Wednesday, October 14, 2020

LÀM CON DÊ TẾ THẦN KHI TĐ 6 DÙ THUỘC ĐỊA NHẢY XUỐNG TƯ-LỆ THÁNG 10.1952

- Để tưởng nhớ các chiến sĩ Lữ đoàn 3 Dù VNCH đã anh dũng chiến đấu trong trận đánh cuối cùng của cuộc đời tại Khánh Dương tháng 3.1975.

- Tôi biết nhiều bạn trẻ ko ưa thực dân Pháp, nhưng xin các bạn nhớ rằng trước khi trao trả độc lập cho VN năm 1954, thì vào năm 1950, họ đã bắt đầu thành lập các đv toàn lính VN với sĩ quan (sq) và hạ sĩ quan (hsq) Pháp chỉ huy trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ thay thế bằng sq và hsq VN. Các danh tướng hay sĩ quan cao cấp như Đỗ Cao Trí, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Trương Quang Ân, Phạm văn Phú, trung tá Lê văn Phát (chỉ huy lữ đoàn 3 Dù), trung tá Đào văn Hùng (chỉ huy lữ đoàn 2 dù), v.v... từng làm tiểu đội trưởngtrung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn phó, v.v... của những đv này. Được biết: Tiểu đoàn 1 Nhảy dù được thành lập ngày 1/5/1951 bởi quyết định 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmées et des Forces Terrestres), ban đầu do các sĩ quan người Pháp chỉ huy. Ngày 7/9/1952, Đại úy Lê Quang Triệu là sĩ quan người Việt đầu tiên được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng đến ngày 20/1/1952, kế tiếp là Đại úy Nguyễn Khánh chỉ huy đến ngày 22/2/1952. Sau đó, kể từ ngày 23/2/1952 đến 1/8/1954, Tiểu đoàn do các sĩ quan người Pháp chỉ huy.

Từ ngày 1/8/1954, Tiểu đoàn 1 Nhảy dù chính thức được người Pháp bàn giao sang Quân đội Quốc gi

Riêng đại úy Nguyễn văn Viên, với đv đầu đời là TĐ 5 Nhảy Dù, đã nhảy xuống mặt trận Điện biên phủ hai lần. Lần đầu ngày 23/11/1953. Lần 2 ngày 14/3/1954: là sĩ quan phụ tá đứng hàng thứ ba trong TĐ, trung úy Viên bị thương nặng, chở về Hà Nội cấp cứu. Toàn bộ TĐ của ông, trong đó có trung úy Phạm văn Phú đại đội trưởng, đã tiếp tục chiến đấu tới giờ cuối. Sau khi người Pháp về nước, ông là TĐ trưởng người VN đầu tiên của TĐ 5 Dù. Năm 1957, đang là chỉ huy của TĐ 6 Dù, vì một sai lầm của cấp dưới, ông buộc phải giải ngũ. Năm 1972 ông được lịnh tái ngũ, nhưng người ta khó giao công việc cho ông vì các đồng đội cũ (từ cùng là thiếu úy) nay đã là TL của sđ 3 bộ binh như chuẩn tướng Vũ văn Giai hay TL của sđ Dù như Lê Quang Lưởng. Tướng Trưởng, TL quân khu 4, từng là thiếu úy dưới quyền ông. Sau ngày 30/4, ông tham gia lực lượng Phục Quốc, do bị nội tuyến nên bị bắt, bị tra tấn dã man và bắn chết. Cha Nguyễn văn Vàng, bị xử chung thân. 



Lời nói đầu: Sau khi vượt SÔNG HỒNG (Red River), sđ 308 Việt Minh Cộng Sản (VMCS) đã quét sạch các đồn bót nhỏ và chỉ còn cách TP NGHĨA LỘ khoảng 64 km. BTL Pháp ở Hà Nội quyết định: thả một TĐ Dù xuống TƯ LỆ, 32 km tây bắc Nghĩa Lộ, nhằm mục đích thu hút nỗ lực chánh của sđ này và mua thời gian để các đv lớn hơn và chậm chạp hơn của Pháp rút về SÔNG ĐÀ (Black River). Và TĐ 6 Dù thiện chiến của Thiếu tá Bigeard được chọn làm DÊ TẾ THẦN. Sau khi quân đội Pháp về nước, đầu năm 1954, khi TĐ 6 Dù của quân đội quốc gia VN được thành lập, thiếu tá Đỗ Cao Trí là TĐ trưởng đầu tiên của TĐ này.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 63 đến 76 của quyển Street Without Joy của Bernard Fall.

......

"Trận đánh vùng núi rừng xứ Thái đã bắt đầu NGÀY 11/10/1952, với ba sđ quân VMCS - gồm 308, 312, và 316 - vượt sông Hồng và tiến theo ba trục trên một mặt trận rộng 64 km; SĐ 308 và 316 đã để lại một trung đoàn của mỗi sđ (trung đoàn 176 và 36), làm tổng trừ bị chung quanh hành lang (passage) chiến lược của sông Hồng; ở phía bắc của ba sđ này, trung đoàn độc lập 148 đã tiến riêng rẻ về hướng tây với vòng cung rộng. Một dãy các đồn bót của Pháp nằm kế phía tây sông Hồng vẫn yếu và mỏng manh (tenuous) như trước đây và tp NGHĨA LỘ, dù phần nào đó đã tăng cường hầm hào kiên cố (fortifie) và bây giờ được bảo vệ bởi 700 lính, vẫn ko là đối thủ của một cuộc tấn công đầy quyết tâm (determined) của CS với 10.000 quân trang bị đại bác không giật, còn gọi là ĐKZ, và cối 120 ly.

Trong vòng chưa tới sáu ngày sau khi vượt sông Hồng, sđ 308 đã quét sạch các tiền đồn nhỏ của Pháp và đã xuất hiện trong rừng 64 km ở trước và chung quanh Nghĩa Lộ. Vài ngày trước khi trận chiến, các làng chung quanh TP này đã bắt đầu vắng người, đầu tiên là người già và đàn ông và sau đó là đàn bà và trẻ em. Sau đó, các "cảm tình viên" của Pháp - những dân thiểu số địa phương từng là tai mắt của quân Pháp, đã ngừng gửi báo cáo, bằng cách gửi vợ đến nói rằng chồng của họ đi xa để săn bắn hay bịnh, hay dự đám cưới bà con. Các sĩ quan (sq) Pháp đã biết rằng địch sắp tấn công. 



                          
Add caption

Chỉ huy quân Pháp tại địa phương đã đáp ứng bằng cách gia tăng tuần tiểu trong khu vực, đặt các toán phục kích trên các đường tiến sát (path of approach) - mà họ nghĩ địch sẽ dùng, và yêu cầu máy bay thám thính bao vùng. Từ NGÀY 11 tới 17 THÁNG 10, đã ko phát hiện gì hết. Thực tế, cho tới ngày trước cuộc tấn công của sđ 308 VM, hai đại đội lính Pháp đã lục soát rất kỹ chung quanh TP, bằng cách thăm các làng, và lục soát những vị trí nghi ngờ nhưng ko thấy gì. Tương tự như vậy, máy bay thám thính, trong khi quan sát liên tục các vị trí mà địch có thể tập trung, cũng ko tìm thấy chỉ dấu nào của đại đv của CS. Đó đây (here and there), một nhóm nhỏ người đi hàng một (advance single file) xuyên qua cỏ cao đã lọt vào mắt của phi công máy bay, nhưng khi máy bay vòng trở lại, những kẻ này biến mất.

...

Lại một lần nữa, ngụy trang của CS rất toàn hảo... Đúng 1700 NGÀY 17.10, một đám mưa đạn cối, rất chính xác và dữ dội đã rơi xuống ĐỒI NGHĨA-LỘ, phá hủy hàng rào thép gai, mở các cửa mở qua các bãi mìn, và diệt các ổ súng cộng đồng của Pháp. Lúc 1730 g, tiếng hô kinh sợ "Tiến lên" vang lên và lính VM đã xuất hiện bên trên tuyến phòng thủ đã tan nát của Pháp. Trong chưa tới một giờ, tất cả Đồi Nghĩa-Lộ đã lọt vào tay địch. Không quân của Pháp, được báo động vài phút sau khi bắt đầu trận đánh, đã đến kịp thời từ châu thổ sông Hồng, ý nói từ Hà Nội, để chứng kiến đoàn tù binh (TB) Pháp, hai tay dơ cao, đi giữa hai hàng lính canh VM. Vị trí Pháp tại LÀNG NGHĨA-LỘ gần đó vẫn tiếp tục chiến đấu và giữ tới sáng, nhưng khi máy bay tiếp tế đầu tiên tới vào bình minh (dawn) để thả đạn dược và huyết thanh cần thiết, lá cờ ba màu của Pháp đã ko còn bay trên Nghĩa Lộ đổ nát. Nghĩa Lộ, căn cứ chánh của Pháp tại xứ Thái, xem bản đồ, đã mất trong 24 giờ và bây giờ điều dĩ nhiên là tất cả các đồn Pháp ở bắc và tây Nghĩa Lộ sẽ bị đè bẹp, ko còn hy vọng giúp đỡ (succor) nếu VM tới sông Đà (Black River) trước khi các đồn này hoàn tất việc rút lui. 

Tin tức về 3 sđ VMCS đã khiến BTL Pháp ở Hà Nội lo lắng vì họ ko còn quân trừ bị để đối phó với diển biến này .(Quân Pháp ở Đông Dương cũng khá đông nhưng phải căng mỏng để bảo vệ các khu đông dân và đường xá. Lực lượng tổng trừ bị của Pháp với 7.500 QUÂN DÙ THIỆN CHIẾN, nhưng Pháp không có nhiều máy bay để chuyển một số lớn quân tổng trừ bị  - như Không Quân Mỹ đã giúp quân VNCH trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Thời Pháp chỉ có vận tải cơ C-47 của Mỹ,  chỡ được 28 lính với đầy đủ súng đạn -- người dịch).

Lại một lần nữa, bóng ma của thảm bại biên giới NĂM 1950 (ý nói trận phục kích trên Đường Thuộc Địa số 4 (RC-4) khiến ĐT Le Page và ĐT Charton bị bắt sống-- người dịch), lại hiện ra trước mắt BTL tối cao của Pháp: và họ đã quyết định ném vào địch một con dê tế thần - đó là một TĐ Dù, với mục đích thu hút (draw upon) nỗ lực chánh của địch quân và mua thời gian cho các đv lớn và chậm chạp hơn rút về sông Đà. Không có một ảo giác dù nhỏ nhứt (slightest illusion) cho cơ may sống sót của TĐ Dù này; nếu họ còn sống để hoàn thành nhiệm vụ, việc tung TĐ này vào trận đánh cũng nên làm. TĐ được chọn để hy sinh tại xứ Thái này là TĐ 6 Dù Thuộc địa của thiếu tá Bigeard.

NGÀY 15, đv này được đặt trong tình trạng báo động và tối hôm đó, TL không quân, ĐT Gilles, đã yêu cầu linh mục Jeandel, tuyên úy nhảy dù, phải sẵn sàng cho hành quân vào lúc 0530 g sáng hôm sau. "Cuộc HQ kéo dài bao lâu, thưa ông?", LM Jeandel nói.

"Tôi ko biết chính xác," Gilles nói. "Xin ông mang theo một bàn thờ nhỏ (portable altar) và bất cứ những gì cần thiết cho lễ Mi-sa. Nếu HQ dài quá dự định, sẽ có rượu lễ và bánh thánh (Mass wine and host) được thả dù xuống cho ông. Chúc may mắn."

NGÀY 16/10/1952 lúc 11:20 g, đợt đầu tiên gồm 15 máy bay C-47 Dakota của Mỹ cất cánh từ Hà Nội bay về TƯ-LỆ, 32 km tây bắc của Nghĩa Lộ. Đợt kế lúc 1430. Bigeard, như thông lệ, luôn luôn ở chiếc đầu tiên. Mặt mày mọi người đều căng thẳng (taut); ko còn ai nói chuyện đùa hay nói chuyện (joke or crack). Giờ đây họ đã biết nơi họ sắp tới, họ sắp làm cái gì, và rằng chỉ có ít người trong họ có thể sống để kể về điều đó. LM Jeandel, trong quân phục ngụy trang của Dù - với một thập tự giá màu đen tô điểm với hình Chúa bằng bạc đeo ở cổ, thập tự nằm ngay trên dù bụng và một túi nhỏ chứa một bàn thờ nhỏ nằm trên ba-lô của ông - ngồi ko xa thiếu tá Bigeard. Tuyên úy này đã nhảy dù như là một thành viên của BCH. Và đó là Tư-Lệ: những đồi nhỏ hình hạt đậu bao quanh bởi những đồi cao hơn, phủ đầy cây rừng. 

Đồn Tư Lệ, nằm ngay giữa một bình nguyên nhỏ, ko khác gì một gác chuông (belfry) thời trung cổ, bảo vệ bởi 10 lớp dây thép gai và một ít giao thông hào lộ thiên, ko có nắp, nhằm nối kết năm ổ súng liên thanh. Vị chỉ huy đồn, đã cho lính dùng đá để viết tên của đồn lên núi với hàng chữ cao 1.8 mét. Bình nguyên này dài khoảng 9.6 km và nối với một làng dân Mèo gần đó bằng con đường đầy bùn. 

Người lính dù đầu tiên chạm đất lúc 1300, và cả TĐ lúc 1600. Họ lập tức đào hố chung quanh đồn Tư Lệ để chuẩn bị trận đánh sắp tới; họ là những người lính thiện chiến, gồm VN và Pháp. NGÀY 17, một toán tuần tiểu đầu tiên của TĐ đã báo cáo chạm súng với ba thành phần của sư 312 ở khoảng 8 km cách Tư Lệ. Cùng đêm đó, lính của TĐ này từ Tư Lệ đã im lặng và từ xa chứng kiến cơn HẤP HỐI của Nghĩa Lộ. Tiếng súng ầm ầm (rumble of gunfire) và những ánh chớp của tiếng nổ có thể nghe và thấy từ 32 km phía đông nam. 

Lúc 1800 giờ hôm sau, các thành phần đầu tiên của VM đã tới các chỏm núi (crest) chung quanh Tư Lệ từ hướng nam và đông; TĐ 1 sơn cước người Thái đã rút lui ngày trước đó về hướng bắc và tây; TĐ 17 Tabor toàn lính Ma-rốc và TĐ 3 của trung đoàn 1 bộ binh cũng toàn lính Ma rốc cũng rút về hướng sông Đà. Tuy nhiên, 15 dặm Anh hay 21 km về phía đông nam Tư Lệ, tại GIA HỘI, một đại đội bộ binh đơn độc vẫn ngoan cường cố gắng vượt thoát (extricate) mọi phục kích của địch để rút về Tư Lệ. Người ta ko bao giờ biết liệu quyết định của thiếu tá Bigeard phải chờ đại đội này rút từ Gia Hội đã là nguyên nhân chánh khiến TĐ 6 Dù bị vây chặt ở Tư Lệ, nhưng điều rõ ràng rằng lúc 2100 của ngày 19/10, khi Bigeard nhận lịnh phải rút khỏi Tư Lệ hướng về sông Đà, ông đã quyết định cho đại đội này chờ tới sáng để bắt tay với TĐ của ông. 

NGÀY 19 là một ngày u ám (gloomy) tại Tư Lệ. Bầu trời bao phủ những đám mây dầy đã ngăn chiến đấu cơ và thám thính cơ hoạt động tại vùng này. Tuy nhiên, nhờ một may mắn hiếm có (by sheer luck), một oanh tạc cơ đã ngăn chặn một đội quân khoảng 600 VM đang hướng về Tư Lệ, nhưng tổn thất này của VM chỉ là một giọt trong sô nước khi so sánh với khối người đang bao vây lính dù tại Tư Lệ.

Khoảng 0300 ngày 20/10, cuộc tấn công của địch đã bắt đầu với mưa pháo của súng cối, lính Dù vẫn giữ vững. Hai đợt xung phong bị đẩy lui (beaten off); lúc bình minh, quân của Bigeard vẫn giữ vững phòng tuyến sau hàng rào kẻm gai và gác chuông của Tư Lệ. Lại lần nữa, thời tiết đã ko đẹp với lính Pháp; bầu trời trên thung lũng dầy đặc những đám mây tích mưa (cumulus) - đã gây trở ngại cho không yễm. TĐ 6 dù thuộc địa chỉ còn dựa vào sức mình (was strictly on its own). 

Giờ đây dĩ nhiên mọi ý định cố thủ tại Tư Lệ đều vô ích; vì ko những chỉ là hủy diệt cho TĐ, nhưng vì có thể địch sẽ đi vòng quanh TĐ bằng cách dùng vài TĐ để ngăn chặn nó - như VM đã làm trước đây với nhiều đồn Pháp và sau này. 

Nhưng vấn đề bây giờ là thương binh. Có một truyền thống  trong Nhảy Dù là ko để lại thương binh trong vùng địch. Vì họ biết rằng, là một đv thiện chiến, họ sẽ bị VM tra tấn đến chết nếu bị bắt. 

TĐ đã cáng 5 thương binh nặng và chuẩn bị đưa họ về sông Đà. Mỗi băng-ca phải có tám người chia làm 4 cặp để khiêng và bảo vệ. Trời nhiệt đới rất nóng, họ phải đi theo lối mòn có sẵn của dân Mèo, lúc lên đồi lúc xuống đồi, làm hai kẻ khiêng cáng, trong chưa tới 15 phút đã mệt lả với tải trọng 90 kí . Điều này cũng áp dụng với súng cối và liên thanh, máy truyền tin và đạn dược. Gần như mọi lính Dù, kể cả sq, đều mang nặng quá mức thường ngày của họ. 

Việc rút quân đã bắt đầu với dễ dàng ngoài mong đợi. Vì một lý do nào đó VM đã tránh chạm súng và lính Dù đã thành công khi vượt qua dãy đồi đầu tiên (first hill line) trên đường tới ĐÈO TƯ-LỆ, mà ko bị ngăn chặn. Một toán tiền sát đã đi trước TĐ để tới Đèo Tư Lệ ngày hôm trước, gọi máy báo rằng ko chạm địch. Hình như vận may đã đến với người Pháp lần này. Nhưng đơn thuần vì VM đã mua thời gian (had bided its time); thay vì chịu tổn thất nặng khi tấn công ồ ạt lúc khởi đầu trận đánh, sđ 312 đã chọn cách để TĐ Dù rút lui từ Tư Lệ, nơi mà súng của Pháp có thể gây thiệt hại cho quân VM, và sẽ cắt TĐ này thành từng khúc để tiêu diệt. Do vậy toàn TĐ đã bước vào một cái bẫy khổng lồ giữa đèo Tư Lệ và dãy đồi đầu tiên. Cường độ của hỏa lực súng tự động đón tiếp lính Pháp - chưa từng nghe thấy trong chiến tranh Đông Dương; theo thiếu úy Trapp, chỉ huy một trung đội bọc hậu, sau này là tù binh (TB) đã thấy súng địch từ cự ly gần: cứ mỗi 10 lính VM có một trung liên, cứ 5 VM có 1 súng tự động, và rất nhiều súng tiểu liên (sub-machinegun). Trận đánh sớm kết thúc với 2 đại đội bọc hậu, họ đã bị tiêu diệt nhưng hy sinh của họ đã cứu phần còn lại của TĐ, bao gồm thiếu tá Bigeard. Hầu như liên tục chạm súng với địch, vài lần tưởng bị tràn ngập (submerge), Bigeard và lính đã chiến đấu nghiệt ngã (grimly fought) để chạy tới sông Đà. Họ đã tới đó NGÀY 22/10, đã vượt qua hơn 64 km đường rừng trong chưa tới hai ngày với tổn thất hơn 3/5 TĐ. Họ đã kiệt sức, mất hồn (begrim), bị sốt rét và vắt (leech) cắn, nhưng họ vẫn là một đv chiến đấu. Và họ mang họ tất cả những kẻ bị thương - đã ko bị bắt làm tù binh ở Đèo Tư Lệ.

Trong lúc đó, chiến trường chung quanh Tư Lệ có hơn 100 thương binh Pháp nằm rải rác. LM Jeandel đã ở với họ với hy vọng có thể giúp họ, nhưng đối với phần lớn họ, mọi giúp đỡ đều quá trể. Đơn giản vì VM đã ko làm gì cho họ. VM chỉ gom thương binh, để họ nằm kế nhau trong bùn, vết thương tiếp xúc với không khí, những tay chân bị đứt do trúng đạn đã ko được chữa trị (left unattended). Họ đã rên rỉ nho nhỏ, cầu xin nước uống hay một cái chết sớm sủa. 

Một sq Pháp, bị bắt làm TB, và đã đi gần đồn này vài ngày sau đó, sau này kể lại:

"Bạn biết đó, điều này còn tệ hơn những gì tôi đã từng thấy trước đây. Toàn cảnh giống như từ tác phẩm Inferno (địa ngục) của thi hào Dante hay từ một tranh vẽ của Goya. Kẻ bị thương vẫn nằm tại chỗ như ngày đầu tiên, xen kẻ (intermingle) với kẻ đã chết vài ngày trước và những xác bắt đầu thối rửa (rot). Họ nằm mà ko ai chăm sóc, dưới mặt trời nhiệt đới, bị cắn hay ăn bởi chuột và kền kền (vulture). Tuy nhiên một số vẫn còn rên rỉ.

Trong 114 lính Dù bị thương nhẹ hay ko bị thương bị bắt làm tù binh ở Tư Lệ và tại đèo cùng tên vào ngày 20 THÁNG 10, 1952, chỉ có BỐN NGƯỜI, bao gồm LM Jeandel, đã vượt qua KHỔ NẠN trong trại tù CS để thấy ngày giải phóng của họ tháng 8.1954. 

Tổn thất của lính Dù tại Tư Lệ là điều cần thiết để giúp họ tránh thêm thiệt hại. Một đồn khác đã hy sinh để giúp cho đv của Bigeard có thêm VÀI GIỜ quý giá để nghỉ ngơi và những đồn khác có cơ may sống sót đi đến sông Đà. Định mạng đã rơi xuống đồn nhỏ MƯỜNG CHEN, 33 km tây bắc Nghĩa Lộ với 80 lính Thái thuộc đại đội phụ lực quân địa phương, dưới quyền chỉ huy của trung sĩ nhứt Peyrol và ba hạ sĩ quan Pháp khác. 

Vào buổi tối 20 THÁNG 10, quân của Bigeard tới Muờng Chen, nằm trên một đồi nhìn xuống con đường dẫn tới sông Đà, đồn gồm một hầm ngầm (bunker) làm từ những khúc gỗ, hai trại lính nhỏ và một hầm ngầm chưa hoàn tất. Trung Sĩ nhứt Peyrol đã dùng hàng rào tre để thay thế kẻm gai.

"Hãy nhìn đây, Peyrol. Tôi có 500 lính dù với tôi. Chúng tôi có một nhiệm vụ - cố thủ ở vùng núi này cho tới khi có viện quân cho phòng tuyến Sông Đà. Quân VM chỉ cách chúng tôi một giờ và chúng tôi cần thêm ba giờ. Ông sẽ cho chúng tôi ba giờ đó. Hai trung đội của ông sẽ giúp TĐ tôi và các đồn khác ở xứ Thái này." Bigeard nói.

"Ông sẽ có thêm ít nhứt là ba giờ, và chúng tôi có thể làm điều đó." -- Peyrol trả lời.

Peyrol 34 tuổi, chỉ có 80 lính để chống lại sđ 312 - họ sẽ ko có một bóng ma của cơ may. Và từ quê ông ở Verdun nước Pháp, hôm nay là sinh nhật của con gái nhỏ của ông. Ông đã để dành một chai champagne - tuy nhiên ko thể uống trong cơ hội này. Ông sẽ uống dịp khác, nếu còn có dịp khác!

"Bien, mon Commandant," (Chào, đích thân), Peyrol nói. 

"Cám ơn," Bigeard nói, "Tôi biết các chiến hữu của ông ko làm tôi thất vọng."

Hai người đi vào hoàng hôn, nơi mà lính Dù nằm trên mặt đất, dọc theo con đường, dựa lưng trên ba lô. Họ đã biết họ phải tiếp tục đi trong vài phút với khẩu phần và những băng đạn nặng và người bị thương trên cáng. 

KHOẢNG 1815 g, người lính Dù trong bộ đồ tác chiến rằn ri (mottled battle dress) đã biến dạng về hướng tây và Trung sĩ nhứt Peyrol và Trung sĩ Cheyron sắp xếp công việc (set about the business) để có được 3 giờ cho Bigeard. Các người lính thân binh/nghĩa quân (parisan) gốc Thái đang im lặng đào hố mới cho ổ súng liên thanh, đào sâu các giao thông hào, và cho thêm cát vào các bao cát đã xẹp do mưa gần đây. Dù họ ko được nghe về nhiệm vụ sắp tới, họ đã biết, bằng một cách bí mật qua đó tin tức truyền lan trong những đất nước mà hầu như ai cũng mù chữ (illiterate); rằng đám đông địch quân sẽ tới; và vì là thợ săn giỏi đã biết cách rình rập con mồi (stalk prey) từ khi họ biết đi, họ đã ước lượng cơ may sống sót của chính họ cũng chính xác như viên thiếu tá này.

Chỉ trong chưa tới một giờ sau khi lính Dù ra đi, những viên đạn cối VM đã bắt đầu dội xuống Mường Chen. Lần nữa, địch quân đã thành công khi có mặt trong tầm bắn mà ko bị phát hiện bởi các tiền đồn - thường đặt trên các đường tiến sát.  Tình báo của VM, lại lần nữa, rất xuất sắc. Mủi tấn công chánh đã nhắm vào hầm ngầm phía nam, nơi đặt những khẩu súng liên thanh của Pháp. Kế đó là một cuộc tấn công vào lô cốt chưa xây xong, đã bị chiếm sau các đợt xung phong của lính VM chỉ xài lựu đạn/thủ pháo. Đầu tiên họ làm nổ tung hàng rào thép gai và tre và giết các tổ điều khiển trung liên BAR (một loại súng trung liên khá phổ thông, sau này đã dùng trong quân đội VNCH, trước khi được thay thế bởi M-60 -- người dịch). Hàng chục lính VM đã chết hay bị thương, nhưng những đợt xung phong sau đó đã dẫm lên họ để tiến vào đồn. 

                    

Trung liên BAR, còn dùng trong QLVNCH trước khi bị thay thế, vào năm 1968, bởi đại liên M-60.

Nhưng Mường Chen, dù bị tan nát và đầy khói súng, vẫn giữ được thêm 3 giờ. Tuy nhiên, lúc 2200, tình hình trở nên vô vọng; tất cả những súng nặng hoặc là hết đạn hay bị hủy diệt và đồn này bắt đầu bị đè bẹp đơn giản chỉ vì sức nặng của lính địch rớt xuống những người lính đang núp trong giao thông hào hay các vị trí súng.  Cái chết hay việc họ bị bắt tại Mường Chen ko thể trì hoản VM được nữa. Peyrol đã quyết phá vỡ vòng vây. Nhờ đã gài mìn tại các hầm ngầm còn lại cũng như kho đạn, họ đã bắn nhanh các vũ khí để mở đường máu rút vào một con đường rừng mà trước đó họ đã chặt cây, và vì lý do này, địch quân ko biết. Tầm nhìn xa của Peyrol được đền bù; trong đêm đen, họ rành đường hơn VM và chẳng bao lâu đã biến dạng trong rừng xanh.

Khi bình minh xuất hiện, họ chỉ còn lại ba người Pháp và khoảng 40 lính sắc tộc Thái. VM đã gửi 2 đại đội để săn đuổi họ trong 12 ngày với lộ trình 200 km đường rừng, bao gồm vượt sông (càng khó khăn hơn khi trung sĩ Cheyron ko biết bơi) và leo qua những núi cao 2.400m. Binh nhì (private) Destaminil chẳng bao lâu phải đi chân trần vì chân y, chảy máu và sưng lên, ko còn xỏ vào giày được. 

Vào ngày thứ hai của cuộc rút lui, một máy bay ném bom đã phát hiện họ và giúp họ thoát khỏi một ổ phục kích của VM, dù phải chết 10 người. Ngày thứ ba, hết lương thực, những người Thái quen đi rừng này đã tìm được ít bắp và rể khoai mì để lót dạ. Cứ mỗi lúc dùng quân, Peyrol đã cố gắng trong vô ích để liên lạc một đồn Pháp nào đó bằng máy truyền tin SCR-300, kỳ diệu thay, vẫn còn chạy tốt. Tuy nhiên, các đồn Pháp còn lại ở vùng tây bắc này đều nằm ngoài tầm của máy này. 

                 

Máy truyền tin (radio set) SCR-300

Một buổi tối, một giọng có vẻ Pháp trả lời họ và chỉ tọa độ bãi thả dù ở phía bắc con đường họ đang đi. Một cuộc tranh cãi xảy ra: liệu đó là thông điệp từ một trong những nhóm viễn thám cảm tử  (GCMA) hoạt động thường xuyên sau phòng tuyến của VM - và họ thường lập một sân bay nhỏ và bí mật để gửi kẻ bị thương và nhận tiếp tế; hay thông điệp này là một cái bẫy của VM, dùng để dụ máy bay Pháp vào để bắn rơi hay dụ máy bay thả dù tiếp tế cho VM thay vì cho lính Pháp? Peyrol đã quyết định: ko trả lời cuộc gọi và cũng ko cho kẻ kia biết họ là ai. 

Sau này mới biết ông đúng, vì đó là một bẫy của VM.

Gần BẤT-CHIẾN, chỉ còn một rặng núi nữa là tới sông Đà, họ suýt rơi vào nơi đóng quân của một trung đội VM. Họ gần như chết cóng trong 5 giờ, chờ đến khi VM nhổ trại, trước khi tiếp tục đi. Giờ đây, suy yếu bởi đói, khát, và kiết lỵ, những người sắc tộc Thái chỉ là những cái bóng rách rưới (ragged shadow), loạng choạng cùng đi (staggering along), và nối kết nhau ko gì khác hơn là quyết tâm nghiệt ngã (grim) đi tới sông Đà. 

NGÀY 5 THÁNG 11, 1952, họ đã vượt qua đỉnh núi cuối cùng, bầu trời xanh trở nên sáng hơn khi tán lá (tree canopy) thưa hơn và kế đó, người lính tiên phuông la lên: "La Rivière Noire" (sông Đà). 

Họ phải tuột núi khá dốc để tới bờ sông; và trong rừng, tuột xuống thì gay go hơn leo núi. Những người lính mệt đứt hơi (dead-tired) thường té nhiều hơn đi nhưng lúc 1600, họ đã tới đáy của thung lũng. Họ gặp một thổ dân Thái từ làng gần đó.

"Các ông ko thể vượt sông ban ngày và nên trở về rừng chờ đêm xuống. Nhiều toán tuần tiểu VM dọc theo sông nhưng người của các ông ở bên kia. Tôi sẽ trở lại với gạo và chỉ đường."

Y có đáng tin ko? Lính Thái ko biết: VM thưởng nhiều tiền (pay high premium) cho ai bắt được lính Pháp đi lạc (straggler), đặc biệt là vũ khí và máy truyền tin của họ. Giải thưởng vì giúp VM bắt được đám lính này có thể làm cho anh thổ dân này giàu có suốt đời. Nhưng Peyrol và đám lính quá yếu mệt để lo sợ.

Khi đêm xuống, người này trở lại với một rổ đầy nếp chín, thức ăn tiêu chuẩn của dân miền núi. Đám lính ăn ngấu nghiến nếp, uống nước bùn của sông. Tuy nhiên, người này lại nói Peyrol ko nên vượt sông đêm nay.

"Người Pháp ko còn ở gần sông và VM cũng tuần tiểu bên kia sông. Nhưng ngày mai tôi sẽ chỉ nơi để vượt qua. Tôi sẽ tìm bè. Các ông ko thể vượt sông vì nước chảy siết."

Đám lính gần như khóc vì thất vọng: họ quá gần nơi an toàn nhưng lại ko thể đạt tới. Nhưng họ ko có chọn lựa. Một lần nữa họ ngủ trên đất rừng lạnh và ẩm. Ngày kế, một máy bay L-19 bay lòng vòng trên sông. Peyrol và lính đi ra chỗ trống, la lên và vẩy cờ Pháp lấy từ đồn Mường-Chen. Máy bay xuống thấp, thả một cái hộp có hàng chữ: "Đã thấy bạn. Cất cờ đi và ẩn trốn. Sẽ báo quân bạn ở đối diện bạn. Chúc may mắn."

Tối hôm đó, Peyrol và lính đã vượt sông trên các bè tạm làm từ lều của dân mà họ thấy gần bờ sông, nhờ ở người thổ dân tốt bụng này. 

Bóng đêm đổ xuống rừng gần điểm mà họ tấp vào bờ sông. Họ đã nghe giọng nói Pháp quen thuộc; đó là một toán tiếp cứu từ đồn MƯỜNG-BU gần đó - được báo động bởi L-19. Peyrol và lính ngả gục xuống đất, khóc như trẻ con, ko thể bước đi. Họ được xem như đã chết bởi mọi người và Bigeard đã yêu cầu truy thăng cho họ vì đã chiến đấu anh dũng khi đoạn hậu ở Mường Chen. 

Trong 84 người bảo vệ Mương Chen, chỉ có 16 tới được sông Đà. Và Trung sĩ nhứt Peyrol vẫn còn giữ chai champagne." 

(Còn tiếp).

Dịch từ: Street without Joy của Bernard Fall, trang 63 - 76. 

San Jose ngày 14 Oct 2020.

Tài Trần

No comments:

Post a Comment