Pages

Thursday, July 24, 2025


BÃI ĐÁP RẤT "HOT" CỦA TĐ 3/42 TRONG TRẬN DAK SEANG THÁNG 4/1975

Lời nói đầu: Theo những thông tin trên mạng, trong trận Dak Seang 1970, có khoảng 4 hay 5 TĐ tiếp viện cho trại gồm 2 TĐ của MIKE Force, TĐ 23 BĐQ, 1 hay 2 TĐ của trung đoàn 42 bộ binh (trong đó có TĐ 3/42 trong bài này). Theo sắp xếp của phòng 3 sđ 22 hay ban 3 trung đoàn 42, mỗi TĐ có bãi đáp, viết tắt là LZ khác nhau. Thời đó bãi đáp nào mà khi đổ quân mà gặp ngay hỏa lực địch thì bãi đáp đó "hot", còn ko gặp hỏa lực địch thì gọi là bãi đáp "cold". Bài dưới đây mô tả về tổn thất  trong lúc đổ quân của TĐ 3/42.

- Trong những phút đầu tiên của đợt đổ quân này, trong số 22 người gồm phi hành đoàn Mỹ, lính Mỹ và lính VNCH, đã có 16 người chết do máy bay rớt, do hỏa lực dữ dội của địch. Chỉ có 6 người sống sót. Chưa kể 1 trực thăng khổng lồ HH-3H, chuyên cấp cứu phi công lâm nạn và một chiếc UH-1 đổ quân bị rơi tại bãi đáp này.

https://www.virtualwall.org/dm/0MontanaRx01a.htm

Rosendo là 1 người lính chuyên nghiệp, quê ở Big Spring, Texas, vào lính từ 1964, từng phục vụ 1 nhiệm kỳ tại VN từ 1966-67.

Rosendo là 1 người lính dò đường và là thành phần của toán an ninh của đoàn 17 không vận. (Lính dò đường thuộc BĐQ Mỹ, có nhiệm vụ tìm và an ninh bãi đáp -- ND). Ngày 15/4/1970, Rosendo đã bị trúng đạn tử thương khi ông tìm cách đổ quân VNCH vào bãi đáp Orange để đối phó với việc tập trung quân csbv chung quanh trại LLĐB ở Dak Seang, khoảng 20 dặm bắc của Dak to. Ông là âm thoại viên và cùng với 1 lính Mỹ và 1 toán lính vnch là toán đầu tiên đổ xuống và sau đó bảo vệ an ninh bãi đáp cho những toán khác khi đột nhiên 1 chiếc trực thăng thứ hai cũng đến để đổ quân nhưng bị trúng đạn từ dưới đất bắn lên. Chiếc này bị bắn rơi. Chuyên viên Montana bị thương và tiếp tục tái lập liên lạc truyền tin. Ông đã tử trận khi 1 loạt đạn bắn vào ông.

===

Tình hình tại trại LLĐB Dak Seang thì hơi phức tạp 1 chút so với mô tả trên. Trại này đang bị tấn công và người ta quyết định đổ quân với TĐ 3/42 VNCH, vào 1 nơi hơi cao khoảng 1 dặm từ trại để giảm áp lực cho trại này. Như đã nói, đại đội 170 trực thăng tấn công, viết tắt là AHC, nhận trách nhiệm này. Dù cơ bản Bắc quân đã bao vây bãi đáp dự trù này nhưng phi công ko thấy vì chúng núp trong công sự ngụy trang kỹ lưỡng - và khi chúng để cho chiếc UH-1 đáp xuống mà ko nổ súng khiến phi công nghĩ rằng đây là 1 bãi đáp "nguội". (Đại đội 170 AHC đóng tại Pleiku với 8 chiếc gunship UH-1 B và 20 chiếc chở quân UH-1D, ngoài ra còn tăng phải bởi 1 toán vận chuyển, 1 toán truyền tin, và 1 toán quân y. Đại đội này từng đổ toán biệt kích sang Lào và KPC-- ND). 

Chiếc Huey đầu tiên chở 2 lính dò đường Mỹ (Chuyên viên bậc 5 Rosendo Montana và hạ sĩ Herndon Bivens) và 6 lính VN. Chiếc Huey thứ hai, UH-1H số đuôi 68-16203, trúng đạn và rơi giữa bãi đáp. Dù 2 lính VN chết do máy bay rơi, 4 phi hành đoàn Mỹ và 4 lính VNCH khác chỉ bị thương nhẹ và chạy khỏi máy bay. Viên phi công, chuẩn úy Albert Barthelme, bị thương nặng nhưng được khiêng tới 1 một hố bom gần đó. Chuẩn úy Roger Miller (copilot), chuyên viên 4 Vincent Davis và chuyên viên 5 Donald Summers, và 4 lính VN ở với Barthelme; những người lính vn sống sót từ chiếc đầu tiên ở gần đó. Tất cả đều bị hỏa lực mạnh của bắc quân. Các cố gắng cấp thời để triệt xuất họ đều bị cản trở bởi 3 yếu tố:

- Trừ chiếc Huey chở Montana và Bivens, các chiếc trực thăng trong khu vực đều đầy lính VNCH hay gunship - vì mang nhiều rocket và đạn 7.62 ly cho hai khẩu M-60 nên ngoài phi hành đoàn 4 người, gunship ko thể chở thêm người như loại chở quân (slick) -- ND). 

- Bãi đáp nằm trên đỉnh đồi này phần nào tắc nghẽn bởi xác chiếc 68-16203; và

- Toàn khu vực bãi đáp giờ đây dưới hỏa lực từ lính csbv núp trong công sự bao gồm đại liên 4 nòng 12.8 ly và 23 ly phòng không.

Một lực lượng tìm và cấp cứu, gọi tắt là SAR, gồm 1 chiếc A-1 Skyraider và hai chiếc trực thăng khổng lồ HH-3, biệt danh Giant Jolly Green, xem hình, (tốc độ tối đa của máy bay là 164 dặm/giờ, phi hành đoàn 4 người, chở được 28 người hay 6.500 cân Anh). 



3 chiếc này đã vội vả xuất phát từ Đà Nẳng và bay đến khu vực. Trong khi chiếc A-1 Skyraider tìm cách khống chế các khẩu đại liên, chiếc HH-3H (Jolly Green 27, số đuôi 66-13280) dẫn đầu, định đáp xuống nhưng 2 lần đầu ko thành công. Ở lần đáp thứ 3, 1 khẩu 12.8 ly từ 1 nơi kín đáo nào đó đã nổ súng và bắn rơi chiếc này. Phi công Travis Scott, chết tại chỗ. Thiếu tá Travis Wofford, copilot, bị thương tương đối nhẹ, kéo 2 phi hành đoàn bị phỏng nặng rời xa chỗ máy bay rơi. Chỗ chiếc HH-3 này rơi ko xa hai chiếc kia, tuy ko bị hỏa lực dữ dội của csbv, nhưng lại ko thể yểm trợ lẫn nhau. May mắn thay, chiếc HH-3E thứ hai, số đuôi 68-10360, có thể đáp xuống kế nơi máy bay rơi và cứu Wofford và 2 phi hành đoàn bị thương từ chiếc 66-13280 trước khi bị trúng đạn phòng không 23 ly, xem hình và buộc phải rời chiến trường.

Hai chiếc UH-1D, ko chở quân, của đại đội 170 trực thăng tấn công đã đến. Một chiếc, lái bởi chuẩn úy Bill McDonald, đáp xuống dưới hỏa lực dữ dội của địch và mang chuyên viên 4 Davis và chuyên viên 5 Summer từ chiếc UH-1H số đuôi 68-16203 lên máy bay. Dù chiếc của McDonald bị hư hại do hỏa lực địch, phi công đã cố gắng đáp vào bên trong trại. Chiếc UH-1 thứ hai, đáp xuống kế chiếc của McDonald, cứu phi hành đoàn, và cất cánh với những kẻ bị thương khác. Vào lúc này, Davis và Summers được báo rằng 1 trong 2 người lính dò đường Mỹ đã chết và chuẩn úy Barthelme bị thương nặng.

Khi trời tối, trại LLĐB lại bị tấn công, và ko còn hy vọng nào để triệt xuất lính Mỹ và VN trên đỉnh đồi kể trên. Trong đêm tối, vài lính VNCH cố gắng vào trại và 2 người thành công. Miller và Bivens được yêu cầu ở lại chỗ chiếc UH-1 bị rơi với chuẩn úy Barthelme, vì ông này ko thể di chuyển, và chờ đợi sáng. Những cố gắng của toán SAR (tìm và cấp cứu) đã bắt đầu từ sáng sớm, nhưng vô ích - vì ko thấy nơi ẩn núp của những người lính Mỹ Việt trên đây. 

Tới ngày 29/4/1970 quân bạn đã tới bãi đáp này và tìm thấy xác của chuẩn úy Barthelme và chuyên viên 5 Montana. Ko có dấu vết của chuẩn úy Miller và hạ sĩ Bivens. 

Sau này người ta biết chuẩn úy Miller bị bắt, và được thả bởi bắc quân ngày 5/3/1973. Ông cho biết rằng trong đêm đó, sau khi Barthelme chết, cả hai cố gắng vào trại nhưng bị phục kích dọc đường. Bivens đã trúng nhiều phát ở ngực, và Miller được kể lại rằng Bivens đã chết 2 giờ sau khi bị bắt.

Tóm lại, 2 lính bộ binh Mỹ, 8 phi hành đoàn Mỹ, và 12 lính vnch đã xuống đất, nhưng chỉ có 6 người sống sót.

- Chiếc UH-1 số đuôi 68-16203: chuẩn úy Barthelme tử trận. Chuẩn úy Miller, tù binh, thả ngày 5/3/1973. Chuyên viên 5 Summers, bị thương, được tìm thấy. Chuyên viên 4 Davis, bị thương, được tìm thấy.

- Chiếc Huey thứ hai: chuyên viên 5 Montana, chết. đại úy Bivens, bị thương, nhưng chết sau khi bị bắt, ko thấy xác.

- Chiếc trực thăng khổng lồ HH-3E, thuộc đệ Thất Không lực: Đại úy Scott, phi công, tử trận. Thiếu tá Wofford, copilot, bị thương. Trung sĩ nhất (SSGT) Davis, chết vì thương tích ngày 25/5/1970. Trung sĩ kỹ thuật Hartzel, chết vì thương tích ngày 20/4/1970/

- Thuộc TĐ 3/42 VNCH: có 10 chết, ko rõ tên. Hai sống sót, ko rõ tên.

Tham khảo thêm từ các nguồn sau:

- https://macvsog.cc/1970.htm

- https://www.defense.gov/News/Feature-Stories/Story/Article/2549011/medal-of-honor-monday-army-command-sgt-maj-gary-littrell/

===

San Jose ngày 24/7/2025

TRUNG SĨ MỸ ĐIỀU ĐỘNG TĐ 23 BĐQ MỞ ĐƯỜNG MÁU PHÁ VÒNG VÂY

- Đó là trung sĩ nhất Gary Littrel cố vấn của TĐ 23 BĐQ VNCH dự trận Dak Seang tháng 4/1970 (với quân số ban đầu là 476 người). Sau 4 ngày bị bao vây bởi trung đoàn 28 CSBV, nhờ phi pháo yểm trợ, TĐ đã mở đường máu phá vòng vây, chỉ còn 41 người sống sót trở về. Trước đó do pháo kích, TĐ trưởng và cố vấn trưởng chết, 2 người kia bị thương nặng nên ông là cố vấn duy nhất còn lành lặn.

                

Ông này sanh năm 1944, nếu còn sống tới giờ thì 81 tuổi. 

- Theo bài số 2: "...Tại điểm phục kích cuối cùng, Littrel ngừng lại để giúp 3 thương binh BĐQ. Mang người bị thương nặng nhất trên lưng và kéo theo 2 người khác bằng cách để họ bám vào dây ba chạc, xem hình, của mình, Littrel và phần còn lại của TĐ bơi qua sông Dak Poko để tới nơi an toàn. Trong trận này, TĐ 23 BĐQ có 218 vừa chết vừa bị thương và 19 mất tích...".

- Ảnh dưới: "đồ nghề" của 1 xạ thủ M-79 của đ.đ. Papa BĐQ (thuộc trung đoàn 75 BĐQ) tại VN trước khi HQ kéo dài 7 ngày. Đồ nghề có thể nặng quá 85 cân hay 38.5 kí.




LỜI NÓI ĐẦU: Hai bài sau đây nói về hoạt động của TĐ 23 BĐQ khi tiếp viện trại Dak Seang tháng 4/1970. Ghi chú: Bài viết dùng giờ quân sự hay giờ liên tục, mỗi ngày chia làm 24 giờ, bắt đầu từ 00:00 và chấm dứt lúc 23:59, rất tiện lợi và chính xác vì ko cần chữ am, pm, hay dễ gây hiểu nhầm.

Sau đây chuyển ngữ từ 2 bài về TĐ 23 BĐQ.

Bài thứ nhất 

"Dù nhiệm vụ chỉ là cố vấn, nhưng có những tình huống đã khiến 1 số cố vấn BĐQ hành động vượt quá trách nhiệm của họ. Sau đây là 1 ví dụ.

 Ngày 4/4/1970, trung sĩ nhất (SFC) Gary Littrel là người cố vấn BĐQ duy nhất ko bị thương sau một đợt pháo bằng cối của trung đoàn 28 csbv vào vị trí phòng thủ của TĐ 23 BĐQ VNCH trên đỉnh đồi 763 tại tỉnh Kontum. Một chiếc trực thăng định xuống tải thương theo yêu cầu của Littrel nhưng ko thể thực hiện do hỏa lực súng nhỏ. Lúc đó người cố vấn BĐQ này đang đứng ngoài đồng trống giữa trời tối, cầm đèn nhấp nháy. Để bảo vệ thương binh, Littrel tiếp tục hướng dẫn không trợ tiếp cận suốt đêm và tới sáng hôm sau.

Khi trời sáng, một đợt pháo kích nặng nề vào TĐ BĐQ bị vây hãm này. Littrel di chuyển tới lui trong (move about) chu vi phòng thủ để sơ cứu, hướng dẫn không kích, và di chuyển thương binh. Một trực thăng tiếp tế đáp xuống khoảng 1000 sáng. Littrel đưa ba cố vấn BĐQ bị thương lên máy bay cùng với vài lính BĐQ trong khi 1 cố vấn BĐQ khác, chuyên viên bậc 5 Raymond Dieterle, được tăng cường HQ, nhảy xuống từ máy bay với đạn tiếp tế.

Trong phần còn lại của ngày, hai cố vấn BĐQ này di chuyển tới lui trong chu vi phòng thủ, gọi không yểm, điều chỉnh pháo binh (bắn từ các căn cứ hỏa lực (CCHL) như Tango, nằm trên bờ tây Sông Poko và kế cận QL-14, cách đó khoảng 6-7 km đường chim bay, theo hồi ký Trận Dak Seang 1970 của Vương mộng Long -- ND), và cổ võ tinh thần cho các chiến hữu BĐQ VN của họ. Áp lực vào chu vi phòng thủ càng lúc càng tăng khi trời sắp tối. Các tấn công thăm dò của đặc công bị đẩy lui bởi súng nhỏ, pháo binh và không quân.

Sáng ngày 6/4/1970 mở đầu bởi 1 đợt tấn công của bắc quân nhưng bị đẩy lui. Suốt ngày đó, bắc quân tiếp tục pháo dữ dội vào lực lượng bị bao vây (beleaguered) trong khi 2 cố vấn tiếp tục kiểm tra (make his round) chu vi phòng thủ, nâng cao tinh thần lính VN (snore up). Lúc 0630 ngày kế, một đợt pháo kích dữ dội rơi xuống đỉnh đồi. Một đợt xung phong xuất phát từ khu rừng, đã bị các trực thăng, do Littrel hướng dẫn, chặn đứng. Dù bị không kích, nhưng sau đó nửa giờ, đợt tấn công biển người đã gần như chọc thủng chu vi. Sự chiến đấu quả cảm của những người lính mệt mỏi và can đảm của cố vấn đã đẩy lui chúng. 

Lính BĐQ VN đã cố thủ trước những đợt tấn công đêm đó. Cuối cùng, lúc 1030 ngày 8/4/1970TĐ kiệt quệ này được lịnh rút xuống đồi, đi xuyên rừng, vượt sông Dak Poko, để bắt tay với TĐ 22 bđq. Hai cố vấn này bắt đầu tổ chức việc di chuyển, phân phối súng đạn, và chăm lo thương binh và người chết mà họ phải mang theo (to be brought). 

TĐ di chuyển lúc 1100, dưới quyền của TĐ trưởng đang trong tình trạng bàng hoàng hay mê mụ (dazed). Ông này bắt đầu di chuyển TĐ xuống 1 nhánh núi (spur), dù 2 cố vấn cảnh báo vì quá gần vị trí địch. Ở chân núi, ông này lại ra lịnh dừng quân 5 phút để nghỉ ngơi (tea break).

Ngay lập tức, TĐ đã bị pháo cối dồn dập. Tuy nhiên Littrel vẫn có thể liên lạc với TĐ 22 BĐQ và hướng dẫn phản pháo chống lại địch. Yêu cầu gunship yểm trợ ko được thỏa đáng vì họ ưu tiên phục vụ nơi khác khiến ông TĐ trưởng hoảng loạn và bỏ chạy. Thấy ông này bỏ chạy, lính BĐQ chạy tán loạn (scatter), bỏ người chết và bị thương ở lại.

Với câu nói "Hãy đội mũ và tiến lên", Littrel cùng với Dieterle từ từ tập hợp những BĐQ đang phân tán. Với đám tàn quân này, hai cố vấn bắt đầu hướng dẫn đội hình xuyên rừng trong vài giờ tới 1 nơi an toàn. Vì bắc quân truy đuổi, cố vấn BĐQ đã hướng dẫn cối bắn cản đường. Trong lúc đẩy lùi 1 đợt tấn công, Littrel và bạn ông đã ngả xuống đất vì sức ép của quả bom 500 cân mà cố vấn này đã yêu cầu thả gần đó. 

Trong lúc chỉ huy lính BĐQ thoát 2 cuộc phục kích, hai người Mỹ này tiếp tục cổ võ tinh thần lính BĐQ, và mang theo thương binh. Tại điểm phục kích cuối cùng, Littrel ngừng lại để giúp 3 thương binh BĐQ. Mang người bị thương nặng nhất trên lưng và kéo theo 2 người khác bằng cách để họ bám vào dây ba chạc, xem hình, của mình, Littrel và phần còn lại của TĐ qua sông Dak Poko để tới nơi an toàn. Trong trận này, TĐ 23 BĐQ có 218 vừa chết vừa bị thương và 19 mất tích. Do hành động dũng cảm và vượt quá trách nhiệm, trung sĩ nhất Gary Littrel được trao tặng Anh dũng Bội tinh.                     

Dây ba chạc

Chú thích: Vào lúc cuối của sự dính líu của Mỹ tại VN năm 1973, đ.đ. A và B của trung đoàn 75 bộ binh là hai đ.đ. duy nhất về BĐQ/Viễn Thám vẫn còn hoạt động. Đây là những đv cung cấp cố vấn cho LLĐB hay BĐQ VNCH.

===

Bài thứ hai 

Ngày 4/4/1970 TĐ 23 BĐQ tiến về nam hướng tới biên giới Cam bốt để tìm và diệt kẻ thù. Tối hôm đó, khi tới 1 đỉnh đồi, họ nhận ra rằng bị bao vây bởi khoảng 5 ngàn Bắc quân. Trong khi đó, đ.v. này của Littrel, quân số chỉ có 473 lính nam VN với 3 cố vấn Mỹ khác.

Ngay khi họ lập xong 1 chu vi phòng thủ, địch đã pháo dữ dội bằng cối làm chết TĐ trưởng và 1 cố vấn, 2 cố vấn bị thương nặng.

Littrel, 25 tuổi, là người Mỹ duy nhất có thể chiến đấu.

Rất may, ông nói được tiếng Việt nhờ học ở Viện Ngôn ngữ Quốc phòng, hình như ở tp Monterey ven biển của bang California - ND, trước khi sang VN, do vậy có thể giao tiếp với lính BĐQ.

Trong 4 ngày kế, Littrel và TĐ BĐQ này đã chiến đấu vì sự sống còn của họ. Theo bản tuyên dương công trạng, ông đã chứng tỏ "sức mạnh gần như siêu nhân" bằng cách nhiều lần đi vào tuyến lửa (line of fire) để hướng dẫn phi pháo suốt ngày. Ban đêm, ông làm như vậy để đánh dấu vị trí của đv. Sự dũng cảm, tài lãnh đạo chỉ huy và ý chí của ông đã truyền cảm hứng cho các chiến hữu BĐQ tiếp tục chiến đấu.

"Công việc chánh của tôi là chỉ huy và kiểm soát, bằng cách cố gắng cổ võ anh em BĐQ tiếp tục chiến đấu," Littrel đã nói trong 1 phỏng vấn của Dự án Lịch sử Cựu Chiến binh.

TĐ đã đẩy lui nhiều đợt xung phong trong khi Littrel tiếp tục di chuyển tới những vị trí nguy hiểm nhất để phân phối đạn, củng cố 1 vài phòng tuyến đang bị chao đảo (falter), chăm sóc thương binh và tiếp tục cổ võ các chiến hữu tiếp tục chiến đấu.

Littrel nói cơn khổ nạn (ordeal) này và thiếu ngủ đã làm ông kiệt sức khiến ông chỉ nhớ 1 phần những gì xảy ra trong 1 thời gian dài.

Trong ngày cuối cùng mắc kẹt trên đồi, chỉ huy của Littrel cho ông biết phi pháo sẽ liên tục chuyển xạ để bảo vệ đường rút lui cho TĐ.

Dù bị phục kích vài lần, nhưng họ thoát được (stave off) nhờ gunship bảo vệ cạnh sườn.

Littrel liên tục nhận lịnh giữa cơn hỗn loạn và hướng dẫn máy bay tấn công kẻ thù, vài lần chỉ cách vị trí của ông 50 m.

Sau 8 km đầy nguy hiểm, TĐ đã bắt tay quân bạn. Sau này Littrel biết rằng, từ quân số 476 người, kể cả cố vấn, chỉ còn 41 sống sót trở về. Nhờ can đảm và tài lãnh đạo chỉ huy, ông đã cứu nhiều người.

Ngày 15.10.73, Littrel được trao tăng huy chương cao quý nhất của đất nước.

"Tôi mang huy chương này cho khoảng hơn 400 người đã chết trong 4 ngày," ông nói trong 1 phỏng vấn.

"Tôi chỉ là người đại diện của họ. Họ đã được trao tặng huy chương này. Tôi đã được chọn đã nhận cho họ".

Ông đã phục vụ trong QĐ tới khi hồi hưu tháng 10/1973. Ông từng phục vụ kỳ 2 ở VN năm 1974.

Littrel và vợ sống tại St Pete Beach, Florida. Trong năm 2015, một cây cầu ở đây được đặt theo tên ông để vinh danh.

SJ ngày 25/7/25, cập nhật ngày 26/7/25.

Tài Trần

====

1/ https://armyranger.com/vietnam-war/

2/ Medal of Honor Monday: Army Command Sgt. Maj. Gary Littrell > U.S. Department of Defense > Story