham Mưu Quân Đoàn , tướng Nam cho biết trại Cữu Long sẽ là điểm di tản của Quân Đoàn nếu vì tình hình chiến sự chính quyền trung ương phải rút về Cần Thơ ; tất cả sẽ di tản đến một nơi khác, chưa được tiếc lộ; môt số người dự đoán sẽ là môt nơi nào đó ở Thái Lan; Tướng Nam còn chỉ thị Tiểu-Đoàn Truyền Tin Quân Ðoàn IV làm một lá cờ trắng và phòng 4 lo một máy phát thanh di động nhỏ, tôi được giao lo phần kỹ thuật của máy này để sẳn-sàn xử dụng phát sóng khi đài phát thanh Sài-gòn mất về tay địch.

Lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh buộc Tướng Nam thì hành theo. Sau buổi họp Quân Ðoàn mọi người nhốn nháo chạy ngượi chạy xuôi hoang mang đến cùng cực ; riêng tôi cũng như một số sĩ quan khác chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV; thật ra một tuần trước đó tôi có ý định ra đi, đi theo số nhân-viên dân sự của Toà Tổng Lảnh Sự Hoa-Kỳ tại Cần Thơ, trong những ngày sắp ra đi nghĩ đến phải bỏ lại đồng-đội, gia-đình, cha mẹ anh chị em và thân quyến mà không biết ngày nào gặp lại làm tôi lòng đau như cắt, đó là chưa kể nếu Miền Nam không mất thì mình bị mang tội đào ngũ!

Trước 30-4 vài ngày có một số sĩ quan Quân đoàn trốn đi bằng phi cơ di tản của Hoa kỳ tại Saigon, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong một buổi họp tham mưu ông nói: Tôi biết có một số anh đã ra đi, một số có ý định sẽ đi nhưng tôi hỏi các anh các anh ra nước ngoài các anh làm được gì? Không ai lột vỏ sống đời ! thì tại sao không chọn ở lại với viên đạn cuối cùng để bảo vệ quê hương. lời tướng Nam đã giúp cho tôi dứt khoát bỏ ý định ra đi.

Sáng ngày 29-4 1975 Toà tổng lảnh sự Cần thơ với ông Tổng lảnh sự Francis Terry Macnamara đã không theo lệnh di tản bằng trực thăng của tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn,, ông này đã gan dạ tự tổ chức di tản bẳng đường sông, theo dòng sông Bacsac để đi ra biển bắt tay với Hạm đội Hoa Kỳ bằng ghe chở lúa và một tàu LCM cũ chứa một số nhân-viên Hoa-Kỳ và hơn 300 nhân viên và gia-đình người Việt thoát đi từ Cần Thơ.
Ðêm 29-4 tôi ngũ tại chổ làm , doanh trại Quân Ðoàn IV, khoảng 9 giờ đêm chuông điện-thoại reo lên một người bạn học cũ của tôi Nguyễn Văn Duyệt vừa cho hay :
-Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi sắp đi mày hảy về mang vợ xuống đây cùng đi với tao , hiện tao thấy có nhiều sĩ quan quân đoàn 4 có mặt tại đây có cả ông Tư lệnh của mày nữa.
Tôi trả lời :
– Tao không tin có ông tướng Tư lệnh đi , mày check kỹ lại xem.
Duyệt trả lời :
Ông Tướng này đeo có 1 sao và to con.
Tôi biết ra ngày là ai :Chuẩn Tướng Chếch Dzềnh Quay Tham mưu Trưỡng Quân Ðoàn 4; tôi trả lời Duyệt là tôi đã dứt khoát ở lại không đi; và rồi Duyệt cũng không xuống tàu đi lại vì vợ con còn kẹt lại ở Miền Trung.

Khoảng 4 gìờ chiều ngày 30 tháng 4 1975 tối thấy Chuẩn tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng đi tới đi lui trước các văn phòng của Phòng 1, Phòng 6 và Trung Tâm Truyền Tin Quân Ðoàn; vài phút sau toán quân canh gát của Tổng Hành Dinh tập họp lại và chuẩn bị làm lể hạ quốc kỳ xuống. Buổi lể này giống buổi lể hạ quốc kỳ hàng ngày vào buổi chiều, thông thường buổi hạ quốc kỳ vào buổi chiều không có các sĩ quan nào muốn tham dự, nhưng chiều nay mọi người hiện diện tại quân đoàn bây giờ đều linh cảm đây là buổi chào cờ lần cuối cùng sẽ không bao giờ có dịp nhìn thấy lá quốc kỳ thân yêu một lần nữa.
Tất cả không hẹn đều tự động đến sắp hàng tham dự , Tướng Hưng đứng ngay giữa sân đối diện với cột cờ các sĩ-quan và hạ-sĩ quan cùng binh sĩ đứng hai hàng hai bên .Lá Quốc Kỳ từ từ được hạ xuống trên gương mặt mọi người đều rưng rưng nước mắt
Tư-lệnh và Tư-lệnh Phó ở lại , các sĩ-quan Tham Mưu tuy một số đã ra đi nhưng đa số còn ở lại; phòng 6 Quân đoàn các sĩ quan Truyền Tin ở lại đầy đủ; phòng 3 , phòng 2 , phòng 1 tôi thấy khá đông sĩ quan còn ở lại.
Ngay lúc đó nếu tướng Nam muốn di tản chiến thuất cả quân đoàn như kế-hoạch di tản đã chuẩn bị trước đây vẫn còn kịp vì sư hiện diện đầy đủ của 3 Sư Ðoàn Bộ Binh và các quân binh chủng . Vùng 4 với 16 tiểu khu và một đặc khu Phú quốc vẫn còn nguyên vẹn lảnh thổ, ngay cả tiểu khu Chương Thiện kế cận mật khu U Minh của cộng-sản vẩn chưa làm gì được.Về Truyền Tin , Phòng 6 cho biết các hệ thống liên lạc đến các Sư đoàn và tiểu khu vẫn hoạt đồng điều hòa tính đến chiều tối ngày 30-4.
Trong hồi ký “Sự Thật về Cái Chết Của tướng Lê Văn Hưng” của bà Phạm thi Kim Hoàng phu-nhân của chuẩn tướng Lê Văn Hưng trong đó bà kể vì sự phản bội của 1 đại tá An Ninh Quân đội đã mang theo kế hoạch hành quân di tản của Quân đoàn 4 với phóng đồ hành quân và đặc lệnh Truyền Tin nên nên tướng Nam và tướng Hưng không thể hành quân được ! . Theo tôi nghĩ việc này không đúng vì An Ninh Quân Ðội không thể là cơ quan phụ trách làm kế-hoạch hành quân; mọi cuộc hành quân được quyết định bởi tư lệnh của cấp đơn vị đó như trong trường này cuộc hành quân cấp Quân Ðòan phải do Tư Lệnh Quân Ðoàn quyết đinh sau khi có y-kiến của Bô tham mưu:Phòng 3 nắm rỏ tình hình các đơn vị bạn Phòng 2 báo cáo tình hình và vị trí địch, Phòng 4 phụ trách tiếp vận, phòng 6 lo về liên-lạc truyền tin . Phòng 3 làm lịnh hành quân ban hành ra trên giấy tờ mật với phóng đồ hành quân và nhiệm vụ của từng đơn vị tham dự, phòng 6 làm đặc lệnh tuyèn tin .Thông thường lịnh miệng được đưa ra trước tư-lệnh quân đoàn ra lệnh miệng trực tiếp với các tư lệnh sư-đoàn và quân binh chủng tham dự, các phòng ban liên hệ của Quân Ðoàn và Sư Ðoàn cũng lạc liên-lạc bằng điện-thoại nhanh chóng thông báo cuộc hành bằng những ám hiệu mật trước khi gửi giấy hay công điện xác nhân sau.
Xin mở một dấu ngoặc ở đây về tin tức khởi đầu cuộc hành quân được tuyệt đối giữ bí mật, ở cấp Quân Ðoàn và Sư Ðoàn, các tư-lệnh được trang bị một máy điên thoại Bảo Mật do Hoa-kỳ cung cấp điện thoại này dùng như điện thoại thông thường khác nhưng có thêm một bộ phân đặc biệt có một nút mật trên máy .Khi cần nói chuyện mật thì ấn nút này xuống tiếng nói được mã-hoá (encoding) trước khi chuyển đi qua các đường liên-lạc , nếú có bị địch chận đường dây để nghe lén thì không nghe được gì cả , vì âm thanh đã bị trộn lẩn lộn cao thấp nghe như tiếng hú . Máy bảo mật ở người nhận sẽ làm nhiệm vụ bạch-hoá (decoding) đổi âm thanh nhận được thành tiếng nói nghe được như bình thường.
Tóm lại tướng Nam muốn làm một cuôc hành quân di-tản ngay trong ngày 30-4 1975 vẫn còn kịp và nếu ông mang cả cánh quân thuộc Quân Đoàn IV với 3 Sư-đoàn mà quân số còn nguyện vẹn và còn bao đơn vị tinh nhuệ khác để di tản ra Phú Quốc hay đi qua Thái Lan (qua ngỏ Châu-đốc tiến lên tỉnh Kampot , khoảng 120 km, của Cambodia, để đến các tỉnh Thái Lan nằm cạnh Vịnh Thái Lan hay biên giới Thai Cambodia). Nếu điều này xảy ra Chiến tranh Việt Nam chắc sẽ còn kéo dài và chuyện gì sẽ xảy ra với hơn 100 ngàn quân của VNCH tử thủ tại đảo Phú Quốc hoặc biên thùy Thái Miên? và rồi liệu người ban đồng minh Hoa kỳ có nhỏ giọt viện trợ như họ đã từng làm trong quá khứ hay không? bất cứ chổ nào có cuộc nổi dậy thật sự để chống cộng-sản đều được Hoa Kỳ trợ giúp.

6 giờ tối ngày 30-4-75.
Tôi và một số quân nhân ngồi tại câu lạc bộ Quân Ðoàn, giờ này câu lạc bộ vẫn còn đông người như thường lệ mỗi ngày. Khoảng 1 giờ sau đó có người vào báo tin quân Việt cộng đã vào đến Dinh tỉnh trưởng, gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi vội thay thường phục và láy xe về nhà dọc đường phố bắt đầu có vài biểu ngư hoan-hô Việt Cộng.

Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Tư lệnh Phó chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã tự sát trong đêm 30-4-75, những Phan Thanh Giản của thế kỷ 20, đã nằm xuống với khí phách anh dũng, bất khuất và kiên cường của người chiến sĩ Công-Hoà thề chết để bảo vệ quê hương. Miền Nam mất, tự-do , dân chủ và dân quyền, ngục tù của quỹ đỏ cộng sản bắt đầu trùm lên đầu nhân dân từ đây.

Sau 30 năm nhớ lại Quân Ðoàn IV, nơi mà tôi đã phục vụ hơn 9 năm, không khỏi bùi ngùi thương nhớ bạn bè, đơn vị và Cần thơ yêu dấu, thương tiếc và tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình để bảo vệ quê hương Việt Nam, bảo vệ tiền đồn của thế giới tư do ngăn chận làn sóng đỏ tàn bạo tràn xuống các nước Ðông Nam Á. Nếu không có tiền đồn Việt Nam Cộng Hòa thì các nước lận cận như Thái Lan, Mã Lai và Indonesia sẽ khó tránh khỏi thảm họa cộng sản xâm chiếm trong những thập niên 50 -60.

Ngày nay Ðế quốc đỏ Liên-sô đã bị tan rả mà không một ai có thể đoán trước, Chũ-nghĩa Cộng-sản bị đại bại nhanh chóng khắp nơi, các nước Ðông Âu đã mau chóng cởi bỏ chũ nghĩa độc tài tàn bạo cộng sản để trở về thế giới tự-do. Các nước này đã nhanh chóng từ bỏ chế độ cộng-sản vì khi cộng-sản Liên sô tiến chiếm đến đâu bắt họ phải theo nên khi Liên sô tan rả thì họ quay mặt rất nhanh khác với nước cộng sản còn sót lại như Cuba , Trung cộng và Việt Nam đã tự động đem chủ nghĩa này về áp đặt lên đất nước của mình.
Cầu mong rồi đây Cộng-sản Trung quốc , Việt Nam và Cuba cũng tan rả luôn. Tự-do, dân chủ và nhân quyền sẽ sớm trở lại cho nhân dân Viêt nam.

Phạm Cơ Thần
20-4-2005

Tư dinh tư lệnh Quân Ðoàn IV, nơi tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết

No comments:

Post a Comment