Wednesday, November 15, 2023

 CHIẾN DỊCH SÔNG ĐÁY

          



Lời mở đầu: Chiến dịch (CD) sông Đáy là một cuộc tấn công của VMCS tại Phủ Lý, Ninh Bình và Yên Cư Hạ giữa 29/5 đến 18/6/1951. Những TP này dọc theo sông Đáy, và là một phần của phòng tuyến của Pháp, còn có tên là "Phòng tuyến de Lattre" (đờ-lát-trờ). CD này đã được VM đặt tên là HQ "Hà Nam Ninh", hay "Quang Trung".

VM đã tấn công Ninh Bình và Phủ Lý, nhưng các chiến đoàn, các đv giang thuyền xung phong, các TĐ Dù, và các toán BK của Pháp đã tái chiếm nhanh chóng. Nói thêm: Gần như các tướng lãnh, công chức cao cấp, đại tá của chế độ VNCH, đều được giam tại phân trại A của trại tù Nam Hà, chỉ cách Phủ Lý bằng sông Đáy. Phân trại B, nằm ở phía trong, giam từ trung tá trở xuống, cũng như sĩ quan/hạ sĩ quan thuộc các nghành CTCT, tình báo, an ninh quân đội, cảnh sát đặc biệt, v.v... (trong đó có tôi). Cựu thiếu tá Vương Mộng Long, có lẽ do 2 lần trốn trại, nên dù chỉ là thiếu tá nhưng lại ở phân trại A chung với tướng lãnh hay công chức cao cấp -- người dịch.

Một mủi sâu hơn về phía nam tới Địa phận hay giáo khu (bishopric) Công giáo Phát Diệm đã kết thúc trong một thất bại lớn ở Yên Cư Hạ. VM đã rút lui vào những đồi đá vôi ở phía tây. Tuy nhiên, tướng Giáp đã học một vài bài học đắc giá về khả năng và chiến thuật của Pháp -- đã giúp ông sau này.

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ VÀ CHÁNH TRỊ

Trong chiến tranh Đông Dương thuộc Pháp, VM đã chiếm các đồn bót và Cao Bằng vào cuối 1950. Người Pháp đã mất kiểm soát lãnh thổ của Bắc Kỳ phía bắc Sông Hồng, và ngày 1/1/1951 họ đã tuyệt vọng để cố thủ châu thổ Sông Hồng. VM đã phấn khởi để tiếp tục cuộc tấn công này.

Tuy nhiên, những tấn công của VM đã thất bại tại Vĩnh Yên và Mạo Khê. Tướng Giáp vẫn muốn tạo ra một vài tiến bộ. Ông đã biết rằng khu vực Công giáo rộng lớn chung quanh Phát Diệm và Bùi Chu ko hoàn toàn trung thành với Pháp. Dù những khu vực này đã lập những tự vệ Công giáo để canh giữ phòng tuyến, nhưng lực lượng này được biết rất yếu.

Tướng Giáp và Đảng Ủy đã quyết định tấn công khu vực này với hy vọng sẽ kiểm soát khu vực Phát Diệm và có lẽ sau đó kiểm soát Bùi Chu.

Giám mục Lê Hữu Từ là một giáo sĩ nhiều ảnh hưởng vừa chống Cộng và chế độ thực dân Pháp. Ông đã cố gắng hết sức để giữ giáo khu Phát Diệm đứng bên ngoài cuộc chiến này. Với một số dân quân lên tới 6000 người năm 1951, Lê hữu Từ cuối cùng đã đồng ý hợp tác với một nhà nước VN mới xuất hiện, lãnh đạo bởi cựu hoàng Bảo Đại. Tuy nhiên, Công giáo vẫn còn thù nghịch với chủ nghĩa thực dân Pháp.

KẾ HOẠCH TẤN CÔNG CỦA VM

Cuộc HQ Hà Nam Ninh rất đơn giản. Lúc đầu, sđ 304 của VM sẽ tấn công Phủ Lý, và sđ 308 sẽ tấn công Ninh Bình, để cầm chân trừ bị của Pháp. Kế đó, sđ 320, sẽ nhanh chóng mở các mủi về phía đông và nam, để quét sạch các đồn Pháp trên phòng tuyến de Lattre giữa Ninh Bình và biển. Họ sẽ chiếm địa phận (bishopric) Công giáo Phát Diệm, như vậy sẽ phần nào phá dỡ (dismantle) phòng tuyến của Pháp ở vùng phía nam châu thổ sông Hồng. Đây sẽ là một đòn nặng về tâm lý đối với những người Công giáo chống Cộng. 

DIỄN TIẾN CỦA CHIẾN DỊCH

Trung đoàn 9 của sđ 304 đã tấn công khu vực Phủ Lý ngày 29/5/1951. ĐT Fernand Gambiez (Phéc-năng Gam-bi-ê) đã gửi chiến đoàn 4 và TĐ 2 nhảy dù thuộc địa (2BPC) để tăng cường cho phòng tuyến ở đó. VM đã phá một vài cầu quan trọng, và chận đường tiến quân của Pháp. Nhưng những tấn công của họ đã bị Pháp bẻ gẫy. Tuy nhiên họ đã cầm chân quân trừ bị của Pháp tại Phủ Lý.

Ở Ninh Bình, TĐ 79 của trung đoàn 102 VM đã tấn công đêm 29/5. Họ đã tràn ngập nhà thờ Công giáo, nơi mà toán BK của Francois (Phờ-răng-xoa) đang bảo vệ. Pháp đã gửi lực lượng tiếp ứng gồm một chi đoàn thiếp giáp của trung đoàn 1 thiết giáp và một TĐ lính VN. Điều này đã giúp Ninh Bình ko bị thất thủ hoàn toàn.

Ngoài ra, một đồi đá vôi cao (limestone crag) được bảo vệ bởi các tự vệ Công giáo và tăng cường bởi bộ binh tùng thiết. Vị trí này đã bị cối dữ dội và sĩ quan chỉ huy, trung úy Bernard de Lattre (béc-na đơ-lát-trờ) tử trận. Ông là con của tướng Đơ-lát-trờ. VM đã chiếm vị trí này.

Ngày kế, chiến đoàn 1 được triển khai, và tái chiếm Ninh Bình, và đồi đá vôi khống chế tp này. VM đã rút lui về những đồi đá vôi gần đó.

Cũng ngày 30/5, TĐ 7 Dù thuộc địa đã nhảy xuống khu vực đông nam Ninh Bình, gần một đồn ở Yên Phúc. Họ đã đụng nhiều lực lượng VM quân số cấp TĐ đang tiến dọc theo Đường 10 về hướng đông nam. Trong trận chiến sau đó, quân dù đã gây thiệt hại nặng và bẻ gẫy (thwart) một loạt phản công nhằm bao vây họ. 

Vài ngày sau, trung đoàn 36 VM đã tiến dọc theo đường 10 và đụng với lính Dù Pháp và lính An-gi-ê ở Yên Phúc. Quân VM định phá hủy một số tàu đổ bộ LCM trên sông này, nhưng bị bẻ gẫy bởi đồn Yên Phúc.

Sđ 320 đã tiến từ một nơi xa ở nam của Ninh Bình, tiến về Yên Cư Hạ. Họ đã đạt một vài tiến bộ, nhưng đã gặp kháng cự dọc đường, và ko bao giờ chiếm được Phát Diệm.

Cuối cùng, trong một cố gắng để nâng cao tinh thần chiến đấu (rekindle the drive), ngày 5/6 trung đoàn 88 tấn công Yên Cư hạ, một cứ điểm quan trọng dọc sông Đáy và đường 10. Đồn này được bảo vệ bởi tự vệ Công giáo và dân quân Hưng Yên, và tăng cường vào ngày 30/5 bởi toán BK 25 của trung úy Romary. Nói thêm: Các ông Nguyễn văn Thiệu, Cao văn Viên và Trần thiện Khiêm, khi còn là trung úy, từng đóng quân ở Hưng Yên -- người dịch.

Trong một trận đánh đêm, dọn bãi bởi cối và SKZ, VM đã chiếm đồn này, sau khi đã đổi chủ BỐN LẦN, giết hại nhiều lính phòng thủ. Lính dù của đại đội 13 đã tới kịp thời bằng tàu đổ bộ LCM để cứu vãn tình thế (salvage the situation), và tái chiếm đồn. Ngoài ra, các thành phần của TĐ khinh chiến của trung đoàn 7 An-giê-ri đã tới để tăng cường cho đồn, và quản lý số tù binh lớn lao.

KẾT THÚC CHIẾN DỊCH

Sau thất bại tại Yên Cư Hạ, VM đã bị thiệt hại nặng. Giang đoàn xung phong và máy bay đã phá hủy nhiều ghe mành (junk) và tam bản nhỏ của hệ thống tiếp tế đường sông của VM. Ngày 18/6, trận đánh của vùng châu thổ này đã chấm dứt khi ủy ban trung ương của ĐCSVN quyết định rút lui. Dù ko đạt các mục tiêu, VM đã tin rằng họ đã gây thiệt hại nặng cho Pháp, giành được sức mạnh chánh trị, và có được kinh nghiệm chiến đấu.

Vì vậy ngày 27/6, chủ tịch HCM đã gửi một thông điệp khen ngợi (commend) những chiến sĩ tham dự chiến dịch Hà Nam Ninh đã diệt nhiều đại đội địch, phát triển chiến tranh du kích, bảo vệ dân và mùa màng.

Quân Pháp đã thắng thế (prevail), nhưng lực lượng bị căng mỏng. Dù quân Pháp đã đẩy lui VM nhưng đây ko phải là những chiến thắng quyết định (conclusive) của toàn cuộc chiến. /.

Chuyển ngữ từ: de Lattre's Line #1: Day River Campaign – Campaign Series Legion (cslegion.com)

San Jose ngày 30/11/2023

Tài Trần



No comments:

Post a Comment