Sunday, January 20, 2019

DÂN PHÁP THÌ NHƯ VẬY CÒN DÂN VIỆT THÌ THẾ NÀO?
- Văn hóa là những gì còn lại sau khi ta đã quên hết -- Châm ngôn Pháp.
- Văn hóa họ phải như thế nào đến nỗi thu hút trên 87.4 T du khách năm 2013, đứng đầu TG.
Hồi tôi làm thông dịch cho ng Pháp (y làm thày giáo trung học ở Lyon), khoảng đầu TN 1990, tôi có nhận xét sau:
Y TIN TƯỞNG NGƯỜI KHÁC hay (nói rộng hơn) vào CƠ CHẾ/ĐỊNH CHẾ (établissement). Vào một khách sạn nhỏ ở Phan Thiết, y tỉnh bơ dùng khăn - để sẵn trong phòng tắm, để lau mặt. Tôi nói, bạn ko sợ SIDA à? Y nói, khăn trong KS thì phải sạch.
Khi ăn tại một quán ăn nhỏ lề đường, khi thấy chỉ còn mấy trái nho dập trong dĩa, tôi định quăng thùng rác thì y cản lại và nói, 'để tôi ăn' và đã ăn ngon lành. Như vậy, họ rất QUÍ TRỌNG và TIẾT KIệM những gì tạo ra bởi công sức ng khác. Chứ không phung phí như dân VN ta (tôi ko nói tất cả). Do vậy, khi mua hàng hay nhờ ai làm gì, dù có trả tiền đều cám ơn rối rít.
Mỗi lần đến nhà tôi, y chà giày xuống đất rất kỹ trước khi bấm chuông vào nhà. Khi tôi mời, y mới vào nhà. Vào phòng khách, tôi mời, y mới ngồi xuống ghế. Tôi đem bánh mức ra, trước khi ăn y xin phép chủ nhà. Đi lên hay xuống thang lầu, y luôn mời tôi đi trước, dù tôi chỉ là thông dịch cho y. Tôi hay nói đùa, đi với ông, tôi giống như người Thượng (montagnard) vì quá THÔ LỔ.
Khi thấy rất nhiều thanh niên xem video trong quán cà phê trong giờ làm việc, y rất ngạc nhiên.
Mỗi khi gặp ng giỏi tiếng Pháp ngoài đường, y ghi địa chỉ và sau đó tặng quà (thường là 100 đồng franc) cho ng đó, trong khi y sống rất tiết kiệm. Điều đó cho thấy họ quí trọng một cách quá mức ngôn ngữ của họ. Cũng vì đó, họ không muốn ai KHINH RẺ dân tộc họ. (Tỉnh Québec CND, cao điểm của lúc đòi ly khai, thì các tiệm phải để bằng tiếng Pháp, bên dưới là tiếng Anh viết nhỏ hơn; nơi công cộng phải nói tiếng Pháp, ng biết tiếng Pháp dễ xin việc . . . Do vậy, một số ng đã đi các tỉnh khác sinh sống).
Nếu đi trên lề đường, gặp chỗ hẹp (do có cột đèn, xe đậu, v.v...), họ xin phép ng đứng chỗ đó trước khi đi qua. Lính hay SQ Pháp, khi nói chuyện với phụ nữ phải cởi nón, cầm ở tay.
Ba tôi dạy tôi, khi tiễn ai về, mình phải đưa họ tận xe, nếu ko là BẤT LỊCH SỰ. Và tôi đã áp dụng. (Ba tôi đã từng học năm thứ nhứt trường Y của ĐH Đông Dương Hà nội, do ko muốn tốn tiền cha mẹ nên vào Nam làm thư ký cho đồn điền cao sư từ TN 1940, cha mẹ anh em vẫn ở Quảng Bình).
Sau khi qua Mỹ năm 1994, tôi không liên lạc với y, nhưng y và bà vợ VN thường xuyên gọi phone thăm hỏi. Cứ vài năm, khi sang Mỹ thăm ng cha mẹ ở bắc Cali, vợ y đều nhờ cháu lái xe trong 2 g đến thăm tôi cho kẹo bánh và một phong bì (trong đó thường là vài trăm euro). Nhiều lần tôi ko muốn chị đến thăm vì đường xá xa xôi, chị trả lời, vợ chồng tôi quí mến anh lắm nên anh đừng ngại.
Năm 2010, vc y về VN, mời tôi cùng về, tôi từ chối và nói "xin chuyển tiền vé máy bay cho em tôi để mua laptop hầu anh em dễ dàng liên lạc". Khi tới VN, vc y mời em trai tôi đến ks và trao 1.200 đô - tương đương vé máy bay. Em tôi đã mua laptop 14-in chạy Windows 7 và dùng tới hôm nay.
(Y từng nói với tôi, ng Mỹ kém văn hóa như hay để chân lên ghế, v.v... Có lẽ cũng vì vậy mà y ko sang Mỹ để thăm tôi và gđ bên vợ dù chúng tôi đều ở bắc Cali, cách nhau 2 g xe).

No comments:

Post a Comment