NHỮNG CƠ HỘI BỊ ĐÁNH MẤT -- TRỚ TRIU CỦA LỊCH SỬ: NĂM 1945 OSS CỦA MỸ ĐÃ GIÚP SÚNG ĐẠN VÀ HUẤN LUYỆN CHO VM ĐỂ ĐÁNH NHẬT.
- Năm 1945, các thành viên của Toán Nai (Deer Team) của OSS Mỹ (tiền thân của CIA), đã làm việc với các chiến binh du kích của VN để quét sạch quân Nhật khỏi Đông Dương. Khi chiến tranh chấm dứt, nhân dân VN đã hướng về nước Mỹ để hỗ trợ giấc mơ độc lập của họ.
LỜI MỞ ĐẦU: Trong phần lớn đệ Nhị Thế chiến, nước Mỹ đã xem VN là một thuộc địa tương đối ko quan trọng của Pháp mà ngày nào đó sẽ được người Mỹ lấy lại từ quân Nhật; nhưng nước Mỹ đã tỏ ra ít quan tâm đến việc giúp VN trong việc này.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng vào tháng ba 1945. Dù quân Nhật đã xâm chiếm VN từ năm 1940, nhưng họ đã cho phép chính quyền thực dân Pháp nắm giữ quyền hành miễn là Nhật có thể kiểm soát người Việt và dùng thuộc địa này làm căn cứ tiếp tế cho quân đội Nhật đang chiến đấu ở TQ. Tuy nhiên, điều này cũng cho phép người Pháp duy trì một mạng lưới tình báo bí mật của phe Đồng minh- có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho lực lượng Đồng minh đang giúp quân đội Trung Hoa kháng Nhật. Tuy nhiên, vào đầu 1945, chiến tranh tại Thái Bình Dương đã chuyển hướng có lợi cho phe Đồng minh và quân Nhật đã gia tăng nghi ngờ các hoạt động của Mỹ tại VN. Do đó, vào ngày 10 tháng 3 1945, quân Nhật đã mở cuộc HQ có tên Meigō Sakusen (Trăng Sáng) -- đây là một cuộc đảo chánh chớp nhoáng nhằm chấm dứt sự cai trị của Pháp ở VN.
Hậu quả là mạng lưới tình báo của Đồng minh tại VN sụp đổ. Trong đó có một nhóm, có tên là "GBT", từng cung cấp thông tin về thời tiết, về di chuyển của các xe lửa và tàu chiến của Nhật, cũng như đường trốn thoát cho phi công Đồng minh cho Không lực số 14 của Mỹ đồn trú tại Trung hoa. Tính tới lúc đó, GBT vẫn còn từ chối dùng đặc vụ người VN vì người Pháp nói rằng họ ko đáng tin và họ chỉ quan tâm đến việc kiếm súng để chống Pháp, thay vì chống Nhật. Nay với mạng lưới vô tuyến ko còn hoạt động, tình báo của Đồng minh rất cần dân bản địa, ý nói người Việt.
Nhóm GBT và Phòng Dịch vụ Chiến lược (hay OSS) của Mỹ cố gắng tìm kiếm 1 người Việt đã từng thu phục tình cảm của Không lực số 14 vào năm trước khi người này đã hướng dẫn một phi công Mỹ bị bắn rơi khỏi VN để qua Tàu.
Đặc vụ OSS Charles Fenn đã tìm ra người đàn ông này (HCM) và mô tả ông ta là người nói năng lưu loát và có sức hút, đồng thời cởi mở và thân thiện với người Mỹ. Fenn nói với các đồng nghiệp rằng Hồ là một nhân viên tình báo xuất sắc và nhóm mà ông ta đại diện, tức Việt Minh, cũng là một tài sản quý giá trong cuộc chiến chống Nhật. Chẳng bao lâu, HCM trở thành một đặc vụ của OSS, có tên "Lucius".
OSS sau đó gửi "Toán Nai" (Deer Team), chỉ huy bởi thiếu tá Allison Thomas, nhảy dù xuống căn cứ địa của VM để huấn luyện họ kháng Nhật. Khi Thomas và toán của ông tới vào cuối tháng 7, họ đã được tiếp đón bởi một biểu ngữ lớn với hàng chữ "Welcome to Our American Friends" (Chào mừng những Bạn Mỹ của chúng tôi). Sau đó Toán Nai bắt đầu huấn luyện VM dùng súng bazooka, các-bin, và lựu đạn. Chẳng bao lâu, Lực lượng Việt-Mỹ này ra đời.
Tuy nhiên việc huấn luyện ko kéo dài, vì bom nguyên tử thả xuống Nhật tháng 8 1945, thế chiến 2 chấm dứt. Ngay khi nhận tin này, Toán Nai và VM đã cười đùa và uống rượu tới tối. "Chúng tôi bắn hỏa châu. Tất cả họ đều hét lên 'hí hí hô hô' (hip hip horray). Chúng tôi là một đám người trẻ vui vẻ tối nay, dù sẽ rất mệt mỏi vào sáng mai" -- Thomas viết.
Sau đó, những người Mỹ đã đi cùng VM, giờ đây mang võ khí Mỹ, tới thủ đô Hà Nội và suốt đường đi lực lượng Việt-Mỹ này đã được dân làng vẩy cờ chào mừng và cho thức ăn.
Quân Nhật thất trận và người Pháp còn trong tù, VM đã nhanh chóng lấp đầy chỗ trống của quyền lực. Cờ VM phất phới mọi nơi và người Việt tưng bùng hớn hở. Vào lúc mà những người Mỹ đầu tiên đến Hà nội vào ngày 22/8 để giúp chuẩn bị Nhật chánh thức đầu hàng, VM đã vững chắn làm chủ miền bắc. Nhóm OSS tại Hà nội, chỉ huy bởi đại úy Archimedes Patti, đã được tiếp đón với sự nồng nhiệt và quý trọng, như Toán Nai trước đây đã được. Những khẩu hiệu chào mừng bằng tiếng Anh treo đầy thành phố bên cạnh những yêu cầu Độc lập cho VN bằng tiếng Anh, Tàu và Pháp.
Patti đã chứng kiến cuộc diễn hành đầu tiên của bộ đội VM và không khí "quốc tế" đầu tiên khi cờ VN được treo bên cạnh của các nước Đồng minh và quốc ca của VN được phát sau bản quốc ca Mỹ "Lá Cờ đầy Sao". Võ nguyên Giáp, người sau này là một TL nổi tiếng của VN đã viết: " Đây là lần đầu trong lịch sử VN mà cờ của chúng tôi đã được treo trong một buổi lễ quốc tế và quốc ca của chúng tôi được trình diễn nhân dịp chào đón một vị khách nước ngoài (ý nói Mỹ). Tôi sẽ ko bao giờ quên sự kiện này".
Ngày 2/9, Patti và toán của ông dự buổi lễ HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập của VN trước một đám đông hớn hở. Điều-có-vẻ-là-một-công-nhận của Mỹ đối với HCM và nền Độc lập của VN đã khiến phần lớn thực dân Pháp nổi giận vì họ từng nghĩ rằng người Mỹ sẽ ko đối thoại với chính quyền non trẻ này và sẽ giúp Pháp duy trì kiểm soát đối với thuộc địa.
Tại phía Nam, chỉ huy phái bộ của OSS tại SG, trung tá Peter Dewey, cũng làm người Pháp giận dữ. Dù VM ở phía Nam ko được mạnh bằng VM ở phía Bắc, họ luôn gây thiện cảm với người Mỹ. Dewey, cũng như Patti, được đối đãi trọng thị bởi VM và ông thường gặp họ khi ông cần thu thập tin tức. Nhưng quan hệ hữu hảo mà Patti và Dewey có được với người Việt đã khiến 2 người phải chấm dứt nhiệm vụ tại VN do những than phiền bởi người Pháp (và Anh) về cách đối xử của họ đối với VM.
Tuy nhiên, đối với những người Việt đã giao tiếp với người Mỹ trong lúc này, những người Mỹ trẻ tuổi này tượng trưng cho "hy vọng rằng khát vọng quốc gia của họ sẽ được thỏa mãn". Một người, từng là sinh viên VN năm 1945, đã nhớ lại:" VN đã đau khổ trong lúc này và ngay lúc đó người Mỹ đã xuất hiện-- đó là những người cao lớn, lịch sự, rất giàu, rất lý tưởng, khiến người VN phải lòng với người Mỹ." Điều này cũng đúng ở cấp cao nhứt.
Có lẽ quan hệ này có thể được minh họa rõ ràng nhứt bởi 1 trong những buổi gặp cuối cùng bởi một thành viên của OSS (giải tán vào tháng 9/1945) và HCM. HCM đã nhiều lần nói với thiếu tá Frank White rằng VN mong muốn được độc lập, các tội ác và đau khổ dưới cai trị của Pháp gây ra, và sự kính trọng sâu xa của người VN đối với dân Mỹ và nước Mỹ.
Ngay khi trở về khách sạn, White đã thấy thiệp mời dự tiệc tại tòa nhà chánh phủ của HCM vào buổi tối. Ông tới đúng giờ và chẳng bao lâu thấy rằng ông được vây quanh bởi các tướng và đại tá người Tàu, người Anh, và người Pháp, cũng như các thành viên của nội các của Hồ. Ý thức về cấp bậc thấp bé của mình và rất khó chịu, White đứng tụt về sau trong khi các người khác ngồi vào ghế quanh bàn tiệc. Ông nghĩ rằng mình nên sẵn sàng lẳng lặng bỏ về (slink away) nếu ko thấy ghế trống. Khi mọi người đã an tọa, chỉ còn 1 ghế trống-ở kế ghế của chủ tịch HCM. White nhớ lại:
"Buổi tiệc tối đó là một thảm bại. Người Pháp nói rất ít và gần như ko nói chuyện với người Tàu, lúc này đã say rất nhiều... Tôi nói nhỏ với Hồ. 'Tôi nghĩ, thưa chủ tịch, có sự khó chịu nào đó về việc sắp chỗ ở bàn tiệc.' Ám chỉ, việc sắp chỗ cho ông ngồi kế HCM. Hồ nghĩ một lúc rồi đơn giản trả lời: 'Vâng, tôi có thể thấy điều đó, nhưng còn ai mà tôi có thể nói chuyện?' "
Tuy nhiên, quan hệ tốt đẹp giữa người Việt và những người Mỹ này đã căng thẳng. Phấn khích và lạc quan mà người Việt cảm thấy ở cuối Thế Chiến 2 cho một đất nước tự do và độc lập và những quan hệ tốt đẹp với Mỹ đã xói mòn. Chánh phủ Mỹ đã muốn giao tình hình lộn xộn này cho người Pháp và tập trung chú ý của họ vào tình hình sôi động của Chiến tranh Lạnh. Trong công điện cuối cùng gửi BCH của OSS vào mùa thu 1945, đại úy Peter Dewy đã viết: "Nam Kỳ đang hỗn loạn, người Pháp và người Anh đã kết thúc ở đấy, và chúng ta nên rút khỏi châu Á".
Vào ngày lên đường về nước, Peter Dewey bị bắn chết bởi một cảnh vệ VN, có lẽ lầm ông với một người Pháp, do vậy ông đã trở thành người Mỹ đầu tiên đã chết tại VN sau thế chiến. Tuy nhiên, sau đó vài thập niên, số người chết đã gia tăng.
Chuyển ngữ từ bài "The OSS in Vietnam: A War of Missed Opportunities".
SJ ngày 24/5/2025
Tài Trần
No comments:
Post a Comment