HẾT ĐẠN VÀ NƯỚC UỐNG, SAU KHI BỊ BAO VÂY HAI NGÀY, TĐ 21 BĐQ PHẢI ÂM THẦM RÚT LUI
Lời nói đầu: Trong bài Trận Plei Me 1965, thiếu úy Trần quốc Cảnh đã viết: "...Vào tháng 3/1965 Trung Đoàn 42 Bộ Binh biệt lập dưới sự chỉ huy của Trung tá Lại Văn Chu, trách nhiệm vùng Kontum, gồm ngã ba biên giới Việt, Miên, Lào với Tân Cảnh, Dak To, Dak Sut, đã phát giác các lực lượng CSBV xâm nhập của địch. TĐ 21/BĐQ được tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB/Biệt lập, đã giao tranh ác liệt với một Trung Đoàn CSBV trong 2 ngày, 2 đêm trong rừng núi, không được tiếp viện, tải thương, tiếp tế đạn dược, đồ ăn, nước uống, vì núi non chập chùng, rừng rậm nguyên sinh, ban ngày chỉ thấy ánh mặt trời le lói qua tàn lá cây. Cuối cùng TĐ 21/BĐQ phải rút lui trong đêm tối, bỏ lại các đồng đội đã tử thương và cả bị thương nặng không thể đi được, vì không thể khiêng, vác theo trong đêm tối mịt mùng. Quân ta chỉ bám lưng nhau lên núi xuống đèo mà đi cho khỏi lạc và chung quanh lại bị địch quân bao vây, xả súng bắn tới tấp khi nghe tiếng di chuyển của quân ta. Người bạn thân của chúng tôi, Thiếu úy Hoàng Văn Chu đã tham dự trận chiến đầu tiên trong đời binh nghiệp, và cũng là trận cuối cùng của anh. Xác anh đã được bọc bằng chiếc áo mưa poncho, thay cho da ngựa, “phút chốc anh đã trở thành người thiên cổ…”.
Tình báo của ta được báo đó là Trung đoàn 101 CSBV, chỉ huy bởi một Trung đoàn trưởng, đã 15 năm chỉ huy Trung đoàn và đã tham dự trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954. Sau đó được biết là Thượng tá Nguyễn hữu An, Tư lệnh phó B3 của Tướng Chu Huy Mân, và là Trung đoàn trưởng dưới quyền Tướng Mân trong trận ĐBP, đã chiếm Bộ chỉ huy của Tướng Pháp De Castries trên cứ điểm Eliane 1.
Điểm đặc biệt được khám phá trong trận chiến này là vũ khí của địch được trang bị tối tân, gồm đại liên có bánh xe kéo tay, thượng liên gắn đạn nồi, AK–47 tự động, và CKC (súng trường báng đỏ) có gắn lưỡi lê gấp, dính liền với súng, và súng hỏa tiễn chống chiến xa B–40. Còn vũ khí trang bị của ta toàn là vũ khí cũ của thời Đệ Nhị Thế Chiến, như Đại liên 30, Trung liên Bar, Thompson, Carbin M1, Garant M1 bán tự động (bắn phát một) súng phóng lựu mới M–79. Súng AR–15 (tiền thân của M–16), trước đó được trang bị để trắc nghiệm, sau đó đã bị thu hồi lại. Hết trích.
Để tìm hiểu thêm về trận này, tôi đặt câu hỏi như 'ARVN 21th ranger battalion in march 1965" thì có thông tin trên quân sử Mỹ về trận đánh này. Sau đây là phần chuyển ngữ.
"Trận đánh lớn xảy vào cuối tháng 3/1965 đã ko xảy ra ở QL-1 hay QL-19 hay vùng bình nguyên nhưng tại 1 thung lũng xa xôi 60 km bắc thị xã Kontum, nơi mà Bắc quân lập 1 căn cứ dọc biên giới Lào. Thông tin từ 1 cán binh csbv đào ngũ đã dẫn đến 1 cuộc HQ tìm và diệt. Ngày 26/3/1965, TĐ 21 BĐQ, đã đụng 1 lực lượng trang bị mạnh mẻ trên 1 ngọn đồi phía đông của QL-14, 10 km nam Dak Sut. Dù xung phong hai lần, thiếu úy Võ Vàng, (sau 75 bị giết ở trại tù do vì bị kết tội "nợ máu với nhân dân", được kể trong bài Trung tá Võ Vàng - Xin 1 lần Được Nhắc Tên -- ND) chỉ huy đ.đ. tiến lên đồi để tấn công 1 ổ súng máy đang cầm chân cả TĐ, nhưng đều bị đẩy lui (rebuff). Ông chỉ thành công vào lần thứ 3. "Phải thực sự can đảm mới tấn công ổ súng này ba lần, nhờ tài lãnh đạo của Vàng mới làm điều này", 1 cố vấn nói.
Bất hạnh thay, can đảm của ông đã ko thể ngăn trung đoàn 101 CSBV bao vây TĐ BĐQ này. Hai TĐ của trung đoàn 42 thuộc sđ 22 chỉ cách họ 700 mét, nhưng do địa thế hiểm trở và hỏa lực mạnh của đối phương khiến họ tới gần lực lượng bạn.
Thiếu bãi đáp thích hợp khiến trực thăng ko thể bốc họ được, và 1 trực thăng Mỹ đã rơi khi định bốc họ.
Rừng rậm nhiều tán lá cũng gây trở ngại cho yểm trợ của phi pháo.
Sau khi bị vây 2 ngày, quân BĐQ, vừa hết đạn vừa hết nước, phải thoát khỏi trận địa vào đêm tối bằng cách bò theo hàng một xuyên rừng trong vài giờ. Vì một cố vấn bị thương nặng khiến ông ko di chuyển kịp đoàn quân, bảy cố vấn của TĐ cũng như của chiếc trực thăng rơi đã thay nhau khiêng ông này ở cuối đoàn quân.
Khi kẻ thù phát hiện sự rút lui này, tám cố vấn buộc phải tìm cách trốn thoát và tách khỏi BĐQ.
May mắn cho họ, họ được cứu bởi 2 trực thăng ngày 31.3.65. Phe BĐQ có 24 chết, 47 bị thương, 7 mất tích, mất 18 súng cá nhân và 1 cối. Hai người Mỹ bị thương. Đối phương có 82 chết và 3 súng bị tịch thu. Điều quan trọng hơn không phải là tổn thất này hay tinh thần chiến đấu của BĐ mà là MACV đã có bằng chứng (mà họ cần xác nhận) sự có mặt của 1 đv lớn của quân csbv tại nam vn. Trung đoàn 101 ko phải là một tập hợp không chuẩn bị (ad hoc) của những lính "tình nguyện" Bắc Việt. Mà đó là một đv cơ hữu hoàn chỉnh (full-fledged) của quân csbv. (Cuối năm 1965 và đầu năm 1965, sđ 9 đã mở chiến dịch Bình Giả. Đây là 1 sđ tân lập, tập hợp quân VC địa phương nhưng cấp chỉ huy từ miền bắc đưa vào. Riêng trung đoàn 101 này hoàn toàn là quân csbv, mới xâm nhập vào miền nam, nên gây lo ngại cho liên quân Mỹ Việt -- ND). Ban lãnh đạo của Mỹ giờ đây ko có chọn lựa nào ngoài việc đối diện với thực tế này khi bắc vn, đã thông qua các nghị quyết vào năm 1964 khi thay đổi đáng kể bản chất của cuộc chiến này.
(Nói thêm: Theo bài viết "60 phút chiến đấu đẫm máu tại Nam VN: Phục kích tại Phú Túc" của Richard Fournier, tác giả đã nhắc tới nghị quyết này:
"Ba tháng trước đây (bài báo đăng vào đầu tháng 8/1964), một thăm dò của Gallup cho biết gần 2/3 công luận Mỹ đang "để ý rất ít hay ko để ý" với cuộc chiến diễn ra giữa Bắc và Nam VN. Sau tất cả, khi vào đầu năm 1964, TT Lyndon Johnson tuyên bố: "Quân nhân Mỹ tại nam VN có thể dần dần (progressively) về nước" trong khi miền Nam đối phó với "cuộc xâm lăng khủng bố gây ra những kẻ nổi dậy CS từ miền Bắc."
Johnson hình như ko biết rằng Hà Nội đã hoàn toàn cam kết sẽ tiêu diệt (annihilation) dần dần QLVNCH. "Nghị quyết 9 (được công bố bởi Đảng Lao động của CSVN vào đầu năm 1964) đã trở thành một lời tuyên chiến với chế độ SG, và kể cả nước Mỹ, theo Pierre Asselin, tác giả của Con Đường của Hà Nội tới Chiến tranh VN, 1954-1965.
Thật vậy, vào cuối 1964, 17 ngàn cán bộ của quân đội CSBV đã hoạt động tại "Khu B", chỉ miền Nam. Họ đã truyền đạt vào hàng ngũ của VC, quân số lên tới 51.300 người gồm chính quy và lực lượng địa phương, một tinh thần xông xáo/năng động ngày càng lớn hơn. Chiến đấu chống họ (pitted against them) là 23.310 phi công và cố vấn Mỹ ở mặt đất. Trong khi LLĐB hay Mũ Xanh nổi tiếng từ lâu, các cố vấn của BTL Yểm trợ Quân sự tại VN, viết tắt là MACV, ít ai biết tới.
Dù vậy, các sĩ quan cố vấn và hạ sĩ quan của MACV, thường lãnh đủ (bear the brunt) các tấn công của VC khi họ cố vấn các đv QLVNCH tại chiến trường. Đúng như vậy, ko phải là lính LLĐB, nhưng chính họ đã chịu 1 thiệt hại nặng trong 1 trận đánh đơn lẽ trong thời gian người Mỹ còn làm cố vấn tại VN. (Tác giả Fournier muốn nói về trận Phú Túc, quận Hàm Long tỉnh Kiến Hòa, xảy ra ngày 20/8/64, khi chỉ trong hơn 1 giờ có bốn người Mỹ tử trận-- họ là cố vấn của TĐ 41 BĐQ (quân số tham chiến 110) và 1 TĐ của sđ 7 (quân số 250), phe VNCH có 81 chết, 64 bị thương và 61 mất tích. Theo 1 thông tin, địch khoảng 800 người. Để tiếp viện, TĐ 7 Dù của ông Phan Nhật Nam đã tham dự và được ông kể lại trong bài Người Chết Dưới Chân Chúa của sách Dấu Binh Lửa. Trong khi đó, mãi đến cuối năm 1965, các đv Mỹ, đặc biệt là sđ 1 bộ binh, 1 trong 2 sđ đến VN đầu tiên, đặt căn cứ tại Lai Khê Bình Dương, đã bắt đầu tham chiến như HQ Bushmaster I, xảy ra trước khi trung đoàn 7 bị tàn sát -- ND).
"