460 LÍNH VNCH VÌ LỌT Ổ PHỤC KÍCH Ở PHÚ TÚC KHIẾN 4 CỐ VẤN MỸ TỬ TRẬN
LỜI NÓI ĐẦU: Trong bài Người Chết Dưới Chân Chúa trong quyển Dấu Binh Lửa của Phan nhật Nam, tác giả kể lại TĐ 7 Dù đã đi tiếp viện cho một đơn vị bạn ở Kiến Hòa vào cuối tháng 8/1964. Vào mạng tìm hiểu, tôi biết ngày 20/8, 1 đơn vị của sđ 7 và BĐQ, trong khi tái chiếm đồn Phú Túc trong tỉnh Kiến Hòa, đã lọt vào ổ phục kích. Chỉ trong hơn 1 giờ, 2 đơn vị bị thiệt hại nặng và 4 cố vấn của họ đều tử trận. Sau đây là phần chuyển ngữ.
...
"Cuộc đấu tranh quân sự-chính trị tiếp tục trong tháng 8/1964. Chương trình bình định tiến triển chậm chạp. Con số những ấp đã xây lên tới 155, các toán quân y dân sự vụ đã trị 20 ngàn dân thường, và sư đoàn (sđ) 7 bộ binh đã hoàn tất 18 chương trình dân sự vụ. Trên nền tảng này (backdrop), chiến tranh vẫn tiếp tục. Vào ngày 10/8, ĐT Huỳnh văn Tồn, TL của sđ 7, đã phản ứng trước tin một đại đội (đ.đ.) Quân Giải phóng Nhân Dân hay VC được phát hiện ở 15 km tây của Mỹ Tho bằng cách gửi 4 TĐ (1 Dù, 1 bộ binh, và 2 BĐQ) và một chi đoàn M-113, yểm trợ bởi một pháo đội 105 ly. Quân Dù và bộ binh tùng thiết tiến về phía nam từ QL-4 trong khi BĐQ tấn công từ đông sang tây từ 1 vị trí 5 km từ phía nam. Mọi đơn vị (đv) đều chạm địch, và không quân đã giết 42 địch. Quân nổi dậy di tản khoảng 70 thương binh. Quân ta có 16 chết và 41 bị thương.
Mười ngày sau đó, quân cách mạng đã giăng bẫy. Ngày 20/8/1964, chúng đã tràn ngập đồn Phú Túc, 10 km tây bắc của Bến Tre, tỉnh lỵ của Kiến Hòa. Chúng giết 7, làm bị thương 15, và bắt đi số còn lại trong số 36 lính canh giữ đồn.
Kế đó chúng đốt đồn này và tấn công 1 ấp gần đó. Những tấn công này nhằm xui khiến (goad) quân Nam VN gửi viện binh. Quân chính phủ (CP) mắc bẫy, khi gửi vài TĐ, trong lúc địch né tránh. Chúng đã chờ quân CP xuất phát từ Phú Túc tiến quân dọc theo 1 đường đầy cây cối, bằng cách tấn công đoàn quân khi họ sơ hở (is down). Bị lọt ổ phục kích là 360 lính gồm quân của TĐ 41 BĐQ và 3/12 của sư đoàn 7 bộ binh. Trận chiến kéo dài hơn 1 giờ với TĐ 514 VC liên tục tấn công họ bằng lưởi lê, kèm theo tiếng kèn thúc quân.
Có 4 người Mỹ dự trận này:
Thiếu úy James Coyle dù bị thương nặng, vẫn tiếp tục chiến đấu. Đại úy Bryan Stone dùng trung liên BAR, xem hình, bắn tứ hướng, trong lúc VC vây quanh ông. Thiếu úy William Ragin, nhặt 1 súng máy từ 1 xác chết và bắn ở cự ly gần trước 60 địch quân tiến về ông. Giây phút trước đó, ông tưởng chúng là quân bạn khi chúng mặc quân phục CP. Yểm trợ bởi trung sĩ nhất Tom Ward, Stone, Coyle, và Ragin đã bảo vệ việc rút lui của những lính Nam VN sống sót. Khi trận đánh đã tan, có 85 lính Nam VN tử trận, 60 bị thương, và mất 122 sún, và 91 mất tích. Tất cả 4 người Mỹ đều chết. Tướng Westmoreland dự tang lễ của họ, và Lục quân Mỹ truy tặng Anh dũng Bội tinh cho họ.
Trước thất bại chua cay này, trong đêm đó, các gunship Mỹ đã tấn công quân nổi dậy rút khỏi khu vực bằng thuyền trong khi viện quân đưa thêm vào trận địa. Quân đồng minh đã ko chạm địch vào ngày 21/8, nhưng đêm 21-22/8, các gunship xuất kích để tìm ghe thuyền địch. Vào sáng ngày 22/8, bảy TĐ, hai chi đoàn M-113, và giang thuyền đã bao vậy địch ở quận Hàm Long Kiến hòa. Dù lúc đầu ko chạm địch, nhưng ĐT Tồn đã dùng tàu chuyển quân và trực thăng Mỹ để tấn công kẻ thù đang lẩn trốn (elusive). Trong trận đánh sau đó (ensue), pháo của sư đoàn 7 bắn 3.22 viên, và không quân VN bay 10 phi xuất. Khi dứt tiếng súng, có 98 VC chết, 43 tên bị bắt và 37 súng bị tịch thu. Dân cho biết VC đã chôn 200 xác và mang đi 300 thương binh. Quân CP có 17 chết và 45 bị thương. Tuy nhiên, cố vấn trưởng của quân đoàn (QĐ) 4, ĐT Sammie Homan nghĩ rằng các TL của VN đang trở nên cẩn thận về cuộc phục kích ngày 20/8 tại Phú Túc và những cuộc phục kích gần đây.
Để phục hồi lòng tin của họ, ông cam kết sẽ dùng trực thăng Mỹ để hộ tống mọi chuyển quân trong tương lai.
Một ví dụ về lời hứa này đã xảy ra ngày 5/9/1964, khi năm trực thăng gunship UH-1B thuộc đại đội 120 Không vận đã yểm trợ một hành quân của sđ 7 ở Định Tường. Quân nổi dậy núp trong công sự đã bắn vào 3 chiếc gunship, khiến 1 chiếc phải về căn cứ. Các gunship đã bắn trả giết 60 tên và làm bị thương khoảng 40 tên. 34 tên khác đã đầu hàng.
Trước đó, lúc 0100 ngày 20/7/1964, VC đã tung một tấn công lớn bằng cách tập hợp 3 TĐ--261, 263, và 514--với 1 đại đội (đ.đ.) súng không giựt (SKZ), đại liên, cối, và đặc công cho mỗi TĐ, để tấn công quận lỵ Cái Bè ở phía tây tỉnh Định Tường.
Khoảng 300 lính, thuộc BCH của trung đoàn và lực lượng diện địa bảo vệ quận lỵ. Quân nổi dậy đã xâm nhập thị trấn và gây nhiều thiệt hại, đặc biệt trại gia binh của ĐPQ. Chúng giết 12 người lính và 40 thân nhân của họ. 40 người lính và 40 dân thường bị thương. Quân nổi dậy rút lui lúc 0500. Quân chính phủ (CP), trả đũa với 5 TĐ yểm trợ bởi thiết giáp để cầm chân địch tại bờ sông Cửu Long, 5 km tây của Cái Bè.
TĐ 8 Dù đã tái chiếm Cái Bè và tiếp tục tiến qua vườn mía và ruộng mía cho tới 1545 khi địch tấn công 2 đ.đ. của TĐ này. Đ.đ. đi đầu đã tiến thêm 90 m tới khi hỏa lực mạnh của địch chận đứng họ. Đ.đ. khác đã nao núng (falter) khi đ.đ. trưởng và âm thoại viên (ATV) tử thương. Gunship bắn 130 rocket vào 45 mét trước phòng tuyến bạn. Cuối cùng TĐ Dù rút lui lúc 1900.
Trong khi đó, lúc 1600, quân nổi dậy núp trong hầm hố dọc theo 1 rặng cây, đã cầm chân 1 đ.đ. của tđ 6 dù. Sau 1 vài trì hoãn, vị TĐ trưởng, theo lời khuyên của cố vấn, đã áp dụng chiến thuật gọng kềm (doubble envelope hay pincer), nhưng gọng kềm chỉ tác dụng vào mặt trước địch, thay vì hông địch. Lúc 1830, TĐ tấn công trực diện, hỗ trợ bởi 2 máy bay Mohawk và vài gunship. Bất hạnh thay, gunship bắn lầm TĐ 6 Dù, làm suy yếu (unnerve) TĐ này, khiến họ phải lập chu vi phòng thủ qua đêm. Sau khi trực thăng từ chối tản thương, một trực thăng đã tới tản thương 12 thương binh. Cố vấn trưởng của lữ đoàn Dù, đại tá (ĐT) John Hayes, bày tỏ thất vọng về sự nhút nhát (lack of aggressive) của TĐ Dù này. 13 lính Dù tử trận và 52 bị thương bị thương, và 1 người Mỹ thương. Địch chết 62 và 12 bị thương. Một cố vấn phỏng đoán có thể cả trăm thương vong của đối phương. Quân khu 2 của CS cho rằng trận Cái Bè khiến Nam VN sợ những tấn công vào các quận lỵ khác.
Hậu quả, bộ TL Mỹ tại VN hay MACV nhận xét rằng "QLVNCH phải chia quân để tăng cường cho các đồn bót, và tinh thần binh sĩ thờ ơ (apathetic) hơn trước.
Chuyển ngữ từ quyển: Advice and Support: The Middle Years, January 1964-June 1965 từ trang 327 đến 330.
No comments:
Post a Comment