Pages

Sunday, May 25, 2025

NĂM 1945 VIỆT MINH ĐÃ GIẾT LẦM NGƯỜI BẠN TỐT CỦA HỌ -- TRUNG TÁ PETER DEWEY THUỘC OSS MỸ 

                                




NGUỒN TIN THỨ 1.

Dịch từ Wikipedia.

...

"Ngày 10/8/1944, Dewey đã nhảy dù xuống miền nam nước Pháp với 1 toán 10 người của OSS Mỹ (ông làm trưởng toán). Hoạt động trong lòng địch khoảng 6 tuần, ông đã gửi các tin về chuyển động của quân Đức. Ông được 1 huy chương cao quý của Mỹ và 2 huy chương của Pháp.

Ngày 4/9/1945, ông đến SG với 1 toán 7 người của OSS để "đại diện quyền lợi của Mỹ" và thu lượm tin tức tình báo.

Làm việc với VM, ông đã thu xếp để hồi hương 4.549 tù binh Đồng minh, bao gồm 240 người Mỹ, từ hai trại của Nhật gần SG, chương trình có mật danh là Project Embankment.

Vì lực lượng chiếm đóng của Anh đến để tiếp nhận đầu hàng của Nhật thiếu quân số, họ đã võ trang các tù binh người Pháp để bảo vệ tp Sài Gòn trước một tấn công tiềm tàng của VM; những lính Pháp này đã nhanh chóng đánh đập hay bắn những người Việt chống cự sự tái lập quyền hành của Pháp.

Dewey đã than phiền sự lạm dụng của quân Pháp với TL của Anh, tướng Douglas Gracey; tướng quân đã phản bác những ý kiến của Dewey và tuyên bố Dewey là người không được chào đón. Tuân theo truyền thống nghiêm ngặt, Gracey cấm bất kỳ ai ngoài các sĩ quan cấp tướng treo cờ trên các phương tiện của họ. Dewey thì muốn treo cờ Mỹ trên xe để VM dễ nhận dạng, vì ông nghĩ rằng VM chỉ quan tâm đến việc tấn công người Pháp. Xe jeep mà ông lái trước khi chết có 1 lá cờ quấn chung quanh 1 cọc nhỏ ở mui xe, nhưng lại khó nhận dạng.

Trong đêm 24-25/9, đại úy Joseph Coolidge IV, 1 thành viên của toán OSS tại SG, trở thành 1 nạn nhân đầu tiên người Mỹ sau thế chiến 2 tại VN khi bị bắn và bị thương nặng trong 1 cuộc phục kích của VM tại Thủ Đức, bên ngoài SG. Ông được cứu bởi người Nhật, điều trị tại 1 bịnh viện dã chiến của Anh và không vận tới đảo Ceyland, nay là Sri Lanka, bởi máy bay của không quân.

Ngày 26/9, vì máy bay đã ko đến sân bay Tân Sơn Nhứt đúng hạn để đón ông, Dewey đã trở về biệt thự mà OSS dùng làm nơi làm việc; nơi đó có phóng viên chiến tranh Bill Downs và Jim McGlincy đang chờ ông để ăn trưa. Xem chú thích số 1 ở dưới.

Khi ông về gần biệt thự, ông bị VM phục kích, trúng đạn ở đầu. Xe jeep lật, và phụ tá của ông, đại úy Herbert Bluchel, dù bị rượt đuổi nhưng chạy thoát.

VM sau đó đã xác nhận bộ đội đã lầm ông với người Pháp sau khi ông nói với họ bằng tiếng Pháp. Bluchel sau đó nhớ lại rằng trên đường về biệt thự, Dewey đã vung nắm tay và to tiếng bằng tiếng Pháp với các bộ đội VM. Theo sử gia Trần văn Giàu của CSVN, xác của Dewey đã bị ném xuống sông gần đó và ko bao giờ tìm thấy.

Một nguồn tin khác cho biết xác ông đã được dấu trong 1 cái giếng và cải táng trong làng An Phú Đông gần đó. (Nói thêm: Năm 1969, lúc ở TĐ 53 ĐPQ, tôi đã hành quân ở làng này, phía bắc của Xóm Mới, bên kia sông là Lái Thiêu -- ND). Có tin HCM đã gửi thư chia buồn tới TT Mỹ Harry Truman cùng lúc ra lịnh tìm xác ông.

Peter Dewey đã từng tiên đoán về tương lai của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt và Chiến tranh VN: "Nam kỳ đang bốc cháy, người Pháp và Anh đang bị tiêu diệt ở đó và chúng tôi buộc phải rút khỏi Đông Nam Á".

Dewey ko có tên trong Đài Tưởng niệm Chiến tranh VN ở Washington D.C. bởi vì Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ công nhận chiến tranh chỉ chính thức bắt đầu ngày 1/11/1955./.

====

NGUỒN TIN THỨ 2

Dịch từ bài: Major Peter Dewey, America's First Vietnam Casualty, in tháng 9/2005.
...
"Mục đích chánh của trung tá Dewey khi ông tới SG
vào ngày 4/9/1949 là để sắp xếp việc hồi hương và di tản tù binh Mỹ bị giam giữ bởi Nhật. Khi ông đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhứt vào ngày đầu tiên của ba tuần cuối cùng của cuộc đời, quân đội Mỹ đã không chiến và hải chiến với quân Nhật trong khu vực Đông Dương gần ba năm nay. Ngay cả bến cảng của SG đã bị bắn phá và ném bom bởi máy bay của mẩu hạm Mỹ.
Toán OSS do thiếu tá Dewey chỉ huy, có mật danh Kế hoạch EMBANKMENT, nhằm tìm nơi giam giữ 214 người Mỹ tại 2 trại tù của Nhật tại SG. Phần lớn họ đã bị giam giữ ở Miến Điện (bây giờ gọi là Myanmar) trong gần suốt cuộc chiến và được dùng, như lao động để làm 1 đường xe lửa băng qua Sông Kwai, sau này nổi tiếng vì phim Cầu Sông Kwai.
Trại Poet tại SG giữ 5 tù binh, và trại 5-E, ngay bên ngoài SG, giữ 209 người. Trong số họ, có 120 người thuộc TĐ 2/131 pháo dã chiến của sđ 36 (một đơn vị phòng không của Vệ binh Quốc gia từ bang Texas) đã đáp lầm xuống đảo Java (Indonesia) nên bị Nhật bắt giữ. Đơn vị này sau này có tên "TĐ mất tích". Trong số tù binh còn lại, 86 người sống sót từ tuần dương hạm Houston, bị đánh chìm đêm 28-29/02/1942 ngoài khơi đảo Java của Nam Dương. Số phận của họ cũng ko ai biết cho tới khi Dewey giải thoát họ. Tám kẻ còn lại là phi công bị bắn rơi ở Đông Dương.
...
Trước đó vào tháng 10/1944, Dewey đã làm việc về lịch sử của OSS dưới hướng dẫn của Geoffrey Hellman, nhà báo chuyên mục chính trị (columnist) của báo New Yorker. Tháng 7/1945, ông được chọn để chỉ huy 1 toán OSS đến SG sau khi quân Nhật đầu hàng. Nhưng những khó khăn đã nảy sinh khi thiếu tướng Anh Douglas Gracey, TL của lực lượng chiếm đóng tại Đông Dương phía nam của vĩ tuyến 16 (Hội nghị Postdam đã chia sự tái chiếm Đông Dương giữa quân Anh và quân Tưởng) đã chống đối sự hiện diện của Mỹ và đã tìm cách ngăn chặn (bar) sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, đô đốc Louis Mountbatten đã can thiệp, và toán OSS của Dewey được phép rời Ceylon để đi SG vào ngày 1/9/1945.
Trước toán của Dewey là thành phần tiền trạm của kế hoạch Embankment (nhằm di tản tù binh Mỹ) đã được thả dù xuống SG. Sau khi ngừng ở Rangoon (thủ đô của Miến Điện, nay là Myanmar) và Bangkok, Dewey và các thành viên còn lại của toán đã đáp xuống SG ngày 4/9/1945. Ở đấy họ đã gặp những thành viên của BTL tối cao của Nhật và những đám đông nhiệt tình (enthusiastic) người Việt. Ngày kế, những tù binh Mỹ còn sống được chở khỏi SG bằng 7 chiếc DC-3. Cho tới ngày 12/9, toán OSS này là hiện diện duy nhứt của quân Đồng minh tại SG. Cùng ngày, những người lính đầu tiên của Anh thuộc sđ người Ghurkha Ấn độ từ Rangoon đã đến SG cùng giờ với 1 đ.đ. lính Dù Pháp từ Calcutta Ấn độ.
Trong thời gian chuyển tiếp này, toán OSS của Dewey, đã tiếp xúc với "Ủy ban Nam Bộ" (Commitee of the South). Thành lập bởi VM, ủy ban này đã cổ võ những "chiến thuật hòa bình" trong niềm tin rằng họ có thể ngăn ngừa sự trở lại của người Pháp thông qua thương thuyết và giúp đở của phe Đồng Minh (gồm Nga, TQ, và Mỹ). Chống lại ủy ban này là Đảng Phục Quốc thân Nhật cũng như Mặt trận Quốc dân Thống nhất gồm có các nhóm CS đệ tứ Quốc tế, Cao Đài, Hòa Hảo và những nhóm quốc gia khác. (CS đệ tứ Quốc tế ở VN do Phan văn Hùm lãnh đạo -- ND). Họ nghĩ rằng độc lập ko thể hỗ trợ chỉ bằng bởi các cuộc thương thuyết và đổ dầu vào lửa với các tin đồn như quân Anh dự định phục hồi chế độ thuộc địa của Pháp. Khuấy động nhứt (stir the pot) là băng đảng Bình Xuyên, đang lợi dụng sự lộn xộn này để gieo rắc tàn phá (wreak havoc).
Không ai biết tại sao toán của ông ấy lại ở Sài Gòn lâu hơn ngày 12 tháng 9, thời điểm mà mục tiêu ban đầu của họ đã được hoàn thành. Vì họ là OSS, và như vậy chắc chắn họ có thể có thêm nhiệm vụ tình báo, là một khả năng. Có thể nói, với cuộc chiến đang nhanh chóng hạ nhiệt, không ai biết chính xác nên làm gì với họ, vì bộ máy hành chính vẫn chưa bắt kịp tình hình. Tuy nhiên, những biến cố của ngày chủ nhựt 23/9 đã tác động đến thiếu tá Dewey và đã gián tiếp giết ông.
Vào sáng hôm đó, trước khi trời sáng, lực lượng Pháp, dưới chỉ huy của ĐT Jean Cedile, đã kiểm soát tất cả những tòa nhà lớn ở SG. Khi giới nghiêm đã hết vào 5:30 sáng, công dân Pháp đã có một ngày dài đầy bạo lực có tên "Chủ nhật Đen".
Là người Mỹ cao cấp nhứt SG, Dewey đã định chuyển khiếu nạn của ông tới tướng Gracey mà công việc là chỉ huy quân Anh tại SG để giải giới quân Nhật. Chính ông Gracey đã ra lịnh thả và võ trang lính Pháp sau khi họ thoát ngục của quân Nhật, và chính Gracey đã thất bại khi ko ngăn được cuộc đổ máu này. Ngày kế, 24/9, vì nghi Dewey đồng lõa (connive) với VM và đã xen vào công việc của quân Anh, Gracey đã ra lịnh Dewey phải rời nước.
Lúc 9:30 sáng ngày 26/9/1945, Dewey dự định rời sân bay Tân Sơn Nhứt tới Tích Lan (Ceylon). Đi với ông tới sân bay là phụ tá của ông-đại úy Herbert Bluechel. Khi tới sân bay, ông được biết chuyến bay bị hoãn và sẽ rời vào buổi trưa. Trở lại khách sạn Continental, nơi mà ông đang ở, Dewey lại biết tin một thành viên của toán (đ.u. Joseph Coolidge) đã bị bắn bị thương bởi VM tại một nút chặn 16 km bên ngoài SG vào đêm trước. Dewey và Bluechel sau đó lái xe đến bịnh viện dã chiến 75 của Anh và gặp Coolidge đang điều trị 1 vết thương nặng ở cổ. Thật là một trớ triu (ironic) khi Coolidge đã bị bắn bởi những người VN khi nói tiếng Pháp và có lẽ bị lầm với người Pháp.
Khi trở lại sân bay lúc 12:15 chiều, cả hai lại biết chuyến bay của Dewey hoãn thêm. Họ quyết định sẽ ăn cơm ở trụ sở của OSS tại biệt thự Ferier ở đông bắc của sân bay. Với Dewey lái, họ đi ngang sân golf ở cuối của phi đạo và rời sân bay bằng cổng sau. Trong lúc di chuyển, họ đã đi gần nơi mà người Mỹ cuối cùng gần 30 năm sau đó, ý nói người lính TQLC chết gần cơ quan DAO ở Tân Sơn Nhứt khi bảo vệ cuộc di tản ở đây vào những ngày cuối tháng 4/1975 -- ND. Trong vài ngày trước đó, nhiều đường của khu vực SG bị ngăn chận bởi VM trong ý định ngăn cản quân Đồng Minh. Một trong những nút chận (làm từ những bụi cây và vài khúc cây) ở khoảng cách ngắn trên đường tới biệt thự. Cả hai đã quen thuộc với điều ấy, vì đã lái quanh nút chận vài lần trong vài ngày trước, bao gồm 1 lần vào lúc sáng sớm.
Lần này thì khác. Thiếu tá Dewey trong lúc giảm tốc độ chỉ còn khoảng 5 dặm 1 giờ, đã nhận thấy vài người Việt núp trong con đê dọc dường. Với vẻ giận dữ (shake his fist), Dewey đã ra dấu bằng nắm đấm với những người Việt này và đã la hét điều gì bằng tiếng Pháp mà Bluechel ko thể hiểu. Ngay lúc đó ông đã bị bắn trúng đầu bởi 1 loạt đạn súng tự động và chết lập tức. Xe jeep chạy xuống mương và lật úp (overturned). Bluechel ko bị thương và núp sau khung gầm xe jeep để tránh đạn. Ông vừa bắn trả bằng khẩu .45, vừa bò trong mương và chạy sau 1 rào dậu; cuối cùng ông đã tới trụ sở của OSS ở gần đó. Ở đó có các lính Mỹ, và vài phóng viên chiến trường, đã cầm cự trong vài giờ.
Thông tin khác nhau, nhưng ít nhứt 3 tới 8 người Việt đã chết trong khi ko có thương vong của người Mỹ. Khi cố gắng gọi giúp đỡ, họ phát hiện dây điện thoại bị cắt. Vì ko thể gọi ai ở địa phương, Bluechel đã dùng vô tuyến gọi Toán 404 ở Kandy Tích Lan, ở đây thông báo quân Anh ở SG. Hai trung đội lính Gurkha đã đến lúc 3 giờ chiều. Toàn bộ người Mỹ ở biệt thự Ferier này đã được di tản đến khách sạn Continental lúc 5 g chiều.
Người VN đã biết biệt thự này là một trụ sở của người Mỹ. Tuy nhiên họ ko biết xe của Dewey là của người Mỹ vì ko treo cờ; đã vậy Dewey còn nói tiếng Pháp với họ khiến họ lầm ông với người Pháp. Xác ông ko bao giờ tìm thấy, khiến ông trở thành người Mỹ đầu tiên mất tích tại VN, dù cho HCM đã ra lịnh tìm nhưng ko thấy. Một giải thường 5.000 đồng, 1 số tiền lớn thời đó, cho ai tìm được xác của Dewey. Trong 1 thời gian, nhiều tin đồn đã nảy sinh trên báo chí thế giới về cái chết này.
Người Nhật đã cung cấp hỗ trợ cho các nhóm bất đống chính kiến VN từ đầu thập niên 1900 và cung cấp súng cho đạo quân của Giáo hội Cao Đài tại SG trong chiến tranh. Nhận thấy điều đó, quân Anh đã bắt Thống tướng Terauchi Hisaichi, TL quân nhật tại SG. Người Pháp nghi ngờ Mỹ chống thực dân và người Việt kết tội Pháp đã tạo ra biến cố này. Dĩ nhiên, người Pháp nói rằng VM trách nhiệm trong cái chết này, trong khi vài người Mỹ, nói rằng tổ chức SOE của Anh đã tìm cách đuổi OSS khỏi VN. (SOE là tổ chức biệt kích gián điệp của Anh hoạt động trên lãnh thổ bị Đức chiếm đóng trong đệ nhị thế chiến, quân số 13 ngàn, trong đó 3.200 là phụ nữ -- ND).
. . .
Câu chuyện đã sáng tỏ vào năm 1981 bởi 1 người tị nạn VN, thoát được tới Pháp. Tường trình của TĐS Mỹ ở Paris viết rằng Dewey đã bị phục kích bởi 1 nhóm Thanh niên Tiền phong (cánh quân sự của VM trong Ủy ban Nam Bộ). Chỉ huy bởi một người việt tên Mười Cương, nhóm này đã đốt xe jeep của Dewey và ném xác của ông xuống 1 giếng gần đó. Sau đó, sợ bị khám phá là đã giết người Mỹ, họ lấy xác ông khỏi giếng và chôn ở làng An Phú Đông gần đó. (Làng này ở bắc của quận Gò Vấp, cách quận Lái Thiêu bởi sông SG, tôi đã hành quân ở đây năm 1969 -- ND). Cả Cương và phó của y, Bảy Tây, một kẻ đào ngũ từ quân thuộc địa của Pháp, sau này đã chết khi chiến đấu trong hàng ngũ VN chống Pháp./.

SJ ngày 2/6/2025
Tài Trần

No comments:

Post a Comment