Pages

Saturday, July 19, 2025

QUÂN MIKE FORCE TIẾP ỨNG TRẠI DAK SEANG THÁNG 4/1970

                     

Trại LLĐB Dak Seang, trước trận đánh, ảnh trên, và sau trận đánh, ảnh dưới.


LỜI NÓI ĐẦU: Trong bài Trận Dak Seang 1970 của cựu thiếu tá BĐQ Vương Mộng Long, tác giả kể rằng TĐ 23 BĐQ, trong đó có bạn anh, đã bị thiệt hại nặng khi tiếp viện trại này. Anh cũng kể, vài TĐ của trung đoàn 42 thuộc sđ 22 VNCH cũng dự trận này. Qua tìm hiểu trên mạng, tôi biết, ngoài các đv trên, còn có lực lượng MIKE Force của QĐ-2 cũng dự trận này. Chữ MIKE phải viết chữ in, vì là chữ tắt của Mobile Strike (xung kích lưu động). Sau đây là chuyển ngữ của bài viết này.

...

"Trại Dak Seang nằm khoảng 15 km đông bắc của vùng tam-biên, khoảng 12 km cách biên giới Lào và 64 km tây bắc Kontum. Trại được lập bởi Bộ chỉ huy 5 Lực lượng Đặc biệt Mỹ và trú đóng bởi lính Dân sự Chiến đấu (DSCĐ) từ năm 1964 để theo dỏi việc xâm nhập dọc theo đường mòn HCM và cũng là 1 thành phần của một loạt các trại lực lượng đặc biệt (LLĐB) trải dài từ Làng Vei ở bắc Quảng Trị tới Tô Châu tỉnh Kiên Giang. Từ tháng 10/1966, trại được điều hành bởi Toán A-245 của LLĐB Mỹ; và vào lúc trại bị vây tháng 4/1970, có khoảng 400 DSCĐ người địa phương chỉ huy bởi LLĐBVN. 

Ngày 1/4/1970, trại bị vây bởi trung đoàn 28 CSBV, yểm trợ bởi Đoàn 40 pháo binh CSBV và các thành phần của trung đoàn 60 CSBV. Một tiểu đoàn (TĐ) thuộc BCH MIKE Force quân khu 2, viết tắt là 2MSF, do thiếu tá người Úc Patrick Beale chỉ huy, cùng với hai TĐ BĐQ (có lẽ là 22 và 23 BĐQ -- người dịch (ND), được lịnh phá vở vòng vây. Trong ba đại đội (đ.đ.) của TĐ MIKE Force 400 quân này, có hai đ.đ. chỉ huy bởi sĩ quan Úc, trong khi đ.đ. thứ ba chỉ huy bởi LLĐB Mỹ. Đ.đ. 211 chỉ huy bởi đại úy Úc Peter Shilston, xem hình, với các đồng hương như thiếu úy (WO2) John Petit, George Jamieson, Des Cochrane và Peter Sanderson làm trung đội trưởng. Đ.đ. này sẽ dẫn đầu cuộc tấn công. (Theo tổ chức QĐ Úc, WO1 là chuẩn úy, WO2 là thiếu úy -- ND).          

Nam VN, tháng 7/1970. Đại úy Peter Shilston, nghe máy trước khi tiến vào 1 làng Thượng lục soát. (Cuối tháng 4/1970, thiếu tá Beale làm cố vấn trưởng của ĐPQ/NQ tỉnh Phước Tuy và Shilston trở thành chỉ huy TĐ 1 của Lực lượng MIKE Force Quân đoàn 2. TĐ này có cuộc hành quân (HQ) cuối cùng gần Đường 509 trên biên giới Cam-bốt, từ 14/6 - 4/7. HQ này ko có gì đáng lưu ý nhưng nhờ có trung sĩ John Fairley, nhiếp ảnh gia của Sở Giao tế Công cộng Úc nên hình ảnh của Shilston xuất hiện nhiều trong các bài nói về Mike Force trong chiến tranh VN).

Ngày 3/4, sau khi di chuyển đường bộ tới Dak To, TĐ MIKE Force này chuẩn bị để được trực thăng vận đến trại vào chiều cùng ngày; tuy nhiên sau khi thám sát bằng trực thăng, họ thấy hỏa lực phòng không hùng hậu của địch và phải dùng 1 bãi đáp khác khoảng 2.5 km nam của trại. Cuối cùng, lúc 1700, ngay trước trời tối, đ.đ. của Shilston, được trực thăng vận và trong lúc ở trên trời, lại nhận lịnh xấu: sẽ không được phi pháo dọn bãi vì hai thứ này cần dùng cho trại này. 

Khi đợt UH-1D đầu tiên bắt đầu đáp, họ đã bị hỏa lực dữ dội gồm đủ loại súng, kể cả B-40 từ rừng rậm chung quanh. Khi chiếc đầu tiên chạm đất, Shilston và Sanderson phóng ra ngoài dưới hỏa lực của 1 khẩu 12.7 ly từ hông của bãi đáp. Theo sau bởi lính MIKE Force người Thượng, cả hai phóng tới hầm trú ẩn, nơi đặt khẩu súng này trong khi chiếc trực thăng của Cochrane cũng bay tới ổ súng. Cochrane nhảy ra và câm họng nó bằng lựu đạn. Các trực thăng khác đổ quân và diệt thêm 6 hầm trú ẩn khác. (Tác giả dùng chữ bunker: đây là hầm trú ẩn có nắp dầy, xem hình, làm bằng những khúc gỗ, trên phủ đất, ngụy trang cẩn thận, chống được đạn pháo binh, có hai cửa ra vào. Có nơi nắp hầm ngang mặt đất -- nếu ko lục soát kỹ, binh sĩ sẽ đi qua và bị đánh bọc hậu -- Theo Vương Mộng Long trong bài Dakto và em).             


Một lính Mỹ ló đầu kế bunker.


Thiếu úy Sanderson do bị miểng lựu đạn nên tải thương. Do trời tối nên trực thăng chỉ có thể đổ xuống 250 lính Mike Force. Họ lập tức đào hố chiến đấu để tránh cối, rocket và đại liên bắn suốt đêm.
Sáng hôm sau, ngày 4/4, TĐ chờ để đủ quân số và nhận tiếp tế trong khi hỏa lực địch tiếp tục đổ xuống. Khói và bụi làm giảm tầm nhìn, khiến xảy ra tai nạn (mayhem) khi 1 chiếc trong đoàn trực thăng đổ số quân còn lại của TĐ, đã nổ súng vào khu vực của TĐ khiến 1 chết 3 bị thương. Kế đó 1 gunship lại bắn nhầm vào TĐ khiến đ.đ. trưởng người Mỹ của đ.đ. 213 và 4 lính Thượng bị thương. Hỏa lực cối của địch đã khiến chỉ có 6 chiếc, mà theo dự trù là 10 chiếc đáp xuống.
Lúc 1300, TĐ bắt đầu tiến về trại với đ.đ. của Shilston dẫn đầu nhưng chỉ trong 20 phút, trung đội đi đầu, chỉ huy bởi thiếu úy John Petit, đang phục vụ nhiệm kỳ thứ 3 ở VN, đụng phải 1 hệ thống bunker. Ba lính Thượng bị thương và Petit bò một mình tới họ để sơ cứu trước khi tấn công bunker gần nhất. Vừa chạy vừa bắn, ông bị trúng đạn tử thương khi chỉ cách địch hai mét.
              
Trung sĩ John Petit, lúc ở đại đội SAS của Úc. Ông tử trận ngày 4/4/1970 ở cấp thiếu úy (WO2) khi tiếp viện Dak Seang. 

Cuộc tiến quân rất chậm và cuối ngày, TĐ chỉ đi được 500 m trước khi họ buộc phải dừng quân để chờ tiếp tế lương thực, nước, và đạn. Sáng ngày kế, thiếu úy Lachlan Scowcroft tăng phái cho đ.đ. của Shilston. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiến về phía bắc, họ lại gặp một dãy bunker mới và phải dùng không quân và lựu đạn để diệt. Những hầm hố này gồm những vị trí chiến đấu, yểm trợ lẫn nhau, có chiều sâu khoảng 100 m. Khi 1 bunker bị tấn công, sẽ có ít nhất 1 bunker khác yểm trợ nó. Dù lính MIKE Force làm câm họng ít nhất 10 bunker nhưng không có thì giờ lục soát các hầm này và tiếp tục tiến.
Sau hai giờ, TĐ tới một điểm khoảng 1300 mét nam của trại khi Bắc quân nổ súng vào đ.đ. của Shilston lúc đó đang dừng quân nghỉ ngơi ở phía sau. TĐ lập chu vi phòng thủ, nhưng chẳng bao lâu, họ bị tấn công bởi khoảng 1 đ.đ. từ tây nam và đông nam khiến hai vị trí của chu vi bị tràn ngập. Cuộc tấn công chỉ bị chận đứng khi 1 Hỏa Long xuất hiện. (Theo lịch sử, lúc đầu Hỏa Long là AC-47, sau này thay thế bởi AC-119 và AC-130 -- ND). Vì địch tiếp tục tấn công, máy bay đã yểm trợ bằng bom, rocket và napalm. Xui xẻo thay, 1 quả napalm nổ giữa 1 trung đội giết 4 lính Thượng và làm bị thương 17 lính Thượng khác.
Trận đánh tiếp tục đến chiều và tối khi CSBV tấn công bằng cối và thăm dò bằng bộ binh.
Sáng hôm sau, ngày 6/4, khi hừng đông, các toán tuần tiểu thấy xác địch, vũ khí và những vết máu chung quanh vị trí đóng quân. Mọi toán đều chạm súng, nhưng có vẻ địch đang tập trung vào cạnh tây nam, nhắm vào đ.đ. 212, chỉ huy bởi thiếu úy Úc Alan White, có hai thiếu úy Úc Alex McClosey và Ray Barnes làm trung đội trưởng. Khu vực về phía tây nam này là khu vực duy nhất có thể được dùng làm bãi đáp. Dù bị tấn công liên tục, nhưng địch ko chịu rút khiến tình hình chúng tôi tuyệt vọng. Vừa bị bao vây, đạn sắp hết, hết nước uống và quân số cạn kiệt, một không khí chết chóc ngự trị ở lính Thượng. Tiếng rên la khắp nơi của lính bị thương nặng sắp chết. Và khi trời sụp tối, nhờ các toán tuần tiểu bung rộng, phi công trực thăng đã liều mạng, bay ở ngọn cây, đáp xuống bốc thương binh, và thật may, mưa lớn đổ xuống, khiến tinh thần lính Thượng nâng cao.
Đêm đó và ngày hôm sau, cối tiếp tục rơi xuống vị trí và TĐ vẫn tiếp tục chiến đấu, và vào buổi chiều, viện quân của TĐ 4 của MIKE Force QĐ-2, bao gồm cố vấn Úc, trực thăng vận từ Nha Trang, đổ xuống. Họ đặt dưới quyền Beale và lập 1 phòng tuyến bao quanh vị trí của chúng tôi trong khi Bắc quân tiếp tục tấn công.
Locky Scowcroft bị thương nặng cần tản thương với kẻ bị thương khác.
Khi trời hừng sáng của ngày 8/4, một toán tuần tiểu của đ.đ. 212 của White đã chạm súng với 1 bunker địch chỉ cách chu vi 30 m và rút lui với 1 chết 2 bị thương. Một đ.đ. của TĐ 4 xung phong ba lần vào vị trí này, có không quân yểm trợ nhưng bị đẩy lui, nhưng sau buổi trưa 1 chút, cuối cùng họ tiến vào khu vực địch. Họ tìm thấy một hệ thống các bunker của một BCH địch, đo được 100 x 250 mét, gồm 17 bunker lớn, các đài quan sát trên cây và một chu vi phòng thủ bên ngoài các bunker này gồm các hố chiến đấu. Giờ đây chúng tôi mới hiểu tại sao CSBV chống trả như vậy vì chu vi phòng thủ của chúng tôi chỉ cách BCH của một trung đoàn địch vài mét và cũng giữa BCH này với trại Dak Seang. Do một tình cờ, quân MIKE Force này đã gây khó khăn cho trung đoàn csbv này.
Ngày kế, lính Thượng tiến ra, với TĐ 4 đi đầu. Khi tới 1 bờ sông, TĐ 1 lập chu vị ở bờ tây, TĐ 4 ở bờ đông. Ở đây TĐ 1 bị tấn công khiến 3 người Mỹ và 5 người Thượng bị thương. Vào buổi chiều, 1 bãi đáp được lập ở TĐ 4, cho phép tản thương và tiếp tế đạn. Nhưng TĐ 1 ở bờ tây, lại sắp hết đạn, nhưng 4 trực thăng VNCH đã liều mạng vượt lưới đạn của địch để xô các thùng đạn xuống. Trong 4 chiếc này có 3 chiếc bị hư nặng phải đáp khẩn cấp trên đường về căn cứ và chiếc thứ tư, về được nhưng ko thể sửa chữa.
Ngày 10/4, dù địch pháo cối liên tục, TĐ 1 bắt đầu tiến dọc bờ tây của sông với đ.đ. của White đi đầu. Sau khi đi 300 m, đ.đ. 213 đụng độ 1 hệ thống bunker. Trong khi đó, đ.đ. của Shilston và White bọc hông và vội vả lập vị trí trên 1 đỉnh đồi. Họ đã tới bìa rừng kế cận 1 rừng thưa bao quanh trại và có thể thấy mục tiêu của họ, ý nói trại Dak Seang -- giờ đây là một pháo đài cháy âm ỉ, bị xé toạc, bị đập vỡ (smolder, rip, smash) và bao quanh bởi các hố bom và vết cháy xém của napalm. Sau khi chiến đấu để xuyên ngang rừng thưa và diệt thêm 2 bunker, đ.đ. 213 đã bắt tay với trại.
Phải tốn bảy ngày liên tục chiến đấu để vượt 2500 m tới chu vi của trại. Một toán nhỏ lính Thượng của trại chạy ra đón chúng tôi. Dù có thể còn đánh nhau nhưng vòng dây đã bị bẻ gẫy. Beale tiếp tục giữ vị trí cũ và nhận tiếp tế vào buổi chiều. Suốt đêm, CSBV tiếp tục bắn cối và thăm dò vị trí chúng tôi khiến thêm thương vong nhưng có vẻ chúng bắt đầu rút lui.
Tình hình này buộc Beale phải đuổi theo địch và lúc 0800 ngày 11/4, TĐ đi vòng quanh chu vi phía nam và tây của Dak Seang và dọc một đỉnh núi (ridge) phủ đầy tre, chạy hướng tây-bắc của trại. Đ.đ. của White đi được 500 m trước khi đụng 1 bunker, giết vài lính địch trước khi bị đẩy lui bởi đại liên. Sau khi lập chu vi phòng thủ, chúng tôi gọi máy bay, và sau 4 đợt xung phong, mới chiếm được vị trí này.
Khi tối đến, 1 toán tuần tiểu của đ.đ. của Shilston, chỉ huy bởi Jamieson đi điều tra tiếng động bên ngoài chu vi. Chỉ 30 m bên ngòai chu vi TĐ, họ gặp nhiều bunker và Jamieson bị bắn trúng bụng. Thiếu úy McClosey của đ.đ. 212 bò tới và kéo Jamieson bị thương nặng về phía sau. Shilston lập tức dẫn 1 toán phản ứng nhanh vào khu vực này và cùng với đ.đ. 213 lục soát. Jamieson với 1 cố vấn Mỹ và 6 lính Thượng tản thương trong đêm.
Sáng ngày kế, TĐ tiếp tục tiến để lục soát địch từ rìa của khu rừng (bush) bao quanh trại và rõ ràng rằng chống trả của địch đang sụp đổ (crump); nhưng sau 10 ngày gần như chiến đấu liên tục, sự căng thẳng xuất hiện ở lính Mike Force. Lính tráng mệt mỏi và trở nên miễn cưỡng hành động, ngày lúc càng dựa vào cố vấn Mỹ và Úc và một số lính Thượng còn tinh thần.
Hừng sáng ngày 13/4, các toán tuần được tung ra, nhưng lần này ko chạm súng. Nguy hiểm của Dak Seang đã qua và quân CSBV đã rút về vị trí cách đó 3.000 mét. Lính Mike Force bắt đầu truy đuổi nhưng trên máy có lịnh TĐ được thay thế và lúc 1445, trực thăng tới bên ngoài trại để bốc TĐ về Ben Het, ngày kế lên xe về Pleiku.
Tổng kết: hơn 100 lính MIKE Force chết và bị thương, nghĩa là hơn 1/3 quân số TĐ. 5 cố vấn Mỹ bị thương. Trong 10 cố vấn Úc, có John Petit chết, George Jamieson và Lachlan Scowcroft bị thương nặng và di tản về Úc. Peter Sander cũng được tản thương, nhưng sau thời gian dưỡng thương, đã trở lại đơn vị (đ.v.).
Nói thêm: Khoảng cùng lúc với Dak Seang bị bao vây, những kế hoạch được thực hiện để giải tán các đv Mike Force như 1 phần của chương trình VN hóa. Bắt đầu với việc cải tuyển các TĐ Mike Force thành các TĐ ĐPQ hay BĐQ. Theo 1 thông tin, "từ 15 cố vấn ở Pleiku, xuống còn 8 người tháng Năm, 5 người tháng Sáu và bốn người vào 1/7".
Chuyển ngữ dựa trên thông tin của Toán Huấn luyện của Lục quân Úc tại Việt Nam hay AATTV.
Dịch xong chỉ trong 1 ngày.
San Jose ngày 19/7/25, cập nhật ngày 20/7/25.
Tài Trần

No comments:

Post a Comment