Tuesday, September 12, 2017

Với chữ NẾU , người ta có thể bỏ thành phố Paris trong 1 cái chai .-- Châm ngôn Pháp . 
NẾU năm 1954 , Cộng Sản Việt Nam ĐỪNG ÉM QUÂN ở miền Nam , nghĩa là tập kết hết ra Bắc theo đúng tinh thần Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương cũng như ĐỪNG GỬI hàng triệu thanh niên "sanh Bắc tử Nam" thì miền Nam VN có lẽ KHÔNG THUA bất cứ nước nào ở Á Châu khi có sẵn những điều kiện như sau :
1/ Nhân tài do Pháp đào tạo có mặt tại miền Nam trước 1954 cộng với nhân tài (do Pháp đào tạo ở Hà Nội) di cư vào Nam sau ngày 20.7.1954 (ngày ký kết HĐ) . Sau đó là nhân tài từ các nước tư bản như Mỹ , Canada , Bỉ , v.v...
2/ Nông nghiệp với những đồng ruộng mênh mông , cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp 10 - nơi mà ng ta đã dùng máy để cày ruộng . Nhờ hệ thống các ngân hàng nông nghiệp , ng dân bán lúa , gửi tiền ở chi nhánh ở quận : khi cần quan hôn tang tế họ rút tiền ra để tiêu xài ; và các ngân hàng của VNCH hoạt động tốt đẹp tới khi ông Dương ăn Minh ra lịnh đầu hàng . 
3/ Ở Nông Sơn , Quảng Nam có mỏ than ; mỏ vàng ở Bồng Miêu , Quảng Ngải ; v.v... 
4/ Kỹ nghệ nhẹ đã có sẵn như Hảng Sà Bông Cô Ba , hảng nước ngọt và bia BGI và SEGI , v.v... (của Pháp để lại sau 1954) . Sau này còn ráp xe La Dalat , v.v... Xin đọc khu kỹ nghệ Biên Hòa ở đoạn 5 . 
Nói chung VNCH đã bắt đầu khởi sắc kể từ ngày Pháp trao trả độc lập cho VN và thế giới tự do - đứng đầu là Mỹ đã giúp đở cho dân VN rất nhiều .
5/ Xa Lộ Sài Gòn - Biên Hòa do Mỹ giúp VN xây dựng , xong năm 1961 . Sau đó tới năm 1975 , các QL đều mở rộng bằng kỹ thuật Mỹ + nhân công VN . 
"Xa lộ Biên Hòa ra đời đã đẩy Sài Gòn phát triển mạnh về hướng đông như hiện nay. Các vùng, khu công nghiệp mọc lên dọc theo tuyến đường ở Thủ Đức, Biên Hòa với nhiều ngành nghề như hóa học, mỹ phẩm, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng... Nhiều nhà máy, xí nghiệp còn đến ngày nay như Ximăng Hà Tiên, nhà máy giấy Cogido - An Hảo, nhà máy dệt Vinatexco, nhà máy đường Biên Hòa…
Làng đại học Thủ Đức cũng được quy hoạch đưa ra khỏi trung tâm thành phố khi tuyến xa lộ hoàn thành. Làng đại học sẽ là nơi cung ứng nguồn lao động chất lượng cho các khu công nghiệp, kỹ nghệ kế cận.
Các khu dân cư dọc tuyến đường cũng được khuyến khích hình thành. Người dân được phân lô, bán nền với giá ưu đãi. Việc xuất hiện các khu dân cư nhằm cung ứng nguồn lao động cho các nhà máy nơi đây.
Sau năm 1975, xa lộ dần làm đúng chức năng mà những nhà quy hoạch trước đó đã dự tính khi nhiều hãng xưởng mở ở khu công nghiệp Biên Hòa. Hàng ngày, nhiều công nhân tại Sài Gòn đi làm ở khu công nghiệp Biên Hòa bằng xe buýt của công ty.
Ngoài xa lộ Biên Hòa, đến đầu những năm 1970, xa lộ Vòng Đai được xây dựng ở xung quanh Sài Gòn. Gọi là xa lộ vòng đai vì nó không nối liền hai thành phố mà chỉ chạy xung quanh Sài Gòn. Xa lộ Vòng Đai cũng được người dân gọi là xa lộ Đại Hàn vì lực lượng công binh của Nam Hàn xây dựng". Nguồn : https://vnexpress.net/…/con-duong-bien-sai-gon-xua-thanh-do…
Trong khi đó , đầu TN 1990 , tôi đi đường bộ từ Hà Nội - Hải Phòng , có nhiều cầu chỉ qua được một chiều , ko khác gì thời Pháp thuộc , dù đã gần 40 năm ( 1990-1954=36) . Nghĩa là các nước CS chỉ giúp miền bắc đánh nhau , chứ họ không nâng cao mức sống người dân như bọn tư bản "dảy chết" giúp VNCH .
Ảnh 1 : miền Bắc đã xuống cấp và nghèo khổ kể từ ngày có ba ông này !
Ảnh 2-3 : TT Diệm khánh thành xa lộ Sài gòn - Biên hòa năm 1961 , cầu bắc qua sông Sài Gòn
.

No comments:

Post a Comment