NHẢY ĐÊM XUỐNG ĐIỆN BIÊN PHỦ -TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH DÙ BỊ BẮT BỞI VIỆT MINH.
Hồi ký của Pierre Fauroux, trưởng ban 3 của TĐ 2 của trung đoàn 1 Dù xung kích.
...
"Vào mùa xuân 1953 chánh phủ Pháp đã quyết định tìm kiếm 1 cách danh dự để thoát khỏi cuộc chiến đã khiến họ sa lầy. Vì ko thể đạt được chiến thắng với Việt Minh (VM), được hỗ trợ bởi Liên Xô (LX) và Trung Cộng (TC), chánh phủ đã chỉ định một tổng tư lịnh (TL) mới và giao ông nhiệm vụ tăng cường quân đội Pháp-Việt. Chánh phủ cũng tiến hành 1 loạt các sáng kiến ngoại giao nhằm mục đích đạt được 1 giải pháp cho cuộc chiến.
Vị tổng TL mới, tướng Henri Navarre, được giao 1 nhiệm vụ bao gồm trong khi giữ chân các sđ Việt Minh tại châu thổ Sông Hồng, ông phát động những cuộc HQ chính xác vào trung tâm của khu vực tiếp tế của họ và những khu vực đầy CS ở giữa của An nam (tên gọi thời Pháp thuộc đối với miền trung của VN) và tổ chức 1 cuộc tấn công lớn yểm trợ bởi đổ bộ bằng tàu vào vùng duyên hải này.
Navarre thay thế tướng Raoul Salan, đã ở Đông Dương từ 1948. TL ở bắc VN là trung tướng Francois de Linarès, sắp trở về Pháp. Người sẽ thế ông là thiếu tướng René Cogny, đã ở Đông Dương, và 1 trong rất ít sĩ quan cao cấp quan tâm đến công việc. Trước khi về Pháp, Linarès, một đồng khóa của Navarre ở trường võ bị Saint Cyr (tương đương West Point của Mỹ), đã cảnh báo với Navarre rằng Cogny ko thích hợp và ko sẵn sàng cho công việc này (TL quân Pháp ở bắc VN). Chính Cogny đã khuyên Navarre chọn lựa Điên Biên Phủ (ĐBP), dù sau đó Cogny đã chối điều đó và đã chống đối việc gửi viện quân từ châu thổ Sông Hồng.
Ngay khi Navarre nắm quyền, vấn đề trước mắt (immediate) của ông là bắc Lào. Nếu VM đã xâm nhập khu vực này từ Thung lũng Sông Cửu Long và từ Trung Lào, họ sẽ đe dọa tất cả phần phía nam của Đông Dương. Nếu ko bảo vệ vùng bắc Lào sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận 1 tai họa lớn trong vài tháng. Do vậy Pháp đã quyết định tái chiếm Điện Biên Phủ, một giao điểm của những con đường di chuyển và 1 vị trí chiến lược mà quân Pháp đã chiếm đóng nhiều lần từ đầu thế kỷ. (Do vậy ở đó đã có 1 sân bay nhỏ của quân Nhật từ đệ nhị thế chiến-- ND). Lần này Pháp sẽ chiếm ĐBP bằng cách không vận.
TĐ 2 Dù, đang HQ ở đồng bằng Bắc bộ gần vùng "Bảy Chùa" (gần Chí Linh, nửa đường từ Hà Nội đi Hải Phòng) nơi chúng tôi được lịnh lập tức trở về Hà Nội. Chúng tôi biết điều gì quan trọng xảy ra. Vì làm ban 3, tôi đi họp với thiếu tá Bréchignac TĐ trưởng. Tôi được biết một cuộc HQ không vận có tên Castor (hải ly) sẽ đưa chúng tôi đến giữa ĐBP. Mọi sĩ quan có mặt đều cảm thấy sảng khoái. Ít nhứt chúng tôi có thể đối mặt với quân đội VM, và chúng tôi đã tin tưởng rằng chúng tôi có thể đánh gục họ (knockout blow). (Vì trước giờ mỗi khi quân Pháp HQ, VM thường né tránh đụng độ -- ND).
Khu vực bãi thả là một lòng chảo theo chiều nam bắc, với cao độ trung bình từ 500 đến 700 m. Bao quanh lòng chảo là những đồi phủ đầy rừng, trong đó có 1 đường băng. Chiều dài lòng chảo khoảng 14 km, và chiều ngang từ 3 đến 5 km.
Giai đoạn đầu của HQ gồm 3 thành phần. BCH Quân Dù dưới quyền của chuẩn tướng Jean Gilles, TL của quân Dù ở Đông Dương. Thành phần thứ 1 gồm hai pháo đội Dù 75 ly, một đ.đ. công binh Dù và một toán phẩu thuật Dù. Thành phần thứ 2 gồm Chiến đoàn Dù số 1, dưới quyền chỉ huy của trung tá Louis Fourcade, gồm TĐ 1 và 6 Dù Thuộc địa và TĐ 2 của trung đoàn 1 Dù Xung kích (1st Paratroop Chasseurs Regiment)). Thành phần thứ 3 gồm Chiến đoàn Dù số 2, chỉ huy bởi trung tá Pierre Langlais, gồm TĐ 1 Dù Viễn chinh, TĐ 5 Dù VN; và TĐ 8 Dù thuộc địa. (Theo tổ chức của QĐ Pháp, trung đoàn 1 Dù Xung kích là lực lượng PHẢN ỨNG NHANH, sẵn sàng được gửi khắp thế giới khi có lịnh. Đơn vị này tồn tại đến bây giờ -- ND).
Số người được thả xuống sẽ là 4.825 người. Đây là một cuộc nhảy dù quan trọng nhứt thực hiện bởi quân Pháp. Người ta phải dùng 65 máy bay C-47 Dakota của Mỹ trong đó có 33 chiếc từ sân bay Bạch mai, còn lại từ Gia Lâm. Thả làm hai đợt ở độ cao 200 m. Giờ nhảy ra khỏi máy bay là 7:30 sáng ngày 20.11.1953. Tình báo cho biết trong vùng có 8 đ.đ. bộ binh và một đ.đ. vũ khí nặng trang bị cối 120 ly của VM.
TĐ của trung đoàn 1 Dù Xung kích, nhảy trong đợt đầu, đi bằng 27 chiếc C-47. Tôi ko tham dự trong đợt nhảy này. Vì mọi đv Dù Xung kích cần có một hậu cứ đáng tin cậy, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề về tái tiếp tế và thay thế. Thiếu tá Bréchignac yêu cầu tôi chỉ huy hậu cứ.
TĐ tôi đã ko chạm địch khi tiếp đất và bắt được 2 tù binh. Chỉ có 6 lính bị thương nhẹ khi nhảy. Cuối ngày đầu của cuộc HQ này, quân Dù đã chết 15 người (1 trong khi nhảy) và 47 bị thương. VM có 147 chết, những phần lớn bộ đội đã chạy vào rừng. Chỉ trong ba ngày, phi đạo cũ đã được sửa chữa để C-47 có thể đáp xuống. Sau ngày 20.11, các đv đã được chở tới để tăng viện cũng như thay thế quân Dù. Từ ngày 8-17/2, khi quân tăng viện đến đủ, quân Dù đã được chở về Hà Nội để dưỡng quân. TĐ 2 của tôi đã rời ĐBP ngày 10.12.
Từ 26/11/1953 đến 13/3/1954, căn cứ ĐBP đã liên tục cải thiện và tăng cường (lúc đầu là lập tám cứ điểm, mang tên phụ nữ như Gabrielle hay Béatrice.) Vào tháng 12, quân số tổng cộng là 12.000. Cảm giác lạc quan đã bao trùm ở BTL tại Hà Nội và Sài Gòn. Ý định của Pháp là "dứt điểm" VM khi thu hút quân VM vào thung lũng này là giấc mơ của toàn bộ tham mưu. Cuối cùng chúng tôi sẽ có cái mà chúng tôi muốn--một mục tiêu mà đối phương tập trung để chúng tôi tấn công họ.
Căn cứ đầy công sự và giao thông hào có vẻ ko thể đánh chiếm được, và ko một ai trong các giới chức dân và quân sự (trong đó có TNS Richard Nixon --ND) nêu lên các quan tâm khi thăm ĐBP. Và cuối tháng 12, tướng Navarre đã nhận ra các nguy cơ khi trấn giữ ĐBP. Vì tin tình báo đáng tin cậy đã chỉ ra rằng đối phương đã mang đại bác tới đây. Đã quá muộn cho ông khi biết rằng trận chiến sắp tới đòi hỏi một không quân hùng mạnh hơn. Còn tệ hơn nữa, căn cứ này chỉ dựa một không trợ từ khoảng cách rất xa, ý nói từ Hà Nội, với rất nhiều trở ngại về thời tiết, về khả năng vận tải, v.v... (Cả VN bấy giờ chỉ có
No comments:
Post a Comment