Thursday, December 17, 2020

 TỰ DO, NHỮNG KHOảNH KHẮC CÒN LẠI


Nhận xét : bài này có nhiều lỗi về hỏi ngã nhưng nội dung có giá trị  -- Tài Trần . 


-----------


Phần 3


Cuộc tiến công năm 1975 của Cộng Sản BV tại miền Nam Việt Nam được phối hợp đồng bộ trên toàn quốc. Song song với những đợt tấn công tại QK 1 và QK 2, Bắc quân mở đầu chiến dịch tỗng công kích tại QK3 bằng cuộc tấn công vào Trị Tâm, quận lỵ quận Dầu Tiếng, nằm về phía tây nam đồn điền cao su Michelin. Phía tây Trị Tâm, bên kia sông Sàigòn, Tỉnh Lộ 239 đi xuyên qua đồn điền Bến Củi, trước khi nhập vào LTL 26, chạy dài về phía tây bắc vào thị xã Tây Ninh và xuôi huớng đông nam tới tận một tiền cứ của quân lực miền Nam tại Khiêm Hạnh. Tất cả mọi giao thông đi lại đều phải ngang qua Liên Tỉnh Lộ 26 và Lộ 239, do các tiền đồn của lực lượng diện địa kiểm soát. Quận lỵ Trị Tâm được phòng thủ bởi 3 tiểu đoàn Điạ Phương Quân và 9 trung đội Nghĩa Quân. Bộ Tư Lệnh QĐ3/QK3 dự đoán Bắc quân sẽ tấn công vào Trị Tâm do tin tức tình báo thu lượm được về việc các đơn vị thuộc SĐ 9 chính qui BV đang tập trung tại phía bắc thị trấn này, nên ngày 10 tháng Ba, đã tăng cường cho lực lượng phòng thũ tại đây thêm hai đại đội ĐPQ.


Cuộc tấn công vào Trị Tâm khởi sự lúc 6 giờ sáng ngày 11 tháng Ba với những đợt dập pháo dữ dội và các đợt xung phong ác liệt của quân bộ chiến tùng thiết địch vào vị trí quân ta. Trước đó, Bắc quân đã tấn công cắt đứt mọi đường liên lạc, tiếp vận của quân đồn trú; vào lúc 3:30 sáng bộ binh và chiến xa T54 địch tràn ngập môt tiền đồn của đơn vị ĐPQ trên TL 239, khoảng 10 km phía tây Trị Tâm. Bộ Chỉ Huy TK Tây Ninh lập tức điều động 2 tiểu đoàn ĐPQ tiến về phía đông, dọc theo lộ 239 về hướng Bến Củi, nhưng lực lượng này đã bị chận đứng bởi hỏa lực dữ dội của địch khi gần đến tiền đồn ĐPQ bị địch chiếm giữ. Chiến xa địch đã xuất hiện ở khu vực đồn điền Bến Củi, yểm trợ cho lực lượng bộ binh địch, nhưng các đơn vị diện địa bảo vệ quận lỵ Trị Tâm, vẫn giữ vững vị trí, đẩy lui những cuộc xung phong ác liệt của Cộng quân, bắn cháy hai chiến xa T54 ngay trong khu vực thị xã. Mũi tấn công chính của Bắc quân vào Trị Tâm phát xuất từ hướng đông nên lực lượng phòng thủ tại đây đã cho nổ sập cây cầu trên lộ 239, phía đông thị trấn để ngăn chặn chiến xa địch. Giao tranh tiếp diễn dữ dội suốt đêm; cho đến hừng sáng 12 tháng Ba, quân trú phòng vẫn còn giữ vững Trị Tâm. Nhưng trong ngày 12 tháng Ba, lực lượng Bắc quân thuộc hai Trung Đoàn 95 C và 272 BV, được yểm trợ bởi một chi đoàn T54 cùng một trung đoàn pháo, mỡ những đợt tấn công liên tục, cuối cùng đã tràn ngập tuyến phòng thủ của quân diện địa trú phòng tại đây.


Bộ Tư Lệnh QĐ3 lập tức tăng viện cho chiến trường Trị Tâm một lực lượng đặc nhiệm. Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318 gồm các đơn vị chiến xa và thiết quân vận thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, với Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân tùng thiết, đã bị chặn đứng bởi hỏa lực B40, 41 và pháo tầm xa 130 ly của địch khi tiến quân gần đến khu vực Trị Tâm. Với Trị Tâm trong tay, Bắc quân đã kiểm soát được hành lang sông Sàigòn chạy dài từ thượng nguồn sông, gần căn cứ Tống Lê Chân, cho tới tận tiền đồn của quân lực miền Nam tại Rạch Bắp trong vùng Tam giác Sắt. Khiêm Hạnh, một tiền cứ của QLVNCH, nằm gần một giang cảng trọng yếu, và khu giao lộ tại Gò Dầu Hạ, với nhiệm vụ chính là ngăn chặn các đơn vị quân BV tiếp cận QL22 và QL1, đã nằm trong tầm pháo địch. Trị Tâm nay trở thành mục tiêu chính trong chiến dịch nhằm cô lập Tây Ninh với thủ đô Sàigòn. Trước đêm tấn công vào Trị Tâm, ba tiểu đoàn chính qui BV D14, 15, 18, với sự yểm trợ của Trung Đoàn 101, cùng Sư Đoàn 75 Pháo Binh BV, đã cắt đứt QL 22 giữa Gò Dầu Hạ và thị xã Tây Ninh. SĐ 75 Pháo Binh BV gồm 5 Trung Đoàn pháo hoạt động tại Tây Ninh trong chiến dịch này. Riêng SĐ 377 Phòng Không địch có khoảng 15-tiểu đoàn pháo cao xạ, mà một số các đơn vị của SĐ này đã yểm trợ trực tiếp cho bộ binh xung kích địch. 


Trong khi các tiểu đoàn quân chính qui BV tại Tây Ninh cắt đứt QL22, phía bắc Gò Dầu Hạ, lực lượng thuộc Trung Đoàn 6 và 174, SĐ 5 Bắc quân, từ Kampuchia tràn qua biên giới, tấn công căn cứ Bến Cầu, phía tây bắc Gò Dầu Hạ, nằm giữa đường biên giới Viêt-Miên và sông Vàm Cỏ Đông. Những đợt tấn công đầu tiên của địch bị đẩy lui, với 2 chiến xa PT-76 bị bắn cháy. Ngày 12 tháng Ba, một lực lượng lớn chiến xa địch bị phát gìác tại phía tây Gò Dầu Hạ; các chiến đấu cơ của ta được gọi tới oanh kích phá hủy 8 tăng địch và làm hư hại 9 chiếc khác. Tuy nhiên, ngày 14 tháng Ba, các đơn vị diện địa phòng thủ Bến Cầu đã rút lui trước áp lực nặng của địch quân. Bến Cầu chỉ là một trong 8 tiền đồn nằm về phía tây sông Vàm Cỏ Đông bị địch tấn kích nặng nề vào ngày 12 tháng Ba. Hầu hết các cuộc tấn công vào các tiền đồn đều bị đẩy lui, nhưng đến ngày 14 tháng Ba, Bắc quân đã chiếm trọn các cứ điểm này. 


Tướng Toàn, Tư Lệnh QĐ3 cho tăng cường lực lượng phòng thủ Khiêm Hạnh và dọc theo QL1 và QL22. Ông cho điều Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ với ba thiết đoàn cơ hữu, cùng hai Tiểu Đoàn 64, 92 Biệt Động Quân, và Trung Đoàn 48, SĐ18BB, đuợc tăng cường bởi các Thiết Vận Xa thuộc lực lượng trừ bị Quân Đoàn đóng tại Long Bình, Biên Hòa tới Khiêm Hạnh.và Gò Dầu Hạ. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 7, SĐ 5BB tại Lai Khê cũng được tăng phái cho chiến trường Khiêm Hạnh. Trong lúc một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48BB tấn công về phía tây Gò Dầu Hạ để khai thông đoạn QL 1 dẫn từ Gò Dầu tới vùng biên giới Việt-Miên, Trung Đoàn 46BB tấn công về phía bắc dọc theo đường 22 để trợ lực các đơn vị diện địa khai thông đoạn đường dẫn về Tây Ninh đã gặp sự kháng cự và hoả lực pháo dữ dội của địch. Pháo phòng không địch dày đặc đến nổi trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn không thể nào đáp xuống Gò Dầu Hạ trong ngày 13 tháng Ba được. QL 22, đoạn giữa Gò Dầu Hạ và Tây Ninh vẫn bị địch quân phong toả.


Quốc Lộ 4 nối liền thủ đô Sàigòn và Vùng 4 Chiến Thuật, con đuờng huyết mạch trọng yếu dẫn về vùng châu thổ sông Cửu Long cũng bị đe doạ bởi các cuộc đụng độ đang lan rộng khắp QK3. QL 4 đi qua một vùng dân cư đông đúc với các ruộng lúa màu mỡ, bạt ngàn và các vườn thơm khóm của tỉnh Long An, nằm giữa ranh giới hai Vùng 3 và 4 Chiến Thuật. Lực lượng diện địa của TK Long An là một trong những lực lượng địa phương thiên chiến nhất trên toàn quốc, đã chứng tỏ thực lực của mình qua việc đè bẹp các tiểu đoàn chủ lực địa phương của địch tại đây trong những trận giao tranh khốc liệt diễn ra vào đầu tháng Ba với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Nhận thấy tầm mức quan trọng của việc bảo vệ giao thông trên QL4, Bộ TTM đã tăng phái hai Tiểu Đoàn 14 và 16 thuộc LĐ TQLC mới thành lập để tăng cường phòng thủ khu vực Long An. Các đơn vị TQLC và ĐPQ Long An đã mỡ những cuộc hành quân phối hợp chặt chẽ, duy trì an ninh cho tỉnh Long An trong suốt tháng Ba, 1975. 


Trong khi Tướng Toàn tung hơn phân nữa lực lượng của QĐ3 để bảo vệ cạnh sườn phía tây, Bắc quân mỡ những đợt tấn công vào khu vực phía Đông và vùng trung tâm QK3. Các lực lượng còn lại của quân lực miền Nam hầu như không đủ để đối phó với những cuộc công kích càng lúc càng lan rộng của Cộng quân. Quân miền Nam được lịnh bỏ các cứ điểm tại An Lộc và Chơn Thành vì không còn giá trị về mặt chính trị và quân sự chiến lựơc, để tăng cường phòng vệ các khu vực đang bị áp lực nặng nề của địch. Lúc này lực lượng địch đã tăng cường thêm một SĐ, SĐ341 tỗng trừ bị, mới xâm nhập từ miền Bắc vào. Để bảo toàn lực lượng cho các đơn vị BĐQ và diện địa tại An Lộc và Chơn Thành Tướng Toàn đã cho lịnh di tản lực lượng này khỏi các cứ điểm tại hai khu vực trên cùng 12 khẩu pháo 105 ly Howitzer. Riêng 5 trọng pháo 155 mm được phá hủy tại chỗ vì Không Quân không có trực thăng loại nặng để bốc những loại pháo này. Nhìn chung, tình hình tại vùng trung tâm QK3 vẫn tương đối yên tĩnh, mặc dầu có sự xuất hiện của SĐ 341 và Trung Đoàn 273 BV mới xâm nhập vào miền Nam. Áp lực nặng nề nhât của địch tại Vùng 3 Chiến Thuật tập trung ở cạnh sườn phía đông. 


Ngay trước khi Bắc quân mỡ đợt tỗng công kích, lực lượng của SĐ18BB được phân bổ theo nhu cầu chiến trường. Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43BB, nằm bảo vệ QL20, phía bắc thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh. Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn này, nằm ở phía nam Định Quán, và Tiểu Đoàn 3 đóng tại quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy. Trung Đoàn 52BB, với Tiểu Đoàn 3 đóng dọc QL1, đoạn giữa Biên Hòa và Xuân Lộc; trong lúc hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 52BB hoạt động tại khu vực tây bắc thị xã Xuân Lộc. Riêng Trung Đoàn 48BB vẫn tăng phái cho SĐ 25BB tại Tây Ninh. 

Lực lượng Bắc quân tại Nam Bộ mỡ đầu chiến dịch Bình Tuy-Long Khánh bằng những cuộc tấn công dữ dội vào các vị trí của ta dọc theo QL 1 và 20, hai tuyến liên lạc, tiếp vận chính trong vùng. Địch tấn công các tiền đồn, thị trấn, cầu cống tại phía bắc và phía tây thị xã Xuân Lộc. Ngày 17 tháng Ba, Trung Đoàn 209 chính qui BV, được yểm trợ bởi Trung Đoàn 210 Pháo Binh, thuộc SĐ 7 Bắc Quân, đã mỡ đầu cho đợt công kích đẫm máu và khốc liệt nhất trong cuộc chiến, trận thư hùng sống mái với các đơn vị thiện chiến của quân lực miền Nam tại thị xã Xuân Lộc, bằng cuộc tấn kích vào Định Quán, phía bắc Xuân Lộc, và tại cầu La Ngà, phía tây Định Quán. Địch xữ dụng 8 chiến xa T54 để yểm trợ cho đợt tấn công mỡ màn vào vị trí bố phòng của các đơn vị thuộc SĐ18 BB tại Định Quán. Pháo binh địch tác xạ phá hủy 4 trọng pháo 155 ly Howitzers đang bắn yểm trợ cho các đơn vị diện điạ của ta tại đây. Tướng Đảo, Tư Lệnh SĐ 18BB, tiên liệu trước cuộc tấn công của địch, đã cho tăng cường phòng thủ cầu La Ngà, nhưng trước hỏa lực dữ dội của pháo binh địch, quân trú phòng tại đây buộc phải bỏ vị trí. Ngày 18 tháng Ba, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liệt, Trung Đoàn 209 Bắc quân tiến vào Định Quán. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43 BB và Tiểu Đoàn ĐPQ, bảo vệ Định Quán, bị thiệt hại nặng, buộc phải rút lui. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 43BB cũng đụng độ nặng với địch quân tại tây bắc Hoài Đức, giết chết 10 lính BV trong ngày 17 tháng Ba. Trong lúc đó, một tiền đồn khác của Xuân Lộc do một đại đội ĐPQ và một trung đội pháo binh trấn giữ bị địch pháo và tấn công dữ dội. Cuộc tấn công của quân BV bị đẩy lui với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Một đại đội ĐPQ được gởi tới tăng viện cho tiền đồn này bị chặn đánh và thiệt hại nặng trên đường số 1(QL1), phía tây Ông Đồn. Trung Đoàn 24, SĐ 6 chính qui BV mỡ những đợt tấn công dữ dội vào vị trí của quân ta tại Gia Ray, về phía bắc Ông Đồn, trên lộ 333. Tới lúc này thì Bắc quân đã tung vào mặt trận Long Khánh 2 SĐ 6, và 7 chính qui BV. Đặc công CS cũng phá sập một cây cầu taị khu vực giao lộ giữa QL1 và TL332, cô lập hoàn toàn các đơn vị ta tại phía tây Lộ 332 với thị xã Xuân Lộc. 


Phiá Bắc Xuân Lộc, trên đường 20, các ấp xã dọc trục lộ đã bị Bắc quân chiếm đóng, đồng thời một tiền đồn ĐPQ về phía cực bắc Long Khánh, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng cũng bị địch tràn ngập. Tướng Đảo quyết định phản công với Trung Đoàn 52 trừ gồm hai tiểu đoàn bộ chiến, được tăng cường bởi Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh điều từ Tây Ninh qua. Chiến Đoàn 52 được lịnh hành quân khai thông QL20 đoạn từ Long Khánh tới Định Quán. Nhưng lực lượng này đã bị chận đứng bởi sức kháng cự dữ dội và hỏa lực pháo nặng của địch. Bắc quân cho tăng cưòng lực lượng tấn công tại mặt trận Long Khánh. Trung Đoàn 141, SĐ 7 chính qui BV, cùng Trung Đoàn 209 BV, tấn kích Định Quán. Trong lúc đó, Trung Đoàn 812, SĐ 6 chính qui BV tấn công tràn ngập quận Hoài Đức, Bình Tuy; hai trung đoàn còn lại của Sư Đoàn 6 Bắc quân, Trung Đoàn 33 và 274 tiến chiếm Gia Ray. Cứ điểm và là trạm quan sát của quân ta trên đỉnh núi Chứa Chan cao trên 2200 bộ cũng rơi vào tay các đơn vị thuộc SĐ 6 chính qui BV. Bắc quân bắt đầu nã trọng pháo vào thị xã Xuân Lộc. Tướng Toàn lập tức rút một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48 BB, về tăng viện cho mặt trận phía đông của QK3.


Hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 48 BB vẫn nằm án ngữ bảo vệ Gò Dầu Hạ. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 48BB đụng độ với một đơn vị cấp đại đội quân chính qui BV tại phía tây sông Vàm Cỏ Đông vào ngày 17 tháng Ba, giết chết 36 lính BV, tịch thu một số vũ khí và đan dược. Nhưng tiền đồn Cầu Khói, phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 351 ĐPQ, trên LTL 26, về phía bắc thị xã Tây Ninh đã bị Bắc quân tràn ngập. Tuyến phòng vệ ngoại vi của Tây Ninh và Hậu Nghĩa bắt đầu gãy vụn nhanh chóng sau khi Cầu Khói bị địch chiếm. Sau những trận mưa pháo dữ dội, Trung Đoàn Đặc Công 367, SĐ 5 chính qui BV tiến vào Đức Huệ ngày 21 tháng Ba, chiếm các vị trí tại phía tây nam của thị trấn trọng yếu Trảng Bàng trên QL1. Nếu Bắc quân chiếm được Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ và toàn vùng Tây Ninh sẽ bị cô lập. Bảo vệ cho mặt bắc của phi trường Tây ninh là một tiền đồn chính trên QL13. Ngày 22 tháng Ba, Bắc quân tấn công tràn ngập tiền đồn này. Quân trú phòng tại đây rút lui về một vị trí phòng thủ khác tại phía nam. Nhưng ngày 23, Công quân tiếp tục tấn công chiếm giữ vị trí này, như vậy chu vi phòng thủ tại khu vực bắc Tây Ninh chỉ còn trong phạm vi hạn hẹp 10 km chiều sâu.


Tại khu vực phía đông Tây Ninh, Bắc quân vẫn tiếp tục duy trì áp lực vào cứ điểm trọng yếu Khiêm Hạnh. Nằm ngay phía bắc Gò Dầu Hạ, Khiêm Hạnh là một cứ điểm quan trọng, với nhiệm vụ ngăn chặn các đơn vị Cộng quân tiếp cận QL1 từ phía bắc, cũng như chiếm Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Từ Trảng Bàng, QL1 là trục lộ giao thông nhanh chóng nhất đi qua Bộ Tư Lệnh SĐ 25 tại Củ Chi, và thẳng về phi cảng Tân Sơn Nhất của thủ đô Sàigòn. Ngày 23 tháng Ba, chiến xa và quân bộ chiến VNCH đã đụng độ với Bắc quân gần Trường Mít, phía tây bắc Khiêm Hạnh. Lực lượng địch vươt qua cứ điểm Cầu Khói trên đường 26, tràn xuống. Ngày 24 tháng Ba, những trận giao tranh đẫm máu đã diển ra với số thương vong nặng nề cho cả hai bên. Tiểu Đoàn 3,Trung Đoàn 7, SĐ 5 BB, tăng phái cho SĐ 25 BB, đã thiệt hạ i hơn 400 người, vừa chết, bị thương và mất tích. Riêng lực lượng tấn kich, Trung Đoàn 271, thuộc SĐ 9 chính qui BV đã tổn thất nặng nề, với hơn 200 xác bỏ lại chiến trường. Hỏa lực của pháo binh và chiến xa địch bắn rất dữ dội. Trung Đoàn 271 Bắc quân được tăng cường Trung Đoàn 42 Pháo Binh BV, với các sơn pháo 85ly và 122mm, cùng một tiểu đoàn pháo cao xạ 37-ly bắn trực xạ yểm trợ chiến trường. Để đề phòng địch quân đánh bọc sườn các vị trí dọc hành lang sông Sàigòn, Tướng Toàn cho điều Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 7 BB về tăng cường phòng thủ căn cứ Rạch Bắp, phía tây khu Tam Giác Sắt. Tướng Toàn cũng yêu cầu Bộ TTM tăng phái một Lữ Đoàn Dù để phản công tái chiếm Trường Mít, nhưng Bộ TTM từ chối vì không thể tăng phái đơn vị tỗng trừ bị cuối cùng này cho QĐ 3 đuợc trong khi Tướng Toàn vẫn còn một số đơn vị trừ bị trong tay. Ngày 25 và 26 tháng Ba, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh cùng với các đơn vị thuộc SĐ 25BB, mỡ những cuộc phản công nhắm vào Trung Đoàn 271 chính qui BV tại Trường Mít, đã đánh bật Bắc quân ra khỏi khu vực này, và gây thiệt hại nặng nề cho địch. Tướng Toàn cho điều Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 48, SĐ 18BB, cùng 2 tiểu đoàn bộ chiến tới Khiêm Hạnh để tăng cường phòng thủ cứ điểm này.


Ngày 24 tháng Ba, trong lúc cuộc triệt thoái khỏi Bình Long của QĐ3 đang tiến hành thì lực lượng Cộng quân thuộc 2 SĐ 9 và 341 chính qui BV, được sự yểm trợ của một thiết đoàn tăng T54, tấn kích Chơn Thành. Liên Đoàn 31 và 32 Biệt Động Quân, với sự yểm trợ của Không Quân, đã đẩy lui Bắc quân, bắn cháy 7 chiến xa địch. Ngày 26 tháng Ba, SĐ 341 BV lại mỡ cuộc tấn công vào Chơn Thành nhằm thu hồi những T54 bị bắn cháy, nhưng BĐQ, một lần nữa lại đẩy lui quân địch. Ngày 27 tháng Ba, cuộc di tãn khỏi An Lộc, Bình Long hoàn tất; BĐQ vẫn nằm án ngữ bảo vệ Chơn Thành. Ngày 31 tháng Ba, SĐ 341Bắc quân, được tăng cường bởi Trung Đoàn 273 chính qui độc lập, tấn công dữ dội vào cứ điểm này. Sau khi dập hơn 3000 quả pháo vào Chơn Thành, Băc quân với sự yểm trợ của một thiết đoàn chiến xa, đã ào ạt tràn vào Chơn Thành. Nhưng lính Mũ Nâu lại một lần nữa, đánh bật lực lượng tấn kích của Cộng quân, bắn cháy thêm 11 T54. Để bảo toàn lực lượng chiến đấu của 2 LĐ BĐQ sẽ rất cần thiết cho những trận giao tranh sắp tới, Bộ Tư Lệnh QĐ 3 quyết định rút BĐQ ra khỏi cứ điểm Chơn Thành. Ngày 31 tháng Ba, Không Quân với 52 phi xuất đã oanh kích, bắn phá dữ dội khu vực đóng quân của SĐ 341, sư đoàn Bắc quân đã tả tơi trong những trận đọ sức đẫm máu với Biệt Động Quân, để các trực thăng có thể bốc toàn bộ Liên Đoàn 32 BĐQ ra khỏi Chơn Thành về tăng cường cho một điểm nóng khác, Khiêm Hạnh, Tây Ninh. Đêm 31 tháng Ba, 3-tiểu-đoàn thuộc Liên Đoàn 31BĐQ và một tiểu đoàn ĐPQ còn lại rút khỏi Chơn Thành về Bầu Bàng và Lai Khê; cùng rút theo họ là các đơn vị pháo và các chi đoàn chiến xa M41. Tới lúc này thì tuyến phòng ngự mặt bắc của Sàigòn chỉ còn cách Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB đóng tại Lai Khê, chừng 14 km về phía bắc. Áp lực của các sư đoàn Bắc quân càng lúc càng đè nặng quanh thủ đô Sàigòn, và các tuyến tiếp vận, liên lạc trọng yếu với lực lượng phòng thủ ngoại vi đã bị đe dọa nghiêm trọng. 


Vấp phải sự kháng cự và phản kích quyết liệt của quân miền Nam tại Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long và Long Khánh, Bắc quân buộc phải rút lui để chấn chỉnh đội ngũ. Lợi dụng sự tạm lắng của chiến trường trong tuần lể đầu tháng Tư, quân miền Nam lo tái tổ chức và tái phối trí các đơn vị đã tả tơi trong chiến trận, triệt thoái về từ QK1 và 2, để sẵn sàng cho những cuộc giao tranh sắp tới với Bắc quân. Ngày 1 tháng Tư, Tướng Toàn cho trả 2 tiểu đoàn cùng Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 48 BB từ Tây Ninh về lại SĐ 18BB. Trung Đoàn 48 BB di chuyễn tới thị xã Xuân Lộc. Một tiểu đoàn của Trung Đoàn này được tăng phái cho thị xã Hàm Tân, thành phố nằm trên vùng duyên hải của tỉnh Bình Tuy, để bảo vệ an ninh cho thành phố cảng này, trong lúc hàng trăm ngàn dân tỵ nạn từ phía bắc đang tràn về. Khoãng 500 binh sĩ sống sót của SĐ 2BB từ QK1 di tản về sẽ được tái phối trí và trang bị để thay thế tiểu đoàn thuộc SĐ 18BB, bảo vệ Hàm Tân. 

Trong lúc đó, Trung Đoàn 52, SĐ 18BB, tiến quân trên QL20, phía nam Định Quán đã đụng nặng với lực lượng Bắc quân, giết chết 50 lính BV. Trung đoàn còn lại của SĐ18BB, tấn công về phía đông dọc theo QL1, gần Xuân Lộc cũng đụng độ với một lực lượng lớn của Bắc quân đang có mặt tại đây. Tướng Toàn cho trả Trung Đoàn 7BB đang phụ trách hành quân tại khu vực QL1 gần Gò Dầu Hạ về cho SĐ 5BB tại Lai Khê. Như vậy chỉ còn các đơn vị thuộc SĐ 25BB, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, BĐQ, và ĐPQ phụ trách việc phòng thủ, bảo vệ Tây Ninh cùng các tuyến tiếp vận liên lạc trọng yếu trong vùng. 


Bị choáng váng bởi việc triệt thoái hổn loạn các lực lượng chính qui và diện điạ tại QK1 và QK2; bị đè nặng bởi hoang mang do những trận ác chiến bùng nổ trong ngay trong phạm vi an toàn của thủ đô Sàigòn, cộng thêm vào sự mờ mịt về tin tức khả tín liên quan đến tình trạng của các đơn vị di tản hay tan rả, và nhất là nổi âu lo cho những thảm kịch cuả cá nhân hay của gia đình đã đè nặng lên tâm trí các sĩ quan tham mưu trong Bộ Tỗng Tham Mưu tại Sàigòn, khiến họ gần như bị tê liệt, không phản ứng được gì cho tới giờ phút chót. Mãi tới ngày 27 tháng Ba, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tỗng Cục Trưởng Tỗng Cục Tiếp Vận, Bộ TTM, và Đại Tướng Viên, Tỗng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, mới chấp thuận kế hoạch tái tổ chức và phối trí lại các lực lượng quân sự di tản về từ Vùng 1 và 2 Chiến Thuật, bao gồm cả nhu cầu cấp bách thay thế các chiến cụ, trang bị, quân trang, quân dụng bị hư hỏng, thiệt hại trong chiến đấu. 


Ngày 2 tháng Tư, những thành phần sống sót của SĐ TQLC được đổ xuống Vũng Tàu. Tướng Lân, Tư Lệnh SĐ cho toàn bộ đơn vị di chuyễn về hậu cứ của Tiểu Đoàn 4 TQLC để tái tổ chức và trang bị. Trong tỗng số 12000 binh sĩ TQLC được phối trí tại chiến trường QK1, chỉ còn lại khoãng 4000 là về đến Vũng Tàu. Các khí cụ, quân trang, quân dụng cần thiết cho việc tái trang bị lại SĐ TQLC có sẵn tại tỗng kho Long Bình, nhưng vấn đề chuyễn vận rất khó khăn. Một vấn đề quan trọng khác là sự thiếu hụt trầm trọng cấp chỉ huy cho các tiểu đoàn bộ chiến. Năm Tiểu Đoàn Trưởng và khoãng 40 Đại Đội Trưởng TQLC đã tử trận trong các cuộc giao tranh trong hai tháng Ba và tháng Tư. Tuy vậy việc tái tổ chức và phối trí SĐ TQLC được tiến hành rất nhanh. Một Lữ Đoàn gồm ba tiểu đoàn bộ chiến và một tiểu đoàn pháo binh đã sẵn sàng để nhận trang bị chỉ trong vòng ba ngày. Mười ngày sau đó, thêm một Lữ Đoàn nữa được tái tổ chức và trang bị.


Trong lúc đó, vào ngày 1 tháng Tư, việc di tản khỏi Nha Trang chấm dứt, khi quân chính qui BV chiếm Cảng Nha Trang. Việc di tản tại Cam Ranh vẫn được tiếp tục. Sâu về phía nam, căn cứ Không Quân Phan Rang dưới áp lực nặng nề của địch đã bắt đầu di tản, dù SĐ 6KQ tại đây vẫn tiếp tục các hoạt động hành quân giới hạn. Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của QĐ3/QK3 được thành lập tại Phan Rang, đặt dưới quyền trách nhiệm của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cựu Tư Lệnh QĐ4/QK4, và ngày 7 tháng Tư, Lữ Đoàn 2 Dù được không vận ra Phan Rang để tăng cường tuyến phòng thủ từ xa này. Ngày 9 tháng Tư, LĐ Dù di chuyễn ra Du Long, phía bắc Phan Rang trên đường số 1 để chặn đánh SĐ 10 Bắc quân đang ào ạt từ Cam Ranh tiến vào. Ngày 14 và 15 tháng Tư, SĐ 10 BV được sự yễm trợ của Trung Đoàn Pháo Binh 689, và chiến xa T54 đã tấn công phi trường Phan Rang cùng các cứ điểm phòng thũ khác của quân ta tại Phan Rang. Lực lượng phòng vệ Phan Rang gồm hai tiểu đoàn của LĐ 2 Dù, Liên Đoàn 33 BĐQ, hai trung đoàn trừ vừa được tái phối trí của SĐ 2BB, SĐ 6KQ và một số thiết quân vận M113 đã chống trả quyết liệt, đánh lui nhiều đợt xung phong của địch. Bắc quân tiếp tục tăng cường lực lượng quyết dứt điểm phi trường Phan Rang. Đến ngày 16 tháng Tư, Phan Rang thất thủ. Tướng Nghi, Tư Lệnh Mặt Trận Phan Rang, Tướng Sang Tư Lệnh SĐ 6KQ và một số sĩ quan cao cấp khác đã lọt vào tay địch. Phan Thiết, thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm về phía tây nam Phan Rang cũng bị địch tấn công dữ dội. Mặc dầu ba tiểu đoàn ĐPQ và 20-trung đội Nghĩa Quân Tiểu Khu Bình Thuận đã chống trả thật kiên cường dũng cảm, nhưng không thể nào ngăn chặn được môt lực lượng lớn quân chính qui BV tràn xuống từ vùng núi đồi phía bắc. Ngày 12 tháng Tư, Phan Thiết bị tràn ngập!

nguồn : mạng

                               




No comments:

Post a Comment