Sunday, July 6, 2025

  TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TẠI QUẬN DẦU TIẾNG TRƯỚC NGÀY ĐẠI NẠN CỦA TRUNG ĐOÀN 7

ĐÂY LÀ MỘT VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH DO THIẾU PHỐI HỢP GIỮA  CÁC ĐV TRONG LÚC HQ, ĐƯỢC NÓI ĐẾN TRONG BÀI NÀY. 


ĐỒN ĐIỀN CAO SU MICHELIN TẠI QUẬN DẦU 
TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG, ẢNH TRÊN VÀ 3 ẢNH DƯỚI. 






XÁC LÍNH MỸ NẰM TRÊN ĐƯỜNG RỪNG,
 GẦN ẤP NHÀ MÁT NGÀY 5/12/1965.
Xác lính VNCH đưa xuống căn cứ Lai Khê

LAO ĐỘNG VN TẠI CĂN CỨ LAI KHÊ 
THỜI CÒN QUÂN MỸ
CESSNA O-1 (L-19) LÀ BẠN THÂN 
CỦA  ĐV BỘ BINH, NHƯ TRONG BÀI VIẾT, VÌ NÓ SẼ ĐÁNH DẤU MỤC TIÊU TRƯỚC KHI MÁY BAY ĐÁNH BOM.

CHIẾC NÀY CÓ LẼ ĐÃ 40 TUỔI VÌ NÓ SẢN XUẤT TỪ 1950-59, NGHĨA LÀ NÓ RA ĐỜI TRƯỚC NHIỀU NGƯỜI ĐỌC BÀI NÀY. 

NHÂN VIÊN KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU CỦA 
TĐ 2/28 THUỘC SĐ 1 BỘ BINH MỸ TẠI SÂN BAY
 DẦU TIẾNG GỌI MÁY BAY ĐỂ BỐC QUÂN



 Lời nói đầu: Vì thắc mắc về việc tại sao liên quân Việt-Mỹ hoàn toàn không hay biết gì hết về tình hình VC đến nỗi: dù Trung đoàn 7 sđ 5 bộ binh VNCH mở cuộc HQ với 4 TĐ bộ binh (trong đó có 1 TĐ BĐQ), 1 pháo đội, và 1 chi đoàn M-113 nhưng rạng sáng ngày 27/11 lại bị 1 trung đoàn tăng cường của csbv tấn công ồ ạt ngay nơi đóng quân qua đêm nên tôi đã vào quân sử chính thức của Mỹ để tìm hiểu. 
Hóa ra trước đó -- ngày 14/11, lữ đoàn 3 sđ 1 bộ binh Mỹ đã tổ chức 1 cuộc HQ gồm 3 TĐ bộ binh, 1 TĐ pháo, và 1 chi đoàn M-113 vào khu vực này. Sau sáu ngày HQ, ko tìm thấy địch, ngày 20/11, họ rút về căn cứ Lai Khê bằng đường bộ và trực thăng: đoàn xe đi bằng đường bộ gồm nhiều đv đã bị phục kích lúc 1820 cùng ngày tại làng Trung Lợi nằm trên tỉnh lộ (TL) 239, cách QL-13 tám km. Gunship và máy bay đã bắn phá và ném bom xăng đặc vào lề phía đông nam của TL 239. Lúc 2000, đoàn xe tiếp tục lên đường. 
Trung đoàn 7 sđ 5 bộ binh bị thiệt hại nặng là do ko nắm vững tình hình địch, nhưng quan trọng nhứt là có nội tuyến. Theo chuẩn úy Nguyễn văn Khôi, tiền sát viên của TĐ 2/7: Pháo đội 4 khẩu 105 ly chỉ huy bởi đại úy Giỏi, tiểu đoàn phó của TĐ 5 pháo binh đi theo BCH trung đoàn, cũng chẳng làm gì được vì bị đánh đặc công, nên ko thể tác xạ hiệu quả. 
Theo ông Triệu Vũ thuộc đại đội quân nhu sđ 5 thì lúc thu nhặt xác chết của trung đoàn 7, ông đã thấy nhiều xác VC nằm xen kẽ: chuyện cũng đúng thôi vì lúc đó quân hai bên đã "trộn chấu" nên lúc đó chỉ dựa vào kỹ thuật tác chiến của cá nhân. Theo ông, ngoài 300 túi đựng xác và 100 poncho -- vì hết túi đựng xác và poncho, đại đội phải khiêng các xác đã phân hủy (đã 2 ngày ngoài trời nắng) lên xe tải để sau đó bỏ lên máy bay C-47 ở sân bay Dầu Tiếng chở về SG. Vậy số chết phải trên 400. Ông còn cho biết VC mặc đồ bà ba đen, quần cụt (trong khi quân CSBV ở Bình Giả -- mặc đồ kaki chính quy). Vì VC ở Dầu Tiếng sợ liên quân Việt-Mỹ truy kích (vì có cả lữ đoàn 3 sđ 1 Mỹ đóng ở Lai Khê cách đó khoảng 30 km đường chim bay) nên họ buộc phải rút lui nhanh chóng. Trong khi ở trận Bình Giả, chưa có sư đoàn Mỹ nào ở VN, mà chỉ có các đại đội trực thăng không vận  hay các phi đội Skyraider của Mỹ ở Cần Thơ, Vĩnh Long, SG, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Pleiku, Đà Nẳng, v.v... Do vậy 2 trung đoàn của sđ 9 CSBV đã có thể "tung hoành" chiến đấu (mà ko sợ truy kích bởi các đv Mỹ đóng gần đó) trên 1 mặt trận dài mấy chục km; và kéo dài gần 1 tháng vì họ tấn công Bình Gỉa kể từ đêm 4-5/11/1964 và chấm dứt ngày 1/1/1965. 

Sau đây là phần chuyển ngữ.
...

TRẬN TRUNG LỢI

Sđ 1 bộ binh Mỹ đã đụng độ lần 2 với 1 đv của sđ 9 csbv trong 1 tuần sau đó, trong HQ Bushmaster I. Dựa trên thông tin rằng VC xuất hiện ở đồn điền Michelin, các TL của nam VN và Mỹ ra lịnh lục soát khu vực. Phía Mỹ, ĐT Brodbeck của lữ đoàn (LĐ) 3 dùng TĐ 1/16, TĐ 1/28, TĐ 2/28, và TĐ 2/33 pháo binh, nhưng ngay cả đến ngày 13/11, tướng Seaman, TL của sđ 1 vẫn chưa quyết định. Công việc xây dựng 1 cầu quan trọng bắt qua Suối Bột trên Đường 239 gần rìa (fringe) phía đông của đồn điền chưa xong dù hạn chót là 13/11. Khi sđ 5 VNCH bảo đảm với ông rằng nhịp cầu sẽ sửa sáng ngày sau đó, ông quyết định phát động HQ.  (Nói thêm: Sđ 1 bộ binh Mỹ với phù hiệu số 1 đỏ, có biệt danh "Anh Cả Đỏ" (Big Red One), viết tắt là BRO -- ND).                         


Theo kế hoạch, sẽ ném bom dữ dội vào phía nam đồn điền ngày 14/11. Một lát sau đó, TĐ 2/28 và TĐ 2/33 pháo sẽ di chuyển bằng xe từ Lai Khê đến Chơn Thành trên QL-13 và quẹo trái hướng về đồn điền trên đường 239. Trong khi đó TĐ 1/16 và 1/28 được trực thăng vận tới đông nam của đồn điền. Lúc đầu, ngày 14/11, hai TĐ sẽ lục soát từ đông sang tây theo từng giai đoạn của kế hoạch, trong khi TĐ 2/28 sẽ là lực lượng án ngữ. Trong ngày thứ ba của kế hoạch, 3 TĐ sẽ hướng về tây bắc tới 1 vạch chỉ định gần sân bay Dầu Tiếng

HQ hầu như chậm trễ ngay từ đầu, nhưng sau đó kế hoạch thay đổi chút ít nên họ cũng tới khu vực chỉ định. Sau khi lục soát, kết quả ko như mong đợi. Ngày 20/11, họ có lịnh trở về căn cứ. TĐ 1/16 về Lai Khê bằng trực thăng, nhưng các đv khác, bao gồm TĐ 2/28, chỉ huy bởi trung tá George Eyster, sẽ đi bằng xe. 

Quân của Eyster rời khu vực từng đại đội (đ.đ.). Đầu tiên là đ.đ. B, sẽ hộ tống 1 trong các pháo đội tới 1 nơi mà họ có thể yểm trợ cho các đv di chuyển theo QL-13 tới Chơn thành. Họ sẽ bảo vệ pháo đội này.

Kế đó đ.đ. A ngồi trên các M-113 của chi đoàn 1/4 thiết kỵ, họ sẽ đi về phía đông trên đường 239 tới Chơn Thành và quẹo phải theo QL-13 về Lai Khê. Đ.đ. C đi sau cùng với BCH TĐ trừ Eyster bay trực thăng về Lai khê để họp. Cũng có mặt là pháo đội B của TĐ 2/33 pháo, và TĐ trưởng của TĐ này, trung tá Frank Tims -- chỉ huy đoàn xe. Xui xẻo thay cho Tims và đoàn xe, khi cơn mưa lớn cuối mùa bắt đầu rơi xuống và chẳng bao lâu đường 239 ko thể dùng. Sau đó (before long), đoàn xe lún sâu trong bùn và di chuyển chưa tới 100 mét 1 giờ. Vì nghĩ rằng ko thể tới Chơn thành trước trời tối, Tims định chọn 1 nơi để qua đêm. Vì ko thể chọn 1 nơi thích hợp ông quyết di chuyển dù mưa và bùn.

Với đoàn xe kéo dài 3 km, lúc 1820 họ tới gần ấp Trung Lợi (nằm 2 bên đường) và cách QL-13 khoảng 8 km. Hai trung đội của đ.đ. C, trong đó có Tims, dẫn đầu đoàn xe. Khi thấy 1 lính địch từ đường phóng vào rừng, 1 trung sĩ của trung đội đi đầu nổ súng và giết y. Từ lúc đó, các thành phần đi đầu đoàn xe bị bắn bằng súng nhỏ từ 2 bên đường. Theo lịnh Tims, 2 trung đội đi đầu xuống xe, lập chu vi phòng thủ, và bắn trả. Trong 20 phút kế, cuộc tấn công kéo dài tới giữa đoàn xe. Súng liên thanh và súng nhỏ từ 2 bên quét vào đoàn xe, chưa kể lựu đạn của địch, khiến 1 số lính Mỹ bị cầm chân. Trung đội cối của đ.đ. C đã dựng cao nòng súng để đạn rơi trong vòng 20 đến 30 m từ mép đường. Khi 1 khẩu SKZ của địch, sau này biết là của TĐ 4/272 csbv, bắn từ bờ đông của đường tới khẩu cối và BCH của đ.đ. C, quân Mỹ đã bắn trả, giết các xạ thủ này và các xạ thủ khác vừa đến vị trí này. Nhưng quân Mỹ hết đạn. Trong khi đó, 1 tổ súng skz thứ 3 lại xuất hiện, bắn quân Mỹ. VC cũng bắt đầu bắn quân Mỹ bằng cối và B-40.

Vào lúc đó, cứu viện đã tới. Gunship bắn từ tây sang đông vào cạnh đông nam của đường 239, nơi mà phần lớn địch trú ẩn. Kế đó, gunship lùa quân tấn công từ hầm hố của họ ra đường để hứng đạn của đoàn xe. Gunship rời vùng sau 10 phút, nhưng các oanh tạc cơ có mặt và ném bom xăng-đặc xuống phía đông nam của con đường. Pháo binh Việt Mỹ tập trung bắn phá vào phía đối diện của con đường. 

Lúc 1900, quân Mỹ đẩy lui phục kích và lúc 2000, đoàn xe lại di chuyển. Lúc 2115, họ đi qua điểm phục kích và tới Chơn Thành 45 phút sau. Hai ngày kế, 21 và 22/11, TĐ của Eyster tới Lai Khê và HQ Bushmaster 1 chấm dứt. Tổng kết, VC giết 6 lính Mỹ, làm bị thương 38, làm hư 6 xe. Ước lượng khoảng 40 tới 142 địch chết.

Nhiều năm sau đó, tướng Seaman nhận xét, trừ phục kích ở Trung Lợi, HQ Bushmaster 1 ko mang đến một lợi ích nào cả (didn't amount to a hill of beans). Tuy nhiên, 1 ý niệm HQ giá trị khác đã xuất hiện. Theo Seaman, việc xử dụng đồng loạt phi pháo và gunship chỉ tạo rắc rối mà thôi.  Khi một máy bay tới nơi, một tiền sát viên ngồi trên Cessna 0-1 sẽ mô tả mục tiêu, chỉ dẫn hướng tấn công (attack heading), và cung cấp dữ kiện về pháo binh trong khu vực. Với thông tin này, một tiền sát viên của bộ binh sẽ đánh dấu vị trí bạn bằng cách tung lựu đạn khói. Khi đã nhận dạng quân bạn, chiếc Cessna sẽ đánh đấu vị trí địch bằng hỏa tiển khói và chỉ dẫn máy bay đánh bom. 

Tuy nhiên việc đánh bom có thể dễ dàng cắt ngang đường đi của trực thăng tải thương, chở quân, và gunship đang yểm trợ quân bạn. Thả bom quá sớm có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho quân bạn và dân thường. Cũng như vậy, đạn pháo binh có thể gây thiệt hại cho gunship và oanh tạc cơ, chưa kể làm rơi máy bay (xem chú thích số 2 ở dưới). Dựa trên kinh nghiệm ở Trung Lợi, các sĩ quan của trung tâm phối hợp hỏa lực của sđ 1 phát triển 1 phương thức: chỉ định khu vực cho phi pháo và gunship. Từ ngày áp dụng, đã ko xảy ra những vấn đề như vừa kể.

HQ của Mỹ dọc QL-13 và tiến về phía tây tới đồn điền Michelin tiếp tục tới tháng 12/1965, vào lúc này trận đánh đáng kể nhất của tháng 12 trong cả QK-3 đã xảy ra--trận Ấp Nhà Mát. Cũng như ở Bầu Bàng, trận này xuất phát từ việc yểm trợ của Mỹ đối với một HQ của quân nam VN. Vì trong những giờ đầu của ngày 27/11, trung đoàn 271 và 273 tấn công các thành phần của trung đoàn 7 sđ 5 gần đồn điền Michelin. Theo tướng TL của sđ 1 Mỹ, VC hầu như đã quét sạch trung đoàn 7. Để đáp trả, ông ra lịnh lữ đoàn 3, với 2 TĐ và pháo binh, tiến vào và bảo vệ trung đoàn này trong khi họ tập hợp lực lượng
Dịch từ: trang 84 - 88 của quyển Stemming the Tide, May 1965 - October 1966. 

CHÚ THÍCH: 

1/ Căn cứ Dầu Tiếng (DT) còn gọi là trại Rainer, được lập tháng 10/1966, trú đóng bởi 3 tđ của lữ đoàn 3 sđ 4 bộ binh Mỹ từ 12/66 đến 6/67. Nghĩa là khi xảy ra cuộc tàn sát trung đoàn 7, chưa có quân Mỹ tại đây. Sđ này là 1 trong hai sđ đã đến VN trong năm 1965. 

2/ Một vận tải cơ Caribou 2 động cơ của Mỹ rơi sau khi trúng đạn pháo binh Mỹ gần thị xã Quảng ngải, hình ở đầu bài. Pháo binh Mỹ bắn lầm máy bay chở đầy đạn này, khi nó bay ngang đường đạn của pháo binh khi định đáp xuống trại LLĐB Đức Phổ. Ba phi hành đoàn tử nạn. Chụp bởi phóng viên Hiromichi Mine khi ông dự HQ Hood River tại Quảng Ngải từ 2 - 13/8/1967, tiến hành bởi lữ đoàn 1, sđ 101 Dù. Máy bay lúc đó định đáp xuống căn cứ 121, gần Hà Thanh, khoảng 15 km tây của thị xã Quảng ngải. Mặc dù có lịnh ngừng bắn, nhưng pháo đội ko nhận được tin; hậu quả: Caribou bay vào đường đạn của 155 ly. Phần thân sau và cánh đuôi nổ tung. Phi hành đoàn gồm 2 đại úy và trung sĩ cơ khí tử nạn. 

SJ ngày 6/7/2025

Tài Trần



No comments:

Post a Comment