Wednesday, April 30, 2025

 ĐẤT ÔM ANH ĐƯA VỀ CỘI NGUỒN.

Mỗi năm cứ vào dịp 30/4, tôi, Khang (Không quân) và Trung (Bộ binh) rủ nhau đi thắp nhang ở Nghĩa trang Quân đội Biên hoà (năm 2006 đổi tên thành Nghĩa trang nhân dân Bình An). Trước tiên chúng tôi thắp nhang ở Nghĩa dũng đài, sau đó thắp nhang từng khu mộ đặt tên theo mẫu tự (năm sau thắp nhang ở khu mộ khác). Năm nay, tôi điện Khang và Trung đều từ chối vì bận, tôi rủ đứa em tên Kim, chẳng liên quan "bên thua cuộc" nhưng sẵn lòng đi viếng.
Sở dĩ tôi nặng lòng với các anh đã nằm xuống tại nghĩa trang này, vì tôi có hai ngày gác linh cữu Châu Minh Nhạn, bạn đồng khóa 3/72 Thủ Đức. Số là tháng 11/1972, khóa 3/72 dừng huấn luyện, đi về các chi khu tuyên tuyền Hiệp định Paris. Nhạn về một chi khu ở miền Tây, bị du kích phục kích, bắn chết. Tôi và các bạn chờ chuyển sang Không quân lên Nghĩa trang gác linh cữu Nhạn trong 2 ngày. Hai người bồng súng đứng ở đầu hòm gác 1 tiếng. Sau giờ gác, tôi tò mò đi xem "quy trình công nghệ chôn cất tử sĩ": Kế khu tử sĩ đường (nơi quàn các quan tài) có sân đáp trực thăng. Hôm đó đầu tháng 12/1972, chiếc trực thăng tải thương chở 4 tử sĩ từ Hậu nghĩa về đáp xuống. Tôi ra xem, 4 xác được quấn poncho, buộc vào băng ca bằng dây dù. Xác bị sình như đòn bánh tét, chỗ nào buộc dây dù thì lõm xuống. Khi trực thăng cất lên, tôi thấy nó sơn màu trắng có 4 chữ thập đỏ ở trước mũi, ở hai bên hông và dưới bụng. Không biết Phạm Duy có chứng kiến cảnh này không mà ông viết rất hình tượng "Trên trực thăng sơn màu tang trắng", "poncho buồn liệm kín hồn anh".
4 tử sĩ được đưa vô phòng rửa xác. Lính nghĩa trang dùng kéo cắt quân phục, vì nó bó chặt thi hài, họ dùng chất tẩy compound, xịt nước vào nổi bọt giống bọt tuyết rửa xe. Thi hài trần truồng, sứt mẻ nhiều phần thi thể. Trung úy chỉ huy Liên đội chung sự cho biết, năm 1967 có quân y may vá chỗ mất trên cơ thể cho thân nhân bớt đau lòng, nhưng từ "Mùa hè đỏ lửa 1972" đến nay tử sĩ nhiều quá, mất đâu để vậy người ơi!
Sau rửa, xác tử sĩ được bỏ trong túi ngủ cho vào ngăn lạnh bảo quản, khi thân nhân đến đem ra tẩn liệm. Nghi thức an táng có 6 anh lính bồng súng đi hai bên ra tới huyệt, bắn chỉ thiêng 6 phát đạn. Đầu tháng 12/1972, các trận Bình Long, Kontum, Quảng Trị "mùa hè đỏ lửa" đã xong, nhưng tử sĩ vẫn đông và rất trẻ, hầu hết sinh 1954, tức 18 tuổi. Có quan tài để chân dung một cô gái, trung úy chỉ huy liên đội chung sự kể, lính tẩn liệm tìm trong bóp tử sĩ không có hình anh, mà chỉ có hình người yêu mới đem để trên đầu hòm.
VNCH tôn trọng tâm linh, nghi thức tống táng hơi bị thê lương. Bên phải khu nhà quàn có khoảng 60 quan tài tử sĩ đạo Phật, bên trái khoảng 40 quan tài tử sĩ Công giáo. Vị Linh mục cầm tô nước và một bông hồng trắng rải nước thánh lên đầu hòm và đọc kinh, hết 40 hòm chừng 40 phút. Trong khi đó, hòa thượng Thích Thanh Bối đọc kinh cúng cơm cho từng quan tài, dù đã "nhận lớp trích đoạn" mỗi quan tài chỉ mất 3 phút, 60 quan tài mất 3 tiếng, cúng cơm sáng và chiều mất 6 tiếng. Hòa thượng Thích Thanh Bối đã cúng cơm cho cả chục ngàn tử sĩ!
Có mục kích thi hài không toàn vẹn của tử sĩ mới biết đau lòng cho những người đã nằm xuống
All reactions:
Thang Lee, Nguyễn Thành Liêm and 968 others
93 comments
33 shares
Like
Comment
Share
Tri Phan
Lần sau a Ba đi hú em ❤️❤️❤️
  • Like
  • Reply
3
  • Like
  • Reply
2
Hà Duy Đức
Cám ơn huynh trưởng!❤️❤️
  • Like
  • Reply
3
Hai Tran
Họ cho vô có xét hỏi gì không anh?
  • Like
  • Reply
2
Kiem Mai Ba replied
 
3 Replies
Thiên Việt
Chuyện buồn
  • Like
  • Reply
Vu Trong Phong
Việc làm đáng trân trọng .
  • Like
  • Reply
3
Hưng Nguyen
Việc làm đáng trân trọng
  • Like
  • Reply
6
Thuan Huu
Những ký ức buồn 🥲
  • Like
  • Reply
2
Lien Quach
Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên.
Đất ôm anh gói trọn hình hài...
Xin người nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang...… 
See more
  • Like
  • Reply
  • Edited
15
Thiên Đồng replied
 
7 Replies
5h
Thu Levan
Thật khâm phục và ngưỡng mộ anh Kiem mai Ba.
  • Like
  • Reply
10